HomeTIN TỨCTHỊ TRƯỜNG
Datetime: 14 05 2018

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI TUẦN QUA:

  • Trong tuần từ ngày 07/05 đến 11/05/2018, giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Tokyo – Nhật Bản (TOCOM) giao tháng 10/2018 là 1770/tấn, tăng 1,1% so với cuối tuần trước; giá cao su TSR 20 kỳ hạn tháng 06/2018 trên sàn SICOM (Singapore) là 1.422 USD/tấn; giá cao su xuất khẩu SMR 20 của Malaysia do Tổng cục Cao su Malaysia (MRB) công bố ở mức 1.439 USD/tấn; giá SVR 3L xuất khẩu chào bán của Việt Nam ở mức 1.525 USD/tấn, không đổi so với cuối tuần trước.

  • Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/05/2018,giá dầu thô WTI tại thị trường New York giảm 66 US cent xuống 70,70 USD/thùng. Giá Dầu Brent giảm 35 US cent xuống 77,12 USD/thùng

Bảng giá cao su kỳ hạn trên sàn Tocom trong vài ngày gần nhất:

 Biểu đồ & bảng giá cao su giao dịch trên sàn Malaysia trong tuần 

 

TIN TỨC LIÊN QUAN ĐẾN THỊ TRƯỜNG CAO SU TRONG TUẦN

  • Giá dầu thô sụt giảm vào lúc đóng cửa phiên cuối tuần mặc dù tăng vào đầu phiên bởi vẫn có khả năng Mỹ và các đồng minh sẽ duy trì thỏa thuận với Iran – điều có thể giúp duy trì xuất khẩu dầu thô của Iran trên thị trường thế giới.

  • Thông tin các nhà sản xuất dầu Mỹ vừa bổ sung 10 giếng khoan trong tuần qua cho thấy nguồn cung trên toàn cầu có thể sẽ còn tăng thêm nữa. Nằm ngoài OPEC, sản lượng dầu thô của Mỹ tuần qua đã đạt kỷ lục cao mới, 10,7 triệu thùng/ngày, tăng 27% so với thời điểm giữa năm 2016. Nguồn cung dầu từ Mỹ dự báo tăng, ảnh hưởng khả năng dầu tăng giá trong tương lai.

  • Các giếng dầu ở Biển Bắc kết nối với đường ống dẫn dầu Brent dừng khai thác đã khiến sản lượng dầu thô giảm, thúc đẩy giá dầu. OPEC cùng các nước đồng minh cũng giảm sản lượng. Theo một khảo sát của Reuters, OPEC trong tháng 4 sản xuất khoảng 32 triệu thùng/ngày, thấp hơn mức mục tiêu là 32,5 triệu thùng/ngày.

  • ­Cục thống kê Nhà nước Trung Quốc và Hội liên hiệp Logistics và Mua sắm Trung Quốc ngày 30/4/2018 cùng công bố chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành chế tạo Trung Quốc trong tháng 4 cho thấy, chỉ số PMI ngành chế tạo của Trung Quốc trong tháng 4 là 15 51,4%, có phần giảm so với tháng trước, nhưng vẫn cao hơn điểm chuyển tiếp, nằm trong khu vực cải thiện.

  • Chỉ số PMI ngành chế tạo là một trong những chỉ số hàng đầu dùng để theo dõi xu hướng kinh tế vĩ mô thông dụng trên thế giới, với 50% là điểm chuyển tiếp, khi cao hơn 50% phản ánh sự cải thiện của nền kinh tế ngành chế tạo, khi thấp hơn 50% phản ánh sự sụt giảm của nền kinh tế ngành chế tạo. Con số công bố mới nhất của Cục Thống kê Nhà nước Trung Quốc cho thấy, chỉ số ngành chế tạo Trung Quốc PMI trong tháng 4 là 51,4%, thấp hơn 0,1% so với tháng trước, nhưng vẫn cao hơn mức trung bình 0,4% của quý I và 0,2% của cùng kỳ năm trước.

  • Thống kê viên cao cấp Trung tâm Điều tra ngành dịch vụ Cục Thống kê Nhà nước TrungQuốc Triệu Khánh Hà chỉ ra, con số cho thấy, ngành chế tạo Trung Quốc đã tiếp tục duy trì xu hướng tăng trưởng vững chắc. Tháng 4, sản xuất ngành chế tạo Trung Quốc mở rộng ổn định, nhu cầu nhìn chung ổn định; ngành chế tạo công nghệ cao tiếp tục dẫn đầu, phát triển chất lượng cao thúc đẩy vững chắc; xuất nhập khẩu tiếp tục duy trì tăng trưởng, mức tăng có phần chậm lại; doanh nghiệp cỡ lớn vận hành ổn định, mức độ cải thiện của doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao.

