HomeSẢN PHẨMTRÁI CÂY XUẤT KHẨU
Trái cây xuất khẩu

Trái cây xuất khẩu:

Chanh dây (chanh leo)

Chuối Cavendish

Datetime: 30 09 2023
Published in Trái cây xuất khẩu
BÁO CÁO DOANH THU TRÁI CÂY 9 THÁNG 2023
TT ĐVT Kg VND VND/kg
A Quý III/ 2023      
  1 Chuối           1,741,717        17,008,346,870                      9,765
2 Dứa               19,538              74,682,000                      3,822
3 Mít               81,225            236,269,500                      2,909
Tổng quí III        1,842,480    17,319,298,370  
B 9 tháng 2023      
  1 Chuối           3,061,415        36,733,528,530                    11,999
2 Dứa             120,129            576,107,400                      4,796
3 Mít               94,259            285,349,500                      3,027
Tổng 9 tháng 2023        3,275,803    37,594,985,430  
           
  PHÒNG KDXNK

 

Datetime: 27 09 2023
Published in Trái cây xuất khẩu

NDO - Nhật Bản là thị trường có nhu cầu tiêu thụ lớn các sản phẩm nông, lâm, thủy sản nhập khẩu. Đây cũng là thị trường tiềm năng cho hàng nông sản Việt Nam mở rộng khai thác thời gian tới.

Chuối là một trong những mặt hàng trái cây có nhiều tiềm năng xuất khẩu sang Nhật Bản.
Chuối là một trong những mặt hàng trái cây có nhiều tiềm năng xuất khẩu sang Nhật Bản.

Bên cạnh đó, các Hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)... với ưu đãi về thuế quan cũng tạo ra lợi thế cho Việt Nam đưa nông sản sang Nhật Bản. Tuy nhiên, hiện nay nhiều mặt hàng chủ lực vẫn chưa tận dụng được hiệu quả các ưu thế này.

Tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm từ cây công nghiệp

Từ đầu năm 2023 đến nay, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản gặp nhiều khó khăn, lượng và trị giá xuất khẩu sang thị trường này liên tục sụt giảm so cùng kỳ năm 2022. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 5,74 nghìn tấn, trị giá 8,98 triệu USD, giảm 10,4% về lượng và giảm 27,6% về trị giá so cùng kỳ năm 2022.

Trong 8 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu là cao su tự nhiên. Giá xuất khẩu bình quân cao su sang thị trường này đạt 1.565 USD/ tấn, giảm 19,2% so cùng kỳ năm 2022.

Trong 7 tháng đầu năm 2023, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 8 cho Nhật Bản với 5,44 nghìn tấn, trị giá 1,18 tỷ yên (tương đương 8,03 triệu USD), giảm 6,4% về lượng và giảm 18,7% về trị giá so cùng kỳ năm 2022. Thị phần cao su Việt Nam chiếm 1,26% trong tổng lượng nhập khẩu cao su của Nhật Bản, cao hơn so mức 0,99% của 7 tháng đầu năm 2022.

Đối với mặt hàng cà-phê, tỷ trọng xuất khẩu cà-phê robusta sang Nhật Bản tăng. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà-phê của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 78,73 nghìn tấn, trị giá 218,87 triệu USD, tăng 1,1% về lượng và tăng 11,6% về trị giá so cùng kỳ năm ngoái.

Tháng 8/2023, giá xuất khẩu bình quân cà-phê của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt mức 3.132 USD/tấn, tăng 0,9% so tháng 7/2023 và tăng 29,3% so tháng 8/2022. Tính chung 8 tháng đầu năm 2023, giá xuất khẩu bình quân cà-phê của nước ta sang thị trường Nhật Bản đạt mức 2.780 USD/tấn, tăng 10,4% so cùng kỳ năm ngoái.

