HomeTIN TỨCTHỊ TRƯỜNG
Datetime: 04 04 2018

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su ngày 3/4 giao kỳ hạn tháng 9 giảm 2,9 yên, tương đương 1,6% xuống còn 178,7 yên (1,7 USD)/kg, chịu áp lực giảm bởi đồng yên tăng mạnh so với đồng USD và giá dầu suy yếu.

Giá cao su tại TOCOM lúc 12 giờ 30 phút ngày 3/4/2018 (giờ Hà Nội)

Thị trường cao su châu Á ngày 3/4: Giá tại Tokyo giảm do đồng yên tăng, dầu suy yếu

Giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải kết thúc giao dịch đêm tăng 15 NDT lên 11.570 NDT (1.843 USD)/tấn.

Đồng USD ở mức khoảng 105,82 yên ngày thứ ba (3/4), so với khoảng 106,3 yên ngày thứ hai (2/4).

Giá dầu giảm hơn 2% trong ngày thứ hai (2/4), chịu áp lực bởi sản lượng dầu tại Nga tăng, dự kiến Saudi Arabia sẽ giảm giá dầu thô xuất khẩu sang châu Á và quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ gia tăng.

Chỉ số Nikkei trung bình của Nhật Bản giảm 1,5% trong ngày thứ ba (3/4), sau khi chứng khoán phố Wall giảm trong phiên trước đó, dẫn đầu bởi cổ phiếu công nghệ, sau khi Tổng thống Mỹ Donal Trump tấn công Amazon.com.

Giá cao su đóng cửa tại Singapore ngày 2/4

Cao su kỳ hạn RSS3

Hợp đồng Giá mở cửa Giá cao Giá thấp Giá đóng cửa
18-May 174 175 174 175
18-Jun 176,5 176,5 176,5 176,1
18-Jul 173,9 178,3 173,9 175,3
19-Mar 173 173 173 173

Cao su kỳ hạn TSR20

Hợp đồng Giá mở cửa Giá cao Giá thấp Giá đóng cửa
18-May 136,9 138 135,5 137,7
18-Jun 139,8 139,9 137,5 139,5
Jul-18 141,4 141,4 139 140,9
18-Aug 142 142,6 140,6 142,5
18-Sep 143 143,7 141,8 143,6
18-Oct 144,9 145 143,2 144,7
18-Nov 145,8 146,1 144,1 145,7
18-Dec 146,3 147,1 145,4 147,1
19-Jan 147,2 148,2 146,2 148,1
19-Feb 147,8 147,8 147,8 148,7
19-Mar 147,9 148,5 147,9 149,6

Giá cao su tại một số nước sản xuất chủ chốt  ngày 2/4

Mặt hàng Giá
Cao su Thái RSS3 (T4) 1,71 USD/kg
Cao su Thái STR20 (T4) 1,44 USD/kg
Cao su Malaysia SMR20 (T4) 1,38 USD/kg
Cao su Indonesia SIR20 (T4)  
Cao su Thái Lan USS3  
Cao su Thái 60% mủ (drum/T4) 1.270 USD/tấn
Cao su Thái 60% mủ (bulk/T4) 1.170 USD/tấn

Ghi chú: Mức giá trên được thu thập từ các thương nhân Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Đây không phải là mức giá chính thức bởi các cơ quan cao su nhà nước ở những nước này.

Nguồn: VITIC/Reuters

Datetime: 02 04 2018

 

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI TUẦN QUA:

  • Trong tuần từ ngày 26/03 đến 30/03/2018, giá cao su thiên nhiên tại các sàn giao dịch TOCOM, SICOM và MRE tăng trở lại so với cuối tuần trước. Kết thúc phiên ngày 30/03, giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Tokyo – Nhật Bản (TOCOM) giao tháng 8/2018 là 1,740USD/tấn, tăng 4,8% so với cuối tuần trước; giá cao su TSR 20 kỳ hạn tháng 04/2018 trên sàn SICOM (Singapore) là 1.337 USD/tấn (-0,3%); giá cao su xuất khẩu SMR 20 của Malaysia do Tổng cục Cao su Malaysia (MRB) công bố ở mức 1.385 USD/tấn (+1,7%); giá SVR 3L xuất khẩu chào bán của Việt Nam ở mức 1.605 USD/tấn, không đổi so với cuối tuần trước.
  • Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/03/2018, Giá dầu thô Mỹ WTI giao tháng 4 đạt 64,50 USD/thùng tại thị trường New York. Giá dầu Brent (giao tháng 4): 69,44 USD/thùng - giảm 26 cent.

