HomeTIN TỨCTHỊ TRƯỜNG
Datetime: 06 06 2018

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI TUẦN QUA:

  • Trong tuần từ ngày 28/05 đến 01/06/2018, giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Tokyo – Nhật Bản (TOCOM) giảm so với cuối tuần trước. Kết thúc phiên ngày 01/06, giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Tokyo – Nhật Bản (TOCOM) giao tháng 10/2018 là là 1720 USD/tấn, giảm 2.8% so với cuối tuần trước; giá cao su TSR 20 kỳ hạn tháng 06/2018 trên sàn SICOM (Singapore) là 1.430 USD/tấn; giá cao su xuất khẩu SMR 20 của Malaysia do Tổng cục Cao su Malaysia (MRB) công bố ở mức 1.425 USD/tấn; giá SVR 3L xuất khẩu chào bán của Việt Nam ở mức 1.565 USD/tấn, tăng 40 USD/tấn so với cuối tuần trước.

  • Kết thúc phiên giao dịch ngày 01/06/2018,Brent kỳ hạn tháng 8 chốt phiên giảm 14 US cent xuống 77,56 USD/thùng, trong khi dầu WTI kỳ hạn tháng 7 giảm 1,17 USD tương ứng 1,7% xuống 67,04 USD/thùng.

Bảng giá cao su kỳ hạn trên sàn Tocom trong vài ngày gần nhất:

 

 

Biểu đồ & bảng giá cao su giao dịch trên sàn Malaysia trong tuần

 

 

TIN TỨC LIÊN QUAN ĐẾN THỊ TRƯỜNG CAO SU TRONG TUẦN

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, dự trữ dầu thô của nước này giảm 3,6 triệu thùng trong tuần trước, vượt dự đoán giảm 525.000 thùng. Sự trữ xăng và dầu diesel tăng. Sự giảm giá của dầu thô Brent bị hạn chế hơn, do triển vọng OPEC duy trì thỏa thuận cắt giảm sản lượng đến hết năm có ảnh hưởng lớn hơn với dầu WTI bởi lo ngại kéo dài về tình trạng cơ sở hạ tầng hạn chế của Mỹ.

Ngày 30/5, OPEC và các nhà sản xuất ngoài OPEC khẳng định cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm 2018 nhưng sẵn sàng thực hiện điều chỉnh thỏa thuận dần dần để hạn chế tình trạng thiếu hụt, tin tức này đã giúp thúc đẩy giá dầu Brent.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất lốp ô tô Ấn Độ (ATMA), khoảng cách giữa sản xuất và tiêu thụ cao su dự kiến là 470.000 tấn trong năm tài khóa hiện tại (2018 – 2019), đánh dấu một mức cao chưa từng có.Sản xuất trong nước được dự đoán không thể đáp ứng 40% yêu cầu. Đây là một vấn đề đáng lo ngại khi ngành công nghiệp lốp xe đã tăng đầu tư để phù hợp với tăng trưởng của ngành công nghiệp ô tô.

Trong khi nhập khẩu cao su là bắt buộc để đáp ứng nhu cầu nội địa, môi trường chính sách lại rất hạn chế. Mức thuế hải quan của Ấn Độ cao hơn 25% so với thuế suất của bất kỳ quốc gia nhập khẩu nào khác.ATMA đã yêu cầu Bộ Thương mại và Công nghiệp Thương mại miễn thuế nhập khẩu lượng cao su tương đương với mức thâm hụt trong nước dự kiến, vì thuế nhập khẩu cao làm tổn hại đến khả năng cạnh tranh về giá của ngành. ATMA cũng đã yêu cầu loại bỏ các giới hạn về cảng và những biện pháp hạn chế khác, nhân tố khiến cho lĩnh vực này không công bằng đối với ngành công nghiệp trong nước khi so với các đối tác quốc tế.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, khối lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam tháng 5 năm 2018 ước đạt 93 nghìn tấn với giá trị đạt 133 triệu USD. Với giá trị này, khối lượng xuất khẩu cao su 5 tháng đầu năm 2018 ước đạt 424 nghìn tấn và 620 triệu USD, tăng 17,4% về khối lượng nhưng giảm 12,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

Trung Quốc, Ấn Độ, và Malaysia là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2018, chiếm thị phần lần lượt 58,1%, 7,5% và 4,6%. Các thị trường có giá trị xuất khẩu cao su trong 4 tháng đầu năm 2018 tăng mạnh là Ấn Độ (gấp 2,3 lần) và Indonesia (16%).