Tỷ trọng cà-phê Robusta trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tăng từ 66,51% trong 8 tháng đầu năm 2022 lên 69,1% trong 8 tháng đầu năm 2023. Tương tự, tỷ trọng xuất khẩu cà-phê chế biến cũng tăng từ 23,13% trong 8 tháng đầu năm 2022 lên 24,57%. Ngược lại, tỷ trọng xuất khẩu cà-phê Arabica sang Nhật Bản giảm từ 10,36% trong 8 tháng đầu năm 2022 xuống 6,34% trong 8 tháng đầu năm 2023.

Còn nhiều dư địa phát triển

Ngoài các sản phẩm từ cây công nghiệp, Nhật Bản cũng là thị trường có nhu cầu cao về các sản phẩm rau quả, nhất là trái cây từ Việt Nam. Đơn cử như quả chuối, chuối của Việt Nam nhập khẩu vào Nhật Bản đang được hưởng mức thuế ưu đãi và Việt Nam có mức thuế suất theo Hiệp định AJCEP là 0% từ ngày 1/4/2023, trước đó là 3%.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, ngoài lợi thế về thuế quan, hiện tại, nhiều hệ thống tiêu thụ tại Nhật Bản mong muốn nhập khẩu chuối từ Việt Nam thay thế chuối Philippines bởi người tiêu dùng Nhật Bản cho rằng chuối Việt Nam thơm ngon.

Trong 7 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu chuối của Nhật Bản từ Việt Nam đạt 7,9 nghìn tấn, trị giá 1,05 tỷ yên (tương đương 7,1 triệu USD), tăng 62% về lượng và tăng 80,2% về trị giá so cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, tỷ trọng nhập khẩu chuối từ Việt Nam chỉ chiếm 1,3% tổng lượng chuối nhập khẩu. Do đó, vẫn còn rất nhiều dư địa để các doanh nghiệp xuất khẩu chuối mở rộng thị phần tại Nhật Bản.

Tương tự, đối với cà-phê, theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại quốc tế, Việt Nam là nguồn cung cà-phê lớn nhất cho Nhật Bản trong 7 tháng đầu năm 2023, lượng đạt hơn 65 nghìn tấn, trị giá 152,5 triệu USD, giảm 8,2% về lượng và giảm 3,6% về trị giá so cùng kỳ năm 2022. Mặc dù vậy, thị phần cà-phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản tăng từ 27,65% trong 7 tháng đầu năm 2022 lên 31,38% trong 7 tháng đầu năm 2023.

Tham tán thương mại Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho rằng, Nhật Bản giảm nhập khẩu cà-phê từ các nguồn cung lớn chỉ diễn ra trong ngắn hạn. Nguyên nhân chính là do kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao khiến nhu cầu tiêu thụ cà-phê giảm. Tuy nhiên, theo dự báo, triển vọng cuối năm cho các mặt hàng cà-phê xuất khẩu vào Nhật Bản sẽ rất khả quan do nhu cầu tăng trở lại.

 

Datetime: 13 09 2023
Published in Trái cây xuất khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(KTSG Online) – Lượng xe vận chuyển hàng hoá nằm chờ xuất khẩu sang Trung Quốc tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang có chiều hướng gia tăng trong những ngày qua, trong đó chủ yếu là các xe chở trái cây

Lượng xe chờ xuất khẩu hàng hóa đang tăng, nhưng trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc vẫn thông suốt. Ảnh minh hoạ: Trung Chánh

Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn thuộc UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có báo cáo tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, tính đến 20 giờ ngày 12-9, tổng số xe chở hàng hoá xuất khẩu nằm chờ tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh là 874 xe. Trong đó, xe chở trái cây vẫn chiếm số lượng lớn nhất với 473 xe; 131 xe chở các loại mặt hàng khác và 270 xe nằm ngoài khu vực cửa khẩu chưa xác định được mặt hàng.

Số lượng xe nằm chờ xuất khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có chiều hướng giá tăng đáng kể trong những ngày gần đây.