Bảng giá cao su kỳ hạn trên sàn Tocom trong vài ngày gần nhất:



Ngày
Giao hàng tháng 04/2018 Giao hàng tháng 05/2018 Giao hàng tháng 08/2018 Tỷ giáUSD/ JPY
(Yen/kg) USD/kg (Yen/kg) USD/kg (Yen/kg) USD/kg  
 26 165,50 1,570 170,00 1,620 176,50 1,680 105,11
 27 169,40 1,600 173,00 1,640 179,40 1,700 105,73
 28 171,80 1,620 175,10 1,650 180,90 1,700 106,15
 29 174,70 1,640 177,50 1,670 182,70 1,720 106,53
 30 174,90 1,650 178,70 1,680 184,80 1,740 106,21
Bình quân 171,26 1,620 174,86 1,650 180,86 1,710 105,95

 Biểu đồ & bảng giá cao su giao dịch trên sàn Malaysia trong tuần

NGÀY THÁNG LOẠI CAO SU ( usd/ 100kg)
SMRL SMR10 Latex
26 161,70 133,25 112,12
27 161,55 135,90 112,16
28 161,60 138,55 112,54
29 161,30 138,95 111,87
Trung bình 161,54  136,66  112,17

TIN TỨC LIÊN QUAN ĐẾN THỊ TRƯỜNG CAO SU TRONG TUẦN

  • Giá xăng dầu chốt lại tuần cuối tháng 3/2018 ở ngưỡng giá khá thấp. Tất cả giá dầu thô sàn Nymex, giá dầu Brent sàn London hay giá dầu thô sàn Tokyo đều không còn giữ được ngưỡng quan trọng. Giá dầu thô sàn Nymex không thể vọt lên ngưỡng 65 USD/thùng, giá dầu Brent tiếp tục tụt và mất mức 70 USD/thùng.
  • Trước đà giảm giá của dầu thô, các quốc gia OPEC chuẩn bị có những động thái quan trọng. Thái tử Ả-rập Xê-út, Mohammed bin Salman, cho biết nước này và Nga đang xem xét gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong thời gian dài. Cụ thể, vị Thái tử cho hay: “Chúng tôi đang cố gắng chuyển từ thỏa thuận có thời hạn 1 năm sang thỏa thuận có thời hạn 10-20 năm”.
  • Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân khiến giá dầu thô không ổn định là việc dự trữ của Mỹ liên tục tăng. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết nguồn cung dầu thô nội địa tăng 1.6 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 23/03/2018, thấp hơn dự báo vọt 5.3 triệu thùng của Viện Xăng dầu Mỹ (API), nhưng cao hơn dự báo cộng 1 triệu thùng từ các nhà phân tích tham gia cuộc thăm dò của Platts.
  • Xuất khẩu dầu của Mỹ tiếp tục ở mức cao, đặt ra thách thức đối với nỗ lực cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá dầu của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và Nga. Mức xuất khẩu dầu của Mỹ tiếp tục giữ vững gần mức 1,6 triệu thùng/ngày trong tuần trước.
  • Theo Hiệp hội Các quốc gian Sản xuất Cao su Tự nhiên (ANRPC), sản xuất và tiêu thụ cao su tự nhiên tăng trong 2 tháng đầu năm 2018. Cụ thể, hôm 22/3, ANRPC cho biết sản xuất cao su tự nhiên tăng 4,3% lên 2,2 triệu tấn trong khi nhu cầu tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái lên 2 triệu tấn.
  • Trong hai tuần đầu tháng 2, giá cao su tự nhiên tại các thị trường chính bị ảnh hưởng mạnh bởi sự sụt giảm của giá dầu thô, sự củng cố của đồng yen Nhật và xu hướng thị trường chứng khoán quốc tế.
  • Hiệp hội dự báo sản xuất cao su tự nhiên sẽ chậm lại trong những tháng sắp tới, vì mùa lá cao su rụng tại hầu hết các quốc gia thành viên.
  • Báo cáo của ANRPC (Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên) do Tổng Thư kýNguyễn Ngọc Bích trình bày cho thấy nguồn cung năm 2017 cao hơn nhu cầu và xuhướng này có thể tiếp tục trong năm 2018. Tổng Thư ký IRSG (Tổ chức Nghiên cứu Caosu quốc tế) – ông Salvatore Pinizotto cũng có báo cáo tương tự về xu hướng cung vượtcầu trong năm 2017 và 2018. Tuy nhiên, ông Dar Wong – Giám đốc Công ty tư vấn tàichính Dektos, Singapore, nhận định giá cao su có tín hiệu phục hồi trong năm 2018, saukhi chạm đáy 1.330 USD/tấn vào cuối tháng 3/2018.
  • Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã có phần lắng dịu khi cả 2 bên đều bày tỏ quan điểm sẵn sàng đàm phán để kéo giảm mức thâm hụt ngân sách. Chính điều này đã khiến thị trường chứng khoán Mỹ chốt phiên ngày 26/3/2018 ở mức cao. So với đồng Yên, đồng USD giao dịch ở mức 106.21 Yên ngày 30/03/2018, giảm 1% so với cuối tuần trước.
  • Trên Sàn Giao dịch Tương lai Thượng Hải (Shanghai Futures Exchange – SHFE), tuần từ ngày 19 – 23/3/2018, tồn kho cao su thiên nhiên dựa theo chứng từ đạt 416.560 tấn, tăng 7.340 tấn (+1,8%) so với tuần trước; số liệu tồn kho theo hợp đồng tương lai đạt 442.770 tấn, tăng 2.828 tấn (+0,6%).

NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CAO SU THIÊN NHIÊN:

Về yếu tố cơ bản cung cầu thì tình hình vẫn chưa có sự thay đổi, áp lực từ nguồn dự trữ cao su lớn ở Trung Quốc vẫn đang làm hạn chế đến sự hồi phục của thị trường cao su thiên nhiên. Giá dầu thô thế giới trong tuần cũng cho thấy dấu hiệu chững lại do số liệu cho thấy trữ lượng dầu thô tại Hoa Kỳ đang tăng lên. Do đó, giá cao su được nhận định sẽ tiếp tục giữ ổn định ở vùng giá hiện tại trong ngắn hạn.

 Báo cáo này có sử dụng tin tức từ các nguồn: http://www.vra.com.vn/, http://www.tocom.or.jp/, http://www3.lgm.gov.my/, http://www.sgx.com/; http://vneconomy.vn/, http://cafef.vn ...

 

Buôn Ma Thuột, ngày 02 tháng 04 năm 2018

PHÒNG KD.XNK

 

Datetime: 30 03 2018

THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI:

-          Giá cao su giao RSS 3 kỳ hạn tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo, Nhật Bản (TOCOM) giảm từ cuối tháng 3/2018 trước những lo ngại về tình trạng dự trữ cao su tăng cao ở Nhật Bản và Trung Quốc, trong khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng xuất khẩu của 3 nước sản xuất cao su lớn trong khu vực sẽ kết thúc vào cuối tháng 3.

 -         Trong tháng 03/2018, giá cao su bình quân trên các thị trường biến động nhẹ so với tháng 02/2018. Tính trung bình tháng 03/2018, giá SMR 20 chào bán do Tổng cục Cao su Malaysia công bố trung bình đạt 1463 USD/tấn, giảm 0,01% so với tháng 02/2018, giá SMR L đạt 1734 USD/tấn, giảm 8.9%; giá RSS3 trên thị trường TOCOM giao kỳ hạn tháng 8 đạt 1800 USD/tấn, tăng 2% so với tháng trước.

Những thông tin nổi bật trong tháng:

-         Thái Lan đã dự định cắt giảm khoảng 1-3,3 triệu tấn sản lượng cao su dư thừa trước cuối năm nay. Trước đó, Chính phủ Thái Lan đã phải đền bù cho nông dân để họ chặt 64.000 ha cây cao su.

-         Chính phủ Thái Lan đang lên kế hoạch phát hành trái phiếu nhằm huy động 30 tỷ baht (tương đương gần 1 tỷ USD) nhằm bồi thường cho người nông dân và khuyến khích họ giảm nguồn cung, đồng thời cung cấp nguồn vốn ban đầu cho Cơ quan Quản lý Cao su Thái Lan (RAT).

-         Theo Bộ trưởng Nông nghiệp Thái Lan Grisada Boonrach, Bộ Nông nghiệp đang thảo luận với Bộ Tài chính về quy trình phát hành trái phiếu và sẽ sớm công bố quyết định trên.

-         Mức thuân thủ theo một thỏa thuận cắt giảm nguồn cung dầu mỏ toàn cầu đạt mức cao mới trong tháng 2 và dư thừa tồn kho đang giảm nhanh, đưa các nhà sản xuất gần tới mục tiêu ban đầu của thỏa thuận.

-         Mối lo về chiến tranh thương mại dịu lại khi Mỹ và Trung Quốc đang thúc đẩy các cuộc đàm phán liên quan đến thuế nhập khẩu. Nhiều chuyên gia nhận định giai đoạn căng thẳng nhất có lẽ đã qua, và hàng hóa lại hấp dẫn các nhà đầu tư. Yếu tố địa chính trị luôn tác động tới các thị trường tiền, chứng khoán và hàng hóa.