Ở chiều ngược lại, khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 5/2018 ước đạt 46 nghìn tấn với giá trị đạt 86 triệu USD. Tổng khối lượng và giá trị cao su nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2018 đạt 234 nghìn tấn với giá trị 423 triệu USD, tăng 17% về khối lượng nhưng giảm 5.5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

Bốn thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu trong 4 tháng đầu năm 2018 là Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Campuchia chiếm 46,2% thị phần.

Trong 4 tháng đầu năm 2018, giá trị cao su ở một số thị trường nhập khẩu chính giảm. Trong đó, thị trường có giá trị nhập khẩu giảm mạnh nhất là Nga (-26,6%), Hàn Quốc (-20,9%) và Hoa Kỳ (-16,9%). Ngược lại, một số thị trường có giá trị nhập khẩu tăng mạnh là Malaixia (+72%) và Indonesia (+11,1%).

Đồng USD mất đà tăng sau khi căng thẳng chính trị tại Italy dịu đi.So với đồng Yên, đồng USD giao dịch ở mức 109.19 Yên ngày 25/05/2018.

Trên Sàn Giao dịch Tương lai Thượng Hải (Shanghai Futures Exchange – SHFE), tuần từ ngày 28/5 – 01/6/2018, tồn kho cao su thiên nhiên dựa theo chứng từ đạt 445.830 tấn tăng 6.730 tấn so với tuần trước; số liệu tồn kho theo hợp đồng tương lai đạt 475.132 tấn, tăng 1307 tấn.

 NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CAO SU THIÊN NHIÊN:

Giá cao su thiên nhiên cũng chịu tác động từ giá dầu thô thế giới có chiều hướng giảm trong các phiên cuối tuần do lo ngại OPEC tăng sản lượng bù đắp cho thiếu
hụt nguồn cung từ Iran, Venezuela, trong khi Arab Saudi và Nga cân nhắc giảm hạn chế sản lượng. Đồng USD vào giữa tuần cũng nới rộng đà giảm so với Yên Nhật sau khi biên bản cuộc họp gần đây của Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) phát đi tín hiệu sẽ chỉ tăng
lãi suất từ từ. 
Với các yếu tố cơ bản cung cầu của thị trường cao su hiện tại, giá cao su có thể tiếp tục tăng lên nếu có sự hỗ trợ từ giá dầu thô và đồng USD lấy lại sức mạnh so với các đồng tiền khác như Yên Nhật.

Báo cáo này có sử dụng tin tức từ các nguồn: http://www.vra.com.vn/, http://www.tocom.or.jp/, http://www3.lgm.gov.my/, http://www.sgx.com/; http://vneconomy.vn/, http://cafef.vn ...

 Buôn Ma Thuột, ngày 04 tháng 06 năm 2018

PHÒNG KD.XNK

 

 

Datetime: 28 05 2018

 DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI TUẦN QUA:

  • Trong tuần từ ngày 21/05 đến 25/05/2018, giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Tokyo – Nhật Bản (TOCOM) tăng so với cuối tuần trước. Kết thúc phiên ngày 25/05, giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Tokyo – Nhật Bản (TOCOM) giao tháng 10/2018 là là 1770 USD/tấn, tăng 1.2% so với cuối tuần trước; giá cao su TSR 20 kỳ hạn tháng 06/2018 trên sàn SICOM (Singapore) là 1.447 USD/tấn; giá cao su xuất khẩu SMR 20 của Malaysia do Tổng cục Cao su Malaysia (MRB) công bố ở mức 1.453 USD/tấn; giá SVR 3L xuất khẩu chào bán của Việt Nam ở mức 1.525 USD/tấn, không đổi so với cuối tuần trước.

  • Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/05/2018,giá dầu thô WTI tại thị trường New York không đổi ở mức 67,88 USD/thùng. Tính chung cả tuần, giá dầu WTI đã giảm khoảng 4,9%, mức giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng Hai. Giá Dầu Brent kỳ hạn đã giảm 2,35 USD xuống còn 76,44 USD/thùng.

Bảng giá cao su kỳ hạn trên sàn Tocom trong vài ngày gần nhất:

 

 

Biểu đồ & bảng giá cao su giao dịch trên sàn Malaysia trong tuần:

 

TIN TỨC LIÊN QUAN ĐẾN THỊ TRƯỜNG CAO SU TRONG TUẦN

  • Giá dầu giảm hơn 2 USD/thùng trong ngày 25/05 do Ả rập Xê út và Nga thảo luận hạn chế cắt giảm sản xuất. Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết việc cắt giảm sản lượng có thể được nới lỏng dần dần nếu các nước OPEC và các nước không thuộc OPEC nhận thấy thị trường dầu dần cân bằng trong tháng 6.

  • Các bộ trưởng, cùng với đối tác A Rập Xê út, đã thảo luận về tăng sản lượng thêm khoảng 1 triệu thùng mỗi ngày. Sản lượng dầu của Venezuela đã giảm xuống còn 1,4 triệu thùng/ngày theo các nguồn tin của OPEC, do khủng hoảng kinh tế tăng lên và công ty quốc doanh PDVSA đang nỗ lực trả nợ và hoạt động quỹ.

  • Do triển vọng kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ cải thiện, tiêu dùng cao su tự nhiên toàn cầu dự báo sẽ tăng nhanh hơn nhận định đưa ra hồi tháng 3. Triển vọng tiêu dùng cao su tự nhiên năm 2018 sáng sủa hơn nhờ Trung Quốc và Ấn Độ – hai nước tiêu dùng cao su tự nhiên lớn nhất, chiếm tổng cộng khoảng 48% tiêu dùng cao su tự nhiên toàn cầu. 

  • Dựa trên dự báo điều chỉnh, tiêu dùng cao su tự nhiên của Trung Quốc dự báo tăng 6,2% lên 5,7 triệu tấn, so với dự báo giảm 0,6% đưa ra hồi tháng trước. Tại Ấn Độ, dự báo mới nhất cho rằng tiêu dùng cao su tự nhiên sẽ tăng tới 10,9% lên 1,2 triệu tấn, mạnh hơn nhiều so với dự báo tốc độ tăng chỉ 6,8% hồi tháng trước. Kịch bản điều chỉnh cho thấy tổng mức tăng tiêu dùng cao su tự nhiên tại hai nước này sẽ khoảng 790.000 tấn so với kịch bản dự báo hồi tháng trước.

  • Diễn biến tiêu dùng tốt hơn dự báo trong 4 tháng đầu năm 2018 là nguyên nhân chính giúp cải thiện dự báo cho cả năm. Trong 4 tháng đầu năm 2018, tiêu dùng cao su tự nhiên toàn cầu tăng 5,5% sov ới cùng kỳ năm 2017, lên 4,6 triệu tấn. Nhưng sản xuất cao su tự nhiên toàn cầu chỉ tăng 2,6% lên 4 triệu tấn trong cùng kỳ so sánh. Năm 2018, sản xuất cao su tự nhiên toàn cầu dự báo đạt 14,2 triệu tấn, tăng 6,4%. Tiêu dùng cao su tự nhiên toàn cầu dự báo đạt 14,3 triệu tấn, tăng 6,4%.

  • Đồng USD đã lên mức cao mới từ đầu năm tới nay khi Bắc Triều Tiên cho biết sẽ cùng Mỹ giải quyết các vấn đề. Đồng USD đang có nhiều lợi thế sau cuộc họp của FED cho biết một đợt tăng lãi suất tiếp theo. Cơ quan này sẽ chấp nhận lạm phát tăng cao hơn mức mục tiêu trong một thời gian và nhiều người kỳ vọng FED sẽ tăng lãi suất và thắt chặt chính sách tiền tệ ngay trong tháng tới.