Cụ thể, nếu so với ngày trước đó, lượng xe nằm chờ trong ngày 12-9 tăng thêm 101 xe; còn nếu so với ngày 10-9, thì lượng xe nằm chờ tăng 294 xe (ngày 10-9 có 580 xe nằm chờ); tăng 503 xe so với ngày 9-9; tăng 550 xe so với ngày 8-9; tăng 601 xe so với ngày 7-9; tăng 675 xe so với ngày 6-9 và tăng 677 xe so với ngày 5-9…

Lượng xe nằm chờ xuất khẩu tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn gia tăng trong những ngay qua được xác định do lượng xe (nhất là xe chở trái cây) từ nội địa đưa lên gia tăng. Bởi lẽ, năng lực thông quan những ngày qua luôn được duy trì ổn định ở mức trên 1.000 xe mỗi ngày.

Cụ thể, tổng lượng xe thông quan vào ngày 5-9 đạt 1.198 xe; ngày 6-9 là 1.242 xe; ngày 7-9 là 1.214 xe; ngày 8-9 là 1.178 xe; ngày 9-9 là 1.348 xe; ngày 10-9 là 1.258 xe; ngày 11 và 12-9 lần lượt đạt 1.216 và 1.230 xe.

Trao đổi với KTSG Online, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho biết hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc vẫn được duy trì ổn định, không có chuyện Trung Quốc gây khó dễ hay đóng cửa dẫn đến ùn ứ.

“Phía Trung Quốc không có thông báo nào về việc dừng nhập khẩu cây ăn trái của mình”, ông Nguyên nói và cho biết, trước đây khi xảy ra dịch Covid-19, thì khi đóng cửa biên giới, Trung Quốc đều ra thông báo và dán ở các cửa khẩu, kể cả tiếng Việt và tiếng Trung.

Trước đó, vào ngày 5-9, bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đã ký văn bản về việc kiểm soát đối tượng kiểm dịch thực vật tại các vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Theo đó, bà Hương cho biết, đơn vị này đã nhận được thông báo của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) về trường hợp phát hiện một số lô hàng bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật trên chuối, xoài, mít, sầu riêng và thanh long của Việt Nam xuất khẩu sang quốc gia này.

Việc không kiểm soát hiệu quả các đối tượng kiểm dịch thực vật ngay từ vùng trồng và cơ sở đóng gói được xác định là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các lô hàng không đáp ứng được quy định của Trung Quốc. Điều này, làm mất uy tín hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, thậm chí có nguy cơ làm mất thị trường.

Chính vì vậy, Cục Bảo vệ thực vật ban hành văn bản nêu trên nhằm thông báo, hướng dẫn các chủ mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói vi phạm điều tra nguyên nhân và thực hiện các biện pháp khắc phục.

Báo cáo của Tổng cục Hải quan cho thấy, 7 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu rau quả Việt Nam đạt khoảng 3,3 tỉ đô la Mỹ, tăng 68,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam khi chiếm trên dưới 60% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành.

KTSG Online

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Datetime: 18 08 2023
Published in Trái cây xuất khẩu

 

Nhiều loại trái cây xuất khẩu bị Tổng cục Hải quan Trung Quốc cảnh báo vi phạm kiểm dịch bảo vệ thực vật, còn sầu riêng xuất khẩu có trái non, kém chất lượng. Đây đang là những vấn đề tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với ngành hàng trái cây VN ở thị trường Trung Quốc.

Sầu riêng, chuối, mít, xoài, thanh long đều có vi phạm

Theo Cục Bảo vệ thực vật (BVTV- Bộ NN-PTNT), hằng tháng, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đều cập nhật thông báo vi phạm (nếu có) của hàng hóa nông sản VN. Đáng lưu ý, thời gian gần đây, số vụ việc vi phạm kiểm dịch thực vật nhóm hàng trái cây tăng bất thường. Trong đó, vi phạm nhiều nhất là phát hiện dịch hại trên nhiều loại trái cây đang xuất khẩu khối lượng rất lớn sang thị trường Trung Quốc như mít, thanh long, chuối, xoài. Sầu riêng thì ít hơn. Đối với các lô hàng này, dù không bị trả về nhưng phía Trung Quốc yêu cầu xử lý làm sạch, loại bỏ vi sinh vật gây hại khiến doanh nghiệp (DN) tốn kém chi phí, làm chậm tiến độ thông quan, và ảnh hưởng uy tín của trái cây VN.

