THỊ TRƯỜNG CAO SU:
Biểu đồ cao su RSS3 kỳ hạn ( usd/ tấn) trên sàn giao dịch Tocom trong tháng 05/2016:
Biểu đồ cao su SMRL và SMR10 ( usd/ 100kg) trên sàn giao dịch Malaysia trong tháng 03/2016:
* Thế Giới:
Giá cao su giao dịch trên các thị trường thế giới tăng mạnh trong tháng 4/2016 nhưng lại giảm rất nhanh ngay từ đầu tháng 5/2016 cho đến nay. Giá cao su trung bình cả tháng trên thị trường Malaysia giảm từ 4% đối với loại SMRL và 7% đối với SMR10 và giảm 7% trên thị trường Tocom so với tháng trước. Tuy nhiên, giá giao dịch hiện tại (ngày 24/05/2016) trên thị trường đang ở mức rất thấp và giảm tới 20% so với ngày cuối cùng của tháng 4/2016.
Những thông tin nổi bật:
Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/5, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 7/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 33 cent, tương ứng 0,7%, xuống 48,08 USD/thùng, thấp nhất kể từ 16/5. Giá dầu Mỹ đã giảm 0,5% trong đợt này, ghi nhận đợt giảm giá dài nhất trong một tháng qua.
Giá dầu Brent giao tháng 7/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 37 cent, tương đương 0,8%, xuống 48,35 USD/thùng.
USD giảm so với yên sau khi số liệu cho thấy Nhật Bản ghi nhận mức thặng dư thương mại 3 tháng liên tiếp và hội nghị Bộ trưởng Tài chính G7 hôm thứ Bảy 21/5 ra cảnh báo Nhật Bản về việc can thiệp để làm suy yếu yên - động thái được coi là cản trở hành động của Tokyo.
Liên quan đến những bình luận mới nhất của các quan chức Fed, hôm thứ Hai 23/5, Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard đã lên tiếng ủng hộ việc nâng lãi suất một cách từ từ thay vì giữ ổn định. Trong khi đó, Chủ tịch Fed San Francisco John William cũng nhận định Ngân hàng trung ương Mỹ sẽ nâng lãi suất 2-3 lần trong năm nay.
Dự báo:
Thời điểm Fed nâng lãi suất trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn ảm đạm đang là mối quan tâm chính của giới đầu tư - vốn được hưởng lợi nhờ chi phí đi vay thấp kỷ lục kể từ khủng hoảng tài chính 2008. Giới đầu tư đang tập trung theo dõi bài phát biểu của Chủ tịch Fed Janet Yellen vào thứ Sáu tới để tìm thêm manh mối về ý định của Fed.
OPEC sẽ nhóm họp vào ngày 2/6, nhưng rất ít nhà phân tích cho rằng khối này sẽ thông qua việc cắt giảm sản lượng hoặc đóng băng sản lượng. Hôm cuối tuần trước, Iran đã nhắc lại rằng nước này không có bất kỳ kế hoạch nào về việc đóng băng sản lượng trong phiên họp này.
Mùa cạo mủ mới của các nước sản xuất chính đã vào vụ
Trên đây là những yếu tố sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến giá cao su trong tháng tới cần lưu ý.
Phòng KDXNK -Dakruco
Các nhà sản xuất lớn cắt giảm sản lượng xuất khẩu: Ngày 4/2/2016, Hội đồng Cao su Quốc tế Ba bên (ITRC) bao gồm Thái Lan, Indonesia và Malaysia đã quyết định cắt giảm xuất khẩu cao su thiên nhiên tổng cộng 615.000 tấn cao su, trong giai đoạn 6 tháng bắt đầu từ ngày 1/3/2016. Động thái này nhằm cải thiện giá cao su vốn đã ở mức đáy trong 6 năm qua. Sản lượng cao su được cắt giảm tương đương với xấp xỉ 6% sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu, gấp 2 lần mức dư cung của năm 2016, và 23% lượng cao su tồn kho hiện nay. Cụ thể, Thái Lan cắt giảm 324 nghìn tần (khoảng 9% sản lượng xuất khẩu 2015); Indonesia giảm 238,7 nghìn tấn (khoảng 34% sản lượng xuất khẩu 2015), và Malaysia giảm 52,3 nghìn tấn (2% sản lượng xuất khẩu 2015).
DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI TUẦN QUA:
Trong tuần từ ngày 15/02 đến 19/02/2016, giá cao su thiên nhiên tại các sàn giao dịch trên thế giới như TOCOM SICOM và MRB gần như đi ngang so với tuần trước. Kết thúc tuần, ngày 19/02, giá cao su RSS 3 trên sàn TOCOM Nhật Bản giao tháng 3/2016 là 1282; giá cao su TSR20 kỳ hạn tháng 02/2016 trên sàn SICOM Singapore là 1087 USD/tấn; giá SMR L của Malaysia xuất khẩu do Tổng cục Cao su Malaysia (MRB) chào bán ở mức 1291.0 USD/tấn