  • So với đồng Yên, đồng USD giao dịch ở mức 109.45 Yên ngày 25/05/2018, giảm 1,4% so với cuối tuần trước.

  • Trên Sàn Giao dịch Tương lai Thượng Hải (Shanghai Futures Exchange – SHFE), tuần từ ngày 21/5 – 25/5/2018, tồn kho cao su thiên nhiên dựa theo chứng từ đạt 439.100 tấn, tăng 6.550 tấn so với tuần trước; số liệu tồn kho theo hợp đồng tương lai đạt 473.825 tấn, tăng 3451 tấn.

NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CAO SU THIÊN NHIÊN:

Theo số liệu Tổng cục Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu cao su (thiên nhiên và tổng hợp) của Trung Quốc trong tháng 4/2018 đạt tổng cộng 428 ngàn tấn, giảm 25,95% so với tháng 3/2018 và giảm 26,2% so với cùng kỳ năm trước; đây cũng là tháng giảm thứ 3 liên tiếp. Trong 4 tháng đầu năm, nhập khẩu cao su Trung Quốc đạt 2,081 triệu tấn, giảm 11,5% so với cùng kỳ.

Cây cao su đã bước vào vụ thu hoạch mới – nguồn cung dồi dào, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ cao su tại các thị trường chủ lực của Việt Nam đang ở mức cao, đặc biệt là sự phục hồi nhu cầu tại thị trường Trung Quốc trong bối cảnh tồn kho cao su tại kho ngoại quan Thanh Đảo liên tục giảm trong thời gian gần đây. Do đó, trong thời gian tới xuất khẩu cao su của Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan so với cùng kỳ năm 2017.

 Tuy nhiên, nguồn cung cao su toàn cầu tăng cũng dẫn đến sự cạnh tranh xuất khẩu sẽ ngày càng lớn hơn và giá cao su có thể phục hồi nhưng khó có thể tăng mạnh trong thời gian tới.

Báo cáo này có sử dụng tin tức từ các nguồn: http://www.vra.com.vn/, http://www.tocom.or.jp/, http://www3.lgm.gov.my/, http://www.sgx.com/; http://vneconomy.vn/, http://cafef.vn ...

 Buôn Ma Thuột, ngày 28 tháng 05 năm 2018

PHÒNG KD.XNK

 

Datetime: 21 05 2018

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI TUẦN QUA:

  • Trong tuần từ ngày 14/05 đến 18/05/2018, giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Tokyo – Nhật Bản (TOCOM) giảm so với cuối tuần trước. Kết thúc phiên ngày 18/05, giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Tokyo – Nhật Bản (TOCOM) giao tháng 10/2018 là là 1720 USD/tấn, giảm 2.9% so với cuối tuần trước; giá cao su TSR 20 kỳ hạn tháng 06/2018 trên sàn SICOM (Singapore) là 1.429 USD/tấn; giá cao su xuất khẩu SMR 20 của Malaysia do Tổng cục Cao su Malaysia (MRB) công bố ở mức 1.432 USD/tấn; giá SVR 3L xuất khẩu chào bán của Việt Nam ở mức 1.525 USD/tấn, không đổi so với cuối tuần trước.

  • Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/05/2018,giá dầu thô WTI tại thị trường New York không đổi ở mức 72,3 USD/thùng. Giá Dầu Brent kỳ hạn đạt mức cao trong phiên 80,5 USD/thùng, nhưng sau đó đã giảm 2 cent xuống còn 79,3 USD/thùng.

Bảng giá cao su kỳ hạn trên sàn Tocom trong vài ngày gần nhất:

Ngày

Tháng 06/2018

Tháng 07/2018

Tháng 10/2018

Tỷ giá USD/YPJ

YPJ

USD

YPJ

USD

YPJ

USD

14

183.00

1.67

186.50

1.70

192.30

1.76

109.48

15

180.00

1.64

183.20

1.67

188.10

1.71

109.91

16

180.60

1.64

183.30

1.66

188.50

1.71

110.14

17

180.50

1.63

184.00

1.67

189.90

1.72

110.48

Trung bình

181.03

1.65

184.25

1.68

189.70

1.72

110.00



Biểu đồ & bảng giá cao su giao dịch trên sàn Malaysia trong tuần

NGÀY THÁNG

LOẠI CAO SU (USD/100KG)

SMRL

SMR10

LATEX

14

165.80

143.50

125.57

15

165.70

139.90

123.67

16

164.75

141.30

120.24

17

164.65

141.50

120.65

18

165.95

143.65

122.12

TRUNG BÌNH

165.37

141.97

122.45



TIN TỨC LIÊN QUAN ĐẾN THỊ TRƯỜNG CAO SU TRONG TUẦN

  • Giá dầu trong phiên tăng lên trên 80 USD/thùng – lần đầu tiên – kể từ tháng 11/2014, trước khi thoái lui do đồng USD tăng mạnh và sản lượng dầu thô Mỹ tăng. Nguồn cung dầu từ Venezuela giảm mạnh, lo ngại các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ khiến xuất khẩu từ Iran gián đoạn và dự trữ dầu toàn cầu suy giảm, tất cả những yếu tố này đã đẩy giá dầu tăng gần 20% trong năm 2018. 

  • Dự trữ dầu thô và nhiên liệu toàn cầu giảm mạnh trong mấy tháng gần đây nhờ nhu cầu tăng mạnh và OPEC cắt giảm sản lượng. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC và các nước sản xuất không thuộc OPEC đã hạn chế sản lượng kể từ đầu năm 2017, lần tới sẽ họp để thảo luận chính sách cung cấp tại Vienna vào tháng 6. Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế Venezuela và triển vọng bổ sung các biện pháp trừng phạt của Mỹ sau cuộc bầu cử ngày 20/5 có thể ảnh hưởng đến thị trường.

    Doanh số bán dầu của Iran có thể giảm 300.000-500.000 thùng/ngày trong 6 tuần tới cũng như sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân quốc tế với Iran trong tháng này và việc bổ sung các biện pháp trừng phạt có thể hạn chế xuất khẩu dầu thô từ nước sản xuất lớn thứ 3 của OPEC. Sản lượng dầu thô Mỹ tăng 27% trong 2 năm qua lên mức cao kỷ lục 10,72 triệu thùng/ngày, gần mức 11 triệu bpd của nhà sản xuất hàng đầu – Nga 

    Với giá dầu thô đang tiến tới mốc 80 USD/thùng, cao su tổng hợp sẽ trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các ngành sản xuất liên quan đến cao su, bao gồm các nhà sản xuất lốp xe, giúp kéo giá cao su tự nhiên tăng.

    Việc Mỹ rút ra khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran đang đẩy giá dầu thô tiếp tục tăng. Giá cao su tự nhiên thế giới vừa chạm mức 1,74 USD/kg, trong khi tại Ấn Độ, giá cao su đạt 122 Rupees/kg đối với cao su RSS-4. “Rõ ràng nhu cầu đối với cao su tự nhiên đang tăng lên nhờ giá dầu tô và giá cao su tổng hợp cùng tăng”, theo N M Mathew, phó chủ tịch Viện Cao su Ấn Độ nhận định. Ông cho biết thêm rằng bất chấp các tháng mùa mưa sắp tới, sản xuất cao su tự nhiên Ấn Độ sẽ tăng nếu giá cao su tự nhiên tăng.

    Bình luận về các yếu tố khác tác động lên giá cao su tự nhiên, N Rajagopal, thư ký Hội đồng Cao su Ấn Độ, cho rằng nhu cầu đối với cao su tự nhiên từ Trung Quốc và tỷ giá đóng vai trò quan trọng trong quyết định giá cao su tự nhiên. Trung Quốc là nước tiêu dùng cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, chiếm gần 40% tổng sản lượng cao su toàn cầu. Sau nhiều thập kỷ tăng trưởng nhanh nhờ xuất khẩu, suy thoái kinh tế toàn cầu buộc nền kinh tế Trung Quốc phải chuyển đổi sang nền kinh tế dựa vào tiêu dùng, dẫn đến nhu cầu đối với cao su tự nhiên tăng chậm lại. Tuy nhiên, nhu cầu cao su tự nhiên của Trung Quốc hiện đang đi vào quỹ đạo ổn định nhờ nền kinh tế tăng trưởng ổn định trong vài quý vừa qua.

    Doanh số bán xe mới tại Trung Quốc tháng 4/2018 quay trở lại đà tăng trưởng ở mức 2  con số. Doanh số ô tô khách trong tháng 4/2018 tăng 11,2% lên 1.914.400 chiếc tại thị trường ô tô Trung Quốc, trong đó doanh số xe thể thao đa dụng (SUV) tăng mạnh, theo số liệu mới công bố của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc. Doanh số xe thương mạI tăng 13% lên 404.200 chiếc.

    Hyundai bán được 103.100 chiếc xe ô tô, doanh số bán xe như vậy tăng gấp đôi so với  năm trước đây. Hãng xe Hàn Quốc này từng khó khăn tại Trung Quốc trong năm ngoái bởi người tiêu dùng tẩy chay xe Hàn khi Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tạI Hàn Quốc.

    Doanh số bán xe của Hàn Quốc từ đó đến nay đã hồi phục khi quan hệ ngoại giao trở nên tốt hơn, tuy nhiên sẽ có thể còn rất lâu mới trở lại mức đỉnh 200.000 chiếc xe bán ra một tháng tại Trung Quốc trước đây.

    Số xe bán ra của hãng Volkswagen tăng trưởng đều đặn khi hãng tung ra thêm nhiều mẫu xe mới. Doanh số bán xe của các hãng Trung Quốc cũng tăng ấn tượng, với số xe bán ra của Zhejiang Geely Holding tăng 50% còn doanh số của Great Wall Motor tăng trưởng 2 con số. Hãng xe Mỹ Ford Motor trong khi đó vẫn đối diện với tình trạng doanh số bán xe giảm. So với đồng Yên, đồng USD giao dịch ở mức 110.48 Yên ngày 18//05/2018, tăng 1% so với cuối tuần trước.

    Trên Sàn Giao dịch Tương lai Thượng Hải (Shanghai Futures Exchange – SHFE), tuần từ ngày 14/5 – 18/5/2018, tồn kho cao su thiên nhiên dựa theo chứng từ đạt 432.550 tấn, tăng 560 tấn so với tuần trước; số liệu tồn kho theo hợp đồng tương lai đạt 470.374 tấn, tăng 12680 tấn.

NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CAO SU THIÊN NHIÊN:

Giá cao su thiên nhiên tại các thị trường lớn được giao dịch khá ổn định trong tuần qua. Tại sàn TOCOM, giá RSS 3 hợp đồng tương lai không có sự chênh lệch lớn giữa các phiên giao dịch và tăng nhẹ so với cuối tuần trước nhờ đồng USD tăng giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt và giá dầu thế giới liên tục tăng lên sau khi Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân quốc tế với Iran.

Một yếu tố kỳ vọng hỗ trợ tích cực đến giá cao su thiên nhiên tại thị trường Thượng Hải là doanh số bán xe ô tô tại Trung Quốc tháng 4/2018 tăng 11,5% lên 2.318.600 chiếc; đây là mức tăng trưởng ấn tượng sau khi doanh số ô tô Trung Quốc tăng 4,7% trong tháng 3/2018 và giảm 11,1% trong tháng 02/2018 trước đó.

Trước tình hình cung cầu cao su thiên nhiên không thuận lợi với việc tồn kho cao su thế giới ở mức cao, do đó dự báo giá cao su thiên nhiên sẽ tiếp tục duy trì ở mức giá hiện tại và phụ thuộc nhiều vào diễn biến của các yếu tố như giá dầu, tỷ giá, tình hình chính trị thế giới…

Báo cáo này có sử dụng tin tức từ các nguồn: http://www.vra.com.vn/, http://www.tocom.or.jp/, http://www3.lgm.gov.my/, http://www.sgx.com/; http://vneconomy.vn/, http://cafef.vn ...

 Buôn Ma Thuột, ngày 21 tháng 05 năm 2018

PHÒNG KD.XNK