Trái cây có sâu bệnh, dịch hại gì hay không, sầu riêng hay trái cây nói chung thu hoạch thời điểm nào ngon nhất thì nông dân, nhà vườn biết rõ nhất. Nhưng nếu đợi đúng ngày cắt trái mà giá rớt thì họ buộc phải cắt non bán trước nên rất khó nói nông dân giữ trái để đảm bảo chất lượng nếu như không có chế tài xử phạt nhằm điều chỉnh.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả VN

Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Quý Dương, Cục phó Cục BVTV, cho biết trái cây xuất khẩu sang Trung Quốc có sản lượng tập trung nhiều nhất ở Nam bộ, Tây nguyên. Thông báo từ phía Trung Quốc đều kèm theo các mã số vi phạm, Cục BVTV đều truy xuất được đến từng địa phương. "Qua truy xuất thì 19 tỉnh, TP ở Nam bộ, Tây nguyên gần như địa phương nào cũng có mã số vi phạm. Dịch hại được phát hiện trên nhiều mặt hàng trái cây là rệp sáp và các loại trái cây từ thanh long, chuối, xoài, sầu riêng, mít đều có loài này", ông Dương nói.

Kiểm tra chặt chẽ trái cây xuất khẩu sang Trung Quốc
 
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả VN, cho rằng vi phạm kiểm dịch thực vật phát hiện trên nhóm hàng trái cây xuất khẩu chủ lực tiềm ẩn nhiều rủi ro, thiệt hại khi Trung Quốc áp dụng kiểm soát chặt chẽ hơn, thậm chí không loại trừ tạm dừng nhập khẩu. Không chỉ có vi phạm quy định kiểm dịch thực vật, việc kiểm soát chất lượng trái cây xuất khẩu sang Trung Quốc, cụ thể là sầu riêng, cũng đang là một vấn đề không thể lơ là, coi nhẹ. 

Trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc đạt 835 triệu USD, chiếm 95% tổng giá trị xuất khẩu loại trái cây này. Tuy nhiên thời gian gần đây, Hiệp hội Rau quả VN nhận được phản ánh cho biết các DN VN liên tục bị đối tác Trung Quốc phàn nàn sầu riêng có cơm bị sượng, nhạt, thậm chí là không chín do trái bị hái non. Cùng một container nhưng chất lượng quả sầu riêng không đồng đều, DN phải hạ giá bán rẻ cho đối tác đưa vào làm hàng chế biến thay vì tốn kém thêm chi phí đưa hàng về nước.

Siết chất lượng trái cây xuất khẩu sang Trung Quốc - Ảnh 2.
 

Các địa phương, doanh nghiệp cần kiểm soát chặt chẽ dịch hại, chất lượng trái cây xuất khẩu vào Trung Quốc

THANH LIÊM

 

Datetime: 08 08 2023
Published in Trái cây xuất khẩu
NDO - Trung Quốc đang là thị trường nhập khẩu nông sản Việt Nam nhiều nhất trong 7 tháng đầu năm 2023. Trong khi kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang Mỹ chiếm 20,4%, giảm 29,3% và Nhật Bản chiếm 7,6%, giảm 6,9% thì giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng 21,9%, tăng 12,5% so cùng kỳ năm 2022.
Thanh long là một trong những mặt hàng trái cây xuất khẩu nhiều sang thị trường Trung Quốc.
Thanh long là một trong những mặt hàng trái cây xuất khẩu nhiều sang thị trường Trung Quốc.

Tính riêng 2 quý đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang thị trường Trung Quốc ước đạt 5,2 tỷ USD. Trong đó, giá trị xuất khẩu nhiều mặt hàng có sự tăng trưởng đột phá như: gạo, rau quả, hạt điều…

Nhu cầu lớn từ thị trường Trung Quốc

Với ngành hàng rau quả, 6 tháng đầu năm 2023 ghi nhận kim ngạch xuất khẩu bứt phá sang thị trường Trung Quốc với 1,76 tỷ USD, tăng 121,9% so cùng kỳ năm 2022; chiếm 65,8% tổng trị giá xuất khẩu hàng rau quả.

Riêng mặt hàng trái cây, Trung Quốc nhập khẩu nhiều thanh long, sầu riêng, chuối, mít, xoài… Nhất là sầu riêng, 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt hơn 915 triệu USD, tăng 997,4% so cùng kỳ năm ngoái, trong số này chủ yếu là xuất sang Trung Quốc.

Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, Ngô Tường Vy cho biết: Năm 2023, mặc dù Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ hàng rào kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng với chất lượng ngày càng cao, giá cạnh tranh nên trái cây của Việt Nam được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng. Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, dự báo xuất khẩu trái cây trong nửa cuối năm 2023 sẽ tiếp tục khả quan, đặc biệt là vào mùa lễ hội khi nhu cầu tăng mạnh.

Kiểm tra trái cây trước khi xuất khẩu tại Công ty Vina T&T Group. (Ảnh MINH HÀ)
Tăng hiệu quả xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Cùng với rau quả, mặt hàng gạo đang có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ tại thị trường Trung Quốc. Nguyên nhân một phần là do sản lượng gạo của Trung Quốc được dự báo sẽ giảm trong năm 2023, trong khi nhu cầu tiêu thụ lại tăng cao, nhất là các chủng loại gạo chính như: gạo nếp, gạo trắng, gạo thơm và một số ít là gạo giống Nhật, gạo lứt, gạo vi chất…

Với mặt hàng thủy sản, mặc dù 6 tháng đầu năm vẫn đang trong tình trạng sụt giảm kim ngạch xuất khẩu tại thị trường Trung Quốc nhưng tháng 6/2023, tốc độ giảm đã về mức một con số, giảm 7,9% so cùng kỳ năm 2022, đạt 121,97 triệu USD.

Riêng mặt hàng tôm, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tháng 6 là tháng đầu tiên kể từ đầu năm nay, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc ghi nhận tăng so cùng kỳ năm ngoái với mức tăng 19%, đạt 59 triệu USD.

Theo số liệu thống kê của cơ quan Hải quan Trung Quốc, 6 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc đạt 9,85 tỷ USD, tăng 21,7% so cùng kỳ năm 2022.

Ngoài ra, trong quý II/2023, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm 75,23% về lượng và chiếm 73,93% về trị giá trong tổng xuất khẩu của cả nước, đạt 288,9 nghìn tấn, trị giá 382,77 triệu USD, tăng 12,8% về lượng, nhưng giảm 8% về trị giá so quý II/2022.

Thị phần cao su Việt Nam chiếm 12,57% về lượng và chiếm 11,27% về trị giá trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc, cao hơn so cùng kỳ năm 2022.

Triển vọng những tháng cuối năm

Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ phục hồi lên mức 5,6% trong năm 2023. Do đó, dự báo từ nay đến cuối năm, xuất khẩu nông sản vào thị trường này sẽ tăng nhẹ khi một số mặt hàng như: rau quả, gạo, điều vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng; các mặt hàng thủy sản, đồ gỗ, sắn có thể phục hồi nhẹ trong những tháng cuối năm 2023.

 

Cụ thể, với mặt hàng sắn, trong 2 tháng gần đây, nhập khẩu sắn và tinh bột sắn của Trung Quốc giảm so cùng kỳ năm 2022 do đang vào mùa tiêu thụ thấp điểm.

Thời gian tới, dự báo nhu cầu tiêu thụ sắn và tinh bột sắn của Trung Quốc sẽ sôi động trở lại khi nước này chuẩn bị bước vