DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TRONG THÁNG:
A. THỊ TRƯỜNG CAO SU:
Biểu đồ cao su RSS3 kỳ hạn ( usd/ tấn) trên sàn giao dịch Tocom trong tháng 02/2017:
Biểu đồ cao su SMRL và SMR10 ( usd/ 100kg) trên sàn giao dịch Malaysia trong tháng 02/2017:
* Thế Giới:
Giá cao su trên thị trường thế giới tiếp tục giữ được mức giá tốt của tháng 1/2017 và tăng cho đến giữa tháng 2 thì có dấu hiệu giảm dần do hoạt động bán chốt lời cũng như lo ngại của các nhà đầu tư về việc Thái Lan sắp mở bán 98.000 tấn cao su trong kho dự trữ quốc gia và dự kiến bán thêm 125.000 tấn trong Quý I/2017. Giá giảm còn do áp lực đi xuống của giá cao su tương lai tại thị trường Thượng Hải và đồng Yên tăng giá so với USD dẫn đến làn sóng bán ra trên sàn TOCOM. Bên cạnh đó, các nhà phân tích tại Nhật Bản cho biết lượng cao su tồn kho cũng đang tăng lên tại Thượng Hải lẫn Thanh Đảo.
Giá cao su tính trung bình cả tháng 01/2017 trên thị trường Malaysia tăng 10% đối với SMRL và tăng 7% loại RSS3 trên thị trường Tocom so với tháng trước.
Những thông tin nổi bật trong tháng:
Các nhà đầu tư cho biết Trung Quốc là nguyên nhân chính đẩy nhu cầu cao su toàn cầu tăng do kỳ vọng ngành ô tô Trung Quốc lấy lại tốc độ tăng trưởng như trước đây, cùng với dự đoán những chính sách kích thích của tân Tổng thống M Donald Trump sẽ thúc đẩy kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng nhanh hơn.
Ngày 08/02/2017, đồng USD trên thị trường quốc tế tăng mạnh ngay sau khi quan chức Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) Patrick Harker cho rằng một quyết định tăng lãi suất sẽ được đưa ra trong cuộc họp Ủy ban thị trường mở của Fed trong tháng 3/2017. Fed vẫn sẽ thận trọng và theo sát sức khỏe nền kinh tế Hoa Kỳ để đưa ra các chính sách tiền tệ phù hợp, độc lập hoàn toàn so với chính quyền Tổng thống Donald Trump. Đến phiên ngày 10/02, đồng USD đã tăng hơn 1% so với Yên lên 113,59 JPY/USD.
Theo Bộ Thương mại Thái Lan, Chính phủ nước này vừa phê chuẩn các gói hỗ trợ nông dân trong những vùng gặp lũ, với tổng trị giá 35,43 tỷ Baht (1 tỷ USD). Những đợt mưa lớn bắt đầu từ tháng 12/2016 đã gây ra lũ lụt khắp miền Nam Thái Lan khiến sản lượng cao su trong năm 2017 giảm 7,6%.
Các nhà xuất khẩu cao su Thái Lan khẳng định có đủ cao su dự trữ để đảm bảo không xảy ra gián đoạn trong các đơn hàng đã lên lịch xuất khẩu, bất kể những trận lũ lớn diễn ra tại các vùng sản xuất chính của nước này.
* Trong nước:
Theo Trung tâm Tin học và Thống kê (CIS), ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 2 năm 2017 đạt 99 nghìn tấn với giá trị đạt 211 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cao su hai tháng đầu năm ước đạt 193 nghìn tấn và 392 triệu USD, tăng 25,4% về khối lượng và tăng gấp 2,4 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá cao su xuất khẩu bình quân tháng 1 năm 2017 đạt 1.922 USD/tấn, tăng 70,6% so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc, Malaysia và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong tháng 1 năm 2017, chiếm thị phần lần lượt 70%, 4,2% và 4,1% thị phần. Giá trị xuất khẩu cao su sang 3 thị trường này tăng lần lượt là: gấp 2,3 lần, 39% và 77,5% so với cùng kỳ năm 2016.
Phòng KDXNK công ty
DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TRONG THÁNG:
A. THỊ TRƯỜNG CAO SU:
Biểu đồ cao su RSS3 kỳ hạn ( usd/ tấn) trên sàn giao dịch Tocom trong tháng 01/2017:
Biểu đồ cao su SMRL và SMR10 ( usd/ 100kg) trên sàn giao dịch Malaysia trong tháng 01/2017:
*Thế Giới:
Tháng 1/2017, giá cao su trên thị trường thế giới tăng ngoạn mục đặc biệt là những ngày cuối tháng do lo ngại nguồn cung bị ảnh hưởng bởi lũ lụt tại Thái Lan. Giá cao su tính trung bình cả tháng 01/2017 trên thị trường Malaysia tăng 12% đối với SMRL và tăng 22% loại RSS3 trên thị trường Tocom so với tháng trước.
Những thông tin nổi bật trong tháng:
Theo Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), sản lượng cao su thiên nhiên thế giới dự kiến sẽ giảm 0,8% trong quý I/2017 do lũ lụt làm gián đoạn hoạt động thu hoạch mủ cao su tại Thái Lan. Tuy nhiên, tổng sản lượng của các nước thành viên ANRPC trong năm 2017 có thể tăng 4% lên 11,2 triệu tấn, sau khi chững lại trong ba năm gần đây. ANRPC cũng cho biết sản lượng cao su thiên nhiên của Thái Lan trong năm 2017 sẽ giảm xuống còn 4,381 triệu tấn so với 4,741 triệu tấn trong năm trước do tình trạng mưa bão.
Trong phiên ngày 17/01/2017, đồng USD đã giảm xuống đáy 4 tuần so với rổ 10 loại tiền tệ sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump cho rằng đồng USD đã tăng giá “quá mạnh” làm giảm khả năng cạnh tranh của các công ty Hoa Kỳ, trong khi Trung Quốc tiếp tục hạ giá đồng Nhân dân tệ. Kết thúc phiên, đồng đã USD giảm xuống 113 JPY/USD, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2016.
Ngày 19/01/2017, Cơ quan Quản lý ngành cao su Thái Lan (RAOT) cho biết Chính phủ sẽ bán 98 ngàn tấn cao su từ kho dự trữ quốc gia trong đợt đấu giá đầu tiên năm 2017, trong bối cảnh miền Nam Thái Lan – vùng trồng cao su chính của cả nước này – đã trải qua đợt lũ lụt bất ngờ vào đầu tháng 01, làm ảnh hưởng đến nguồn cung cao su thiên nhiên. Theo đại diện RAOT, ước tính giá trị của lượng cao su dự trữ bán ra trong đợt này sẽ đạt hơn 6,64 tỷ Baht (187,57 triệu USD).
Báo cáo hàng tuần của công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes cho hay số giàn khoan đang hoạt động tại nước Mỹ trong tuần trước đã leo lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2015, do giá dầu ổn định ở mức trên 50 USD/thùng khuyến khích các nhà sản xuất đẩy mạnh khai thác. Thông tin này "dội một gáo nước lạnh" vào nỗ lực hạn chế nguồn cung dầu của các nước trong và ngoài OPEC.
Kết thúc phiên ngày 31/1/2017, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 3/2017 giảm 54 xu, xuống 52,63 USD/thùng. Trong khi tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn hạ 29 xu Mỹ, xuống còn 55,23 USD/thùng.
*Trong nước:
Tháng 1/2017, khối lượng xuất khẩu cao su của nước ta đạt 102 nghìn tấn với giá trị đạt 193 triệu USD, tăng 10,5% về khối lượng và tăng 84,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Giá cao su xuất khẩu năm 2016 đạt 1.333 USD/tấn, giảm 1% so với năm 2015. Trung Quốc và Malaysia là 2 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong năm 2016, chiếm lần lượt 59,5% và 7,7% thị phần. Năm 2016, giá trị xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc tăng 30%, thị trường Malaysia giảm 42,5% so với năm 2015.
Phòng KDXNK Công ty
Giá cao su thiên nhiên trong tuần từ ngày 24/10 đến 28/10/2016
Trong tuần từ ngày 24/10 đến 28/10/2016, giá cao su thiên nhiên tại các sàn giao dịch TOCOM, SICOM và MRE đều tăng nhẹ so với cuối tuần trước. Kết thúc tuần, ngày 28/10, giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Tokyo – Nhật Bản (TOCOM) giao tháng 3/2017 là 1.736 USD/tấn, tăng 3,7% so với cuối tuần trước; giá cao su TSR 20 kỳ hạn tháng 11/2016 trên sàn SICOM (Singapore) là 1.491 USD/tấn (+2,5%); giá SMR 20 của Malaysia xuất khẩu do Tổng cục Cao su Malaysia (MRB) chào bán ở mức 1.504 USD/tấn (+4,7%); giá SVR 3L xuất khẩu chào bán của Việt Nam ở mức 1.615 USD/tấn, giảm 2,4% so với tuần trước.