  • Giá xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 4/2018 đạt bình quân 1.433 USD/tấn, giảm 4,2% so với tháng 3/2018 và giảm 23,9% so với cùng kỳ năm 2017. Nhìn chung, tháng 4/2018, lượng cao su xuất khẩu sang hầu hết các thị trường lớn đều tăng mạnh, trừ xuất khẩu sang Đức giảm 5,8%, Hàn Quốc giảm 61,6%.

  • Trên thị trường thế giới, từ đầu tháng 5/2018 đến nay, thị trường cao su Châu Á duy trì đà tăng là chủ yếu, nhiều phiên đạt mức cao nhất trong 1 tháng rưỡi, chủ yếu do tác động giá dầu tăng.

  • Theo ANRPC, sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu dự kiến sẽ đạt 14.000 triệu tấn trong năm 2018, tăng 7,2% so với năm 2017, tăng 1,54% so với mức dự báo trước. 3 tháng đầu năm 2018, sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu đạt 3.152 triệu tấn, tăng 3,3%, trong khi nhu cầu tiêu thụ đạt 3.361 triệu tấn, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2017.

  • So với đồng Yên, đồng USD giao dịch ở mức 109.36 Yên ngày 11/05/2018, giảm 0,4% so với cuối tuần trước.

  • Trên Sàn Giao dịch Tương lai Thượng Hải (Shanghai Futures Exchange – SHFE), tuần từ ngày 07/5 – 11/5/2018, tồn kho cao su thiên nhiên dựa theo chứng từ đạt 431.990 tấn, tăng 3.290 tấn so với tuần trước; số liệu tồn kho theo hợp đồng tương lai đạt 457.694 tấn, tăng 5846 tấn.

  • Theo Báo cáo hàng tuần về tình hình thị trường cao su Trung Quốc (Chinese Rubber Market Intelligence: CRMI), tồn kho cao su thiên nhiên tại Khu Thương mại tự do Thanh Đảo ngày 30/04/2017 đạt 73.700 tấn, giảm 17.000 tấn (-18,74%) so với ngày 15/04; tồn kho cao su hỗn hợp đạt 3.700 tấn; cao su tổng hợp đạt 106.000 tấn, giảm 4.500 tấn (-4,07%).

NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CAO SU THIÊN NHIÊN:

  • Trong báo cáo cập nhật vào tháng 4 mới đây MRB dự báo trong ngắn hạn giá cao su sẽ chịu ảnh hưởng bởi sự bất ổn từ nhiều yếu tố ngoài cung cầu như vấn đề đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, giá dầu thô thế giới cùng diễn biến tại các thị trường giao dịch cao su tương lai trong khu vực. MRB cũng kỳ vọng rằng giá cao su sẽ duy trì ổn định ở vùng giá hiện tại dựa trên tình hình cung cầu và lượng cao su dự trữ.

Báo cáo này có sử dụng tin tức từ các nguồn: http://www.vra.com.vn/, http://www.tocom.or.jp/, http://www3.lgm.gov.my/, http://www.sgx.com/; http://vneconomy.vn/, http://cafef.vn ...

 Buôn Ma Thuột, ngày 14 tháng 05 năm 2018

PHÒNG KD.XNK

 

Datetime: 07 05 2018

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI TUẦN QUA:

  • Trong tuần từ ngày 30/04 đến 04/05/2018, giá cao su thiên nhiên tại các sàn giao dịch TOCOM, SICOM và MRE tăng so với cuối tuần trước. Kết thúc phiên ngày 02/05, giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Tokyo – Nhật Bản (TOCOM) giao tháng 10/2018 là 1750/tấn, tăng 2,6% so với cuối tuần trước; giá cao su TSR 20 kỳ hạn tháng 06/2018 trên sàn SICOM (Singapore) là 1.424 USD/tấn (+1,9%); giá cao su xuất khẩu SMR 20 của Malaysia do Tổng cục Cao su Malaysia (MRB) công bố ở mức 1.439 USD/tấn (+3,6%); giá SVR 3L xuất khẩu chào bán của Việt Nam ở mức 1.525 USD/tấn, không đổi so với cuối tuần trước.