-         Giá dầu Brent đã tăng hơn 5% trong tháng này, còn WTI tăng hơn 4%. Cả 2 loại đang tiến tới quý tăng giá thứ 3 liên tiếp – dài nhất kể từ cuối 2010.

-         Tổ chức các nước xuất khẩu dầu (OPEC) và Nga tuân thủ cam kết cắt giảm nguồn cung đã đẩy giá dầu vượt 70 USD/thùng đợt thứ 2 kể từ cuối năm 2014. OPEC và Nga đang tính chuyện hợp tác lâu dài trong việc hạn chế nguồn cung, có thể trong 10-20 năm tới. Các yếu tố địa chính trị cũng đang hỗ trợ gía dầu, đáng chú ý là việc Mỹ dọa sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân mà Iran đã ký với Washington và các cường quốc khác năm 2015 (sẽ hết hạn vào tháng 5 tới) đồng thời gia tăng khả năng trừng phạt Tehran. 

-         Tuy nhiên, những vấn đề đó mới chỉ là nguy cơ, còn trên thực tế, nguồn cung từ các nước ngoài OPEC, nhất là Mỹ, đang không ngừng tăng, khiến thị trường khó có thể chuyển sang tình trạng thiếu hụt. Sản lượng của Mỹ đã tăng gần 25% trong 2 năm vừa qua, đạt trên 10 triệu thùng/ngày. Viện Dầu mỏ Mỹ (API) vừa cho biết dự trữ dầu thô của nước này đã tăng 5,3 triệu thùng trong tuần tới 23/3, trong khi trước đó dự đoán là 287.000 thùng.

-         Giá USD đã không tăng mạnh mẽ như dự đoán của giới đầu tư khi Fed tăng lãi suất. Thông báo của Fed cho thấy, ngân hàng trung ương Mỹ có kế hoạch tăng lãi suất 2  lần nữa trong năm nay, thay vì 3 lần nữa như kỳ vọng. Giá USD theo dự báo sẽ tăng khi Fed tăng lãi suất, nhưng đã bị chựng lại trước thông tin này. Một số nhà đầu tư khác thì cho rằng trước khi cuộc họp của Fed về tăng lãi suất kết thúc, giá USD đã tăng nên không còn lực tăng tiếp.

* Trong nước:

-         Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, khối lượng xuất khẩu cao su tháng 3/2018 ước đạt 86 nghìn tấn với giá trị đạt 130 triệu USD. Với ước tính này, khối lượng xuất khẩu cao su 3 tháng đầu năm 2018 của Việt Nam đạt 272 nghìn tấn và 403 triệu USD, tăng 8,9% về khối lượng nhưng giảm 20,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

-         Trung Quốc, Ấn Độ, và Malaysia là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2018, chiếm thị phần lần lượt 53,4%, 8,4% và 6,9%. Các thị trường có giá trị xuất khẩu cao su trong 2 tháng đầu năm 2018 tăng mạnh là Ấn Độ (gấp 3,8 lần), Malaysia (29%) và Indonesia (18,1%).

-         Ở chiều ngược lại, khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 3/2018 đạt 62 nghìn tấn với giá trị đạt 113 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị cao su nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 157 nghìn tấn với giá trị 279 triệu USD, tăng 29,3% về khối lượng và tăng 5,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

-         Bốn thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu trong 2 tháng đầu năm 2018 là Hàn Quốc, Campuchia, Nhật Bản và Thái Lan chiếm 53,7% thị phần. Trong 2 tháng đầu năm 2018, giá trị cao su ở một số thị trường nhập khẩu chính giảm. Trong đó, thị trường có giá trị nhập khẩu giảm mạnh nhất là thị trường Nga với mức giảm là 38,4%, tiếp đến là thị trường Capuchia (-26,2%) và thị trường Nhật Bản (-20,8%). Ngược lại, một số thị trường có giá trị nhập khẩu tăng. Trong đó, thị trường có giá trị nhập khẩu trưởng mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2017 là Malaixia (gấp hơn 2 lần), Trung Quốc ( 52,3%) và Thái Lan ( 17%). 

-         Giá bình quân chào bán của SVR 3L trong tháng 03/2018 đạt 1.734 USD/tấn, giảm 167,8 USD/tấn (-8,9%) so với tháng 02/2018.

BMT, ngày 30 tháng 03 năm 2018

PHÒNG KD XNK