  • Kết thúc phiên giao dịch ngày 04/05/2018,giá dầu thô WTI tại thị trường New York tăng 1,29 USD/thùng, tương đương tăng 1,9%, chốt ở 69,72 USD/thùng. Giá dầu Brent chốt phiên ở 74,9 USD/thùng, tăng 1,28 USD/thùng, tương đương tăng 1,7%.

Bảng giá cao su kỳ hạn trên sàn Tocom trong vài ngày gần nhất:

 

Biểu đồ & bảng giá cao su giao dịch trên sàn Malaysia trong tuần

 

 TIN TỨC LIÊN QUAN ĐẾN THỊ TRƯỜNG CAO SU TRONG TUẦN

  • Ngân hàng ANZ dự báo giá dầu Brent có thể đạt mức 80 USD/thùng trong thời gian từ nay đến cuối năm, cho rằng đợt tăng giá gần đây của "vàng đen" là do căng thẳng địa chính trị gia tăng và nguồn cung dầu toàn cầu thắt chặt hơn.

  • Giới đầu tư lo ngại rằng Mỹ có thể tái áp lệnh trừng phạt đối với Iran, khiến nguồn cung dầu từ nước này sụt giảm. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố rằng các nước đồng minh châu Âu phải điều chỉnh những "sai lầm tồi tệ" trong thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 trước ngày 12/5, nếu không ông sẽ rút Mỹ khỏi thỏa thuận và áp trừng phạt trở lại đối với Tehran. Khi đó, mức xuất khẩu dầu của nước này có thể giảm mạnh trở lại, khiến nguồn cung dầu toàn cầu bị thắt chặt.

  • Trong khi nỗi lo về Iran đẩy giá dầu lên, đà tăng bị hạn chế bởi nguồn cung dầu gia tăng ở Mỹ. Số liệu do công ty dịch vụ mỏ dầu Baker Hughes công bố cho thấy số giàn khoan dầu hoạt động ở Mỹ trong tuần qua đã tăng tuần thứ 5 liên tiếp. Với 9 giàn khoan nữa đi vào hoạt động trong tuần, tổng số giàn khoan dầu đang làm việc ở Mỹ đã lên con số 834 giàn.

­­­­­­

  • Theo ước tính, xuất khẩu cao su của Việt Nam tháng 4/2018 ước đạt 70 nghìn tấn, trị giá 100 triệu USD, giảm 8% về lượng và giảm 12,2% về trị giá so với tháng 3/2018, nhưng tăng 35,5% về lượng và tăng 2,8% về trị giá so với tháng 4/2017. Tính đến hết tháng 4/2018, xuất khẩu cao su của Việt Nam ước đạt 331 nghìn tấn, trị giá 486 triệu USD, tăng 10% về lượng, nhưng giảm gần 20% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

  • Trong 3 tháng đầu năm 2018, giá xuất khẩu cao su các loại giảm từ 25% - 30% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, cao su RSS 3 có giá xuất khẩu bình quân giảm mạnh nhất, giảm 29,7%, giá cao su tổng hợp giảm 22,4%, SVR 3L giảm 27,6%, SVR 10 giảm 26,9%, SVR CV50 giảm 28,2%...

  • Không giống nhiều mặt hàng đã tăng giá trong thời gian gần đây, giá cao su tự nhiên của Ấn Độ RSS - 4  vẫn đang trong đà lao dốc, trong khi nhu cầu nội địa tăng mạnh và doanh số bán ô tô tăng 11,28% trong giai đoạn tháng 4 - tháng 12 / 2017, và đã tiếp tục tăng kể từ thời điểm đó. Lý do duy nhất khiến giá cao su nội địa Ấn Độ tụt dốc có thể là vì sự suy yếu của giá cao su quốc tế trong một năm qua.

  • Nhập khẩu vào Ấn Độ giảm vì những hạn chế nhất định áp lên cao su thiên nhiên nhập khẩu từ đầu năm 2016 trở đi. Theo đó, buộc cao su thiên nhiên chỉ được nhập khẩu thông qua hai cảng là Chennai và Jawaharlal Nehru Port Trust. Ngoài ra, với mức thuế nhập khẩu 25% đối với cao su thiên nhiên, sự khác biệt giữa giá trong nước và quốc tế không đủ lớn để khiến hàng nhập khẩu trở nên hấp dẫn hơn. Với mức chênh lệch về giá trong khoảng 4 - 20%, nó thậm chí còn làm cho việc nhập khẩu tốn kém hơn.

  • Theo ông Khaing Myint, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất và trồng cao su Myanmar, xuất khẩu cao su quốc gia đã tăng khoảng 50.000 tấn trong hai năm tài chính liên tiếp khi nước này tăng sản lượng cao su và có thể kiểm soát hoạt động xuất khẩu cao su bất hợp pháp. Theo Bộ Thương mại Myanmar, tính đến ngày 2/3 của năm tài chính 2017 - 2018, quốc gia này thu về 179 triệu USD từ xuất khẩu 136.000 tấn cao su.

  • Theo báo cáo triển vọng mới nhất của International Rubber Study Group (IRSG) tháng 12/2017, nhu cầu cao su tự nhiên toàn cầu năm 2018 dự báo tăng 2,4% so với năm 2017 lên 13,34 triệu tấn, tương đương mức tăng trong năm 2017.

  • Tỷ giá đồng USD so với một rổ gồm các đồng tiền chủ chốt khác đã đạt mức cao nhất từ đầu năm đến nay trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, bất chấp số liệu việc làm tháng 4 kém khả quan hơn dự kiến. Đồng USD tăng giá mạnh thời gian gần đây khi giới đầu tư tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong khi các ngân hàng trung ương khác, gồm Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), sẽ hành động chậm hơn. Đến thời điểm hiện tại, đồng USD đã hồi phục hoàn toàn phần mất mát trong đợt giảm giá hồi đầu năm.

  • So với đồng Yên, đồng USD giao dịch ở mức 109.79 Yên ngày 04/05/2018, tăng 0,5% so với cuối tuần trước.

  • Trên Sàn Giao dịch Tương lai Thượng Hải (Shanghai Futures Exchange – SHFE), tuần từ ngày 30/4 – 04/5/2018, tồn kho cao su thiên nhiên dựa theo chứng từ đạt 429.060 tấn, tăng 1.350 tấn so với tuần trước; số liệu tồn kho theo hợp đồng tương lai đạt 451.848 tấn, tăng 5268 tấn.

NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CAO SU THIÊN NHIÊN:

  • Do giá cao su tự nhiên quốc tế vẫn ở mức thấp do dư cung, các nước sản xuất cao su tự nhiên lớn như Thái Lan đang triển khai các chính sách nhằm giảm nguồn cung trên thị trường quốc tế và đẩy giá tăng. Theo các báo cáo trên các phương tiện truyền thông, Thái Lan có kế hoạch giảm nguồn cung cao su tự nhiên hàng năm tới 1 triệu tấn, xuống chỉ còn 3,3 triệu tấn trước năm 2019. Bên cạnh đó, Thái Lan, Indonesia, và Malaysia – 3 nước sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, đã đồng thuận giảm xuất khẩu trong quý 1/218 và đồng thuận này có thể lặp lại trong những quý tới nếu giá không tăng như dự kiến. Những động thái này được kỳ vọng sẽ giúp giá cao su tự nhiên tăng trong những tháng sắp tới.

  • Đồng thời, nhu cầu cao su tự nhiên từ nước tiêu dùng lớn nhất thế giới, Trung Quốc, có thể giảm. Hàng loạt chính sách thuế mà Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc, bao gồm lốp xe, có thể khiến sản xuất lốp xe tại Trung Quốc giảm theo. Do đó, ngay cả khi giá cao su tự nhiên tăng nhờ giảm nguồn cung, giá có thể cũng sẽ không tăng mạnh.

Báo cáo này có sử dụng tin tức từ các nguồn: http://www.vra.com.vn/, http://www.tocom.or.jp/, http://www3.lgm.gov.my/, http://www.sgx.com/; http://vneconomy.vn/, http://cafef.vn ...

 Buôn Ma Thuột, ngày 07 tháng 05 năm 2018

PHÒNG KD.XNK

 

Datetime: 01 05 2018

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI TUẦN QUA:

  • Trong tuần từ ngày 23/04 đến 27/04/2018, giá cao su thiên nhiên tại các sàn giao dịch TOCOM, SICOM và MRE giảm so với cuối tuần trước. Kết thúc phiên ngày 27/04, giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Tokyo – Nhật Bản (TOCOM) giao tháng 9/2018 là 1700/tấn, giảm 2,1% so với cuối tuần trước; giá cao su TSR 20 kỳ hạn tháng 05/2018 trên sàn SICOM (Singapore) là 1.390 USD/tấn (+0,2%); giá cao su xuất khẩu SMR 20 của Malaysia do Tổng cục Cao su Malaysia (MRB) công bố ở mức 1.389 USD/tấn (-2,6%); giá SVR 3L xuất khẩu chào bán của Việt Nam ở mức 1.525 USD/tấn, không đổi so với cuối tuần trước.

  • Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/04/2018,giá dầu thô Mỹ WTI trên sàn Nymex giao tháng 5 67,90 USD/thùng - tăng 8 cent. Giá dầu Brent kỳ hạn giao tháng 5 đạt  74,55 USD/thùng - tăng 24 cent. Như vậy, giá xăng dầu thế giới chốt lại phiên giao dịch cuối tuần với ngưỡng giá khá ổn định. Giá dầu thô sàn Nymex duy trì sát ngưỡng 68 USD/thùng trong khi giá đầu Brent cũng áp sát mức 75 USD/thùng.

Bảng giá cao su kỳ hạn trên sàn Tocom trong vài ngày gần nhất:

 



Ngày

Giao hàng tháng 05/2018

Giao hàng tháng 06/2018

Giao hàng tháng

09/2018

Tỷ giá

USD/ JPY

(Yen/kg)

USD/kg

(Yen/kg)

USD/kg

(Yen/kg)

USD/kg

 

 

23

180,60

1,670

185,40

1,720

188,80

1,750

107,84

 

24

180,90

1,660

185,40

1,700

187,90

1,720

109,05

 

25

180,80

1,650

185,30

1,690

188,80

1,730

109,35

 

26

180,80

1,650

184,40

1,690

187,50

1,720

109,30

 

27

178,20

1,630

182,90

1,670

186,10

1,700

109,27

Bình quân

180,10

1,650

184,68

1,690

187,82

1,720

108,96

  

Biểu đồ & bảng giá cao su giao dịch trên sàn Malaysia trong tuần

NGÀY THÁNG

LOẠI CAO SU ( usd/ 100kg)

SMRL

SMR10

Latex

23

165,20

140,95

114,96

 

24

164,10

139,90

114,18

25

162,95

139,80

113,77

26

161,20

140,20

113,96

27

160,90

139,40

116,39

Trung bình

162,87

 

140,05

 

114,65



 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TIN TỨC LIÊN QUAN ĐẾN THỊ TRƯỜNG CAO SU TRONG TUẦN

  • Tuần qua, giá dầu Brent giao sau tại thị trường London có lúc đạt 75,27 USD/thùng vào ngày thứ Ba, mức cao nhất kể từ ngày 27/11/2014, đạt chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp kể từ tháng 12 năm ngoái. Hiện tại, giá dầu Brent đã tăng hơn 20% kể từ mức đáy của năm 2018 thiết lập hồi tháng 2.

  • Giá dầu đang được hỗ trợ bởi việc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và Nga hợp tác hạn chế sản lượng từ năm 2017. Khả năng Mỹ áp lệnh trừng phạt trở lại đối với Iran cũng đẩy giá dầu lên cao hơn. Ông Stephen Innes, trưởng bộ phận giao dịch khu vực châu Á-Thái Bình Dương của OANDA, nói rằng Mỹ tái áp trừng phạt Tehran, thì giá dầu có thể tăng thêm tới 5 USD/thùng.

  • Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đặt thời hạn 12/5 để quyết định có rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran hay không. Nếu Mỹ phá bỏ thỏa thuận này, thì Iran - nước sản xuất dầu lớn thứ ba trong OPEC - sẽ chịu lệnh trừng phạt kinh tế trở lại của Washington, đồng nghĩa với sản lượng dầu toàn cầu bị siết chặt hơn.

  • Những nỗ lực hạn chế sản lượng dầu tại OPEC đang được dẫn đầu bởi Saudi Arabia. Nước này đang muốn giá dầu tăng cao hơn để chuẩn bị cho đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của tập đoàn dầu lửa quốc doanh Saudi Aramco vào cuối năm nay hoặc năm 2019.

  • Một trong số ít những nhân tố hạn chế đà tăng của giá dầu hiện nay là sản lượng dầu đá phiến của Mỹ tăng mạnh. Từ giữa năm 2016 đến nay, sản lượng dầu đá phiến của Mỹ đã tăng hơn 1/4, đạt 10,54 triệu thùng/ngày, vượt ngưỡng sản lượng 10 triệu thùng/ngày của Saudi Arabia.

  • Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, khối lượng xuất khẩu cao su tháng 4/2018 ước đạt 63 nghìn tấn với giá trị đạt 91 triệu USD. Với ước tính này, khối lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam 4 tháng đầu năm 2018 ước đạt 324 nghìn tấn và 476 triệu USD, tăng 7,6% về khối lượng nhưng giảm 21,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

  • Trung Quốc, Ấn Độ, và Malaysia là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2018, chiếm thị phần lần lượt là 56,2%, 7,9% và 5,2%. Các thị trường có giá trị xuất khẩu cao su trong 3 tháng đầu năm 2018 tăng mạnh là Ấn Độ (gấp 3,5 lần) và Indonesia (20,8%).

  • Ở chiều ngược lại, khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 4/2018 ước đạt 41 nghìn tấn với giá trị đạt 76 triệu USD. Tổng khối lượng và giá trị cao su nhập khẩu 4 tháng đầu năm đạt 190 nghìn tấn với giá trị 340 triệu USD, tăng 21,9% về khối lượng nhưng lại giảm 2,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

  • Bốn thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu trong 3 tháng đầu năm 2018 là Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Campuchia chiếm 53,1% thị phần. Trong 3 tháng đầu năm 2018, giá trị cao su ở một số thị trường nhập khẩu chính giảm. Trong đó, thị trường có giá trị nhập khẩu giảm mạnh nhất là thị trường Hoa Kỳ với mức giảm là 30%, tiếp đến là thị trường Campuchia (-15,1%) và thị trường Hàn Quốc (-13,2%). Ngược lại, một số thị trường có giá trị nhập khẩu tăng. Trong đó, thị trường có giá trị nhập khẩu trưởng mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2017 là Malaixia (+72,2%), Trung Quốc (+0,4%) và Thái Lan (+7,9%).

  • Còn tại thị trường Ấn Độ, sản xuất cao su nội địa đã bắt đầu vào giai đoạn thấp điểm, kéo dài đến tháng 9/2018 và gây nhiều khó khăn cho ngành sản xuất lốp xe Ấn Độ. Vì vậy, việc Ấn Độ nhập cao su tự nhiên là cần thiết.

  • Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ có cuộc họp kéo dài 2 ngày bắt đầu thứ Ba (1/5) và được kỳ vọng sẽ giữ nguyên lãi suất không đổi và lộ trình tăng lãi suất thêm 2 lần nữa trong năm nay. Đồng USD tiếp tục tăng giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt do được hỗ trợ bởi lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ tăng cao khi khẩu vị rủi ro của các nhà đầu tư được cải thiện, lo ngại về căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và tình hình chiến sự tại Syria lắng dịu. So với đồng Yên, ngày 27/04/2018 đồng USD tăng 1,5% lên 109.27 Yên so với cuối tuần trước.

  • Trên Sàn Giao dịch Tương lai Thượng Hải (Shanghai Futures Exchange – SHFE), tuần từ ngày 16 – 20/4/2018, tồn kho cao su thiên nhiên dựa theo chứng từ đạt 427.710 tấn, tăng 1.840 tấn so với tuần trước; số liệu tồn kho theo hợp đồng tương lai đạt 446.580 tấn, giảm 87 tấn.

NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CAO SU THIÊN NHIÊN:

  • Trên thị trường thế giới, giá cao su thiên nhiên từ đầu năm đến nay ở mức thấp do nguồn cung dư thừa, mặc dù 3 nước sản xuất chủ chốt gồm Thái Lan, Malaysia và Indonesia thỏa thuận cắt giảm lượng xuất khẩu. Thời điểm hạn chế xuất khẩu đã qua và có thể các nước sản xuất sẽ tăng xuất khẩu kể từ tháng 4/2018. 

  • Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, các yếu tố địa chính trị và lãi suất cũng là yếu tố tác động tới giá cao su tự nhiên. Sự hỗ trợ từ yếu tố cơ bản cung cầu kỳ vọng sẽ giúp giá cao su thiên nhiên duy trì ở vùng giá hiện tại trong ngắn hạn trong bối cảnh thị trường vẫn đang lo ngại về tình hình bất ổn chính trị, thương mại trên thế giới cũng như lượng dự trữ cao su lớn ở nhiều sàn giao dịch chủ chốt.

Báo cáo này có sử dụng tin tức từ các nguồn: http://www.vra.com.vn/, http://www.tocom.or.jp/, http://www3.lgm.gov.my/, http://www.sgx.com/; http://vneconomy.vn/, http://cafef.vn ...

 Buôn Ma Thuột, ngày 02 tháng 05 năm 2018

PHÒNG KD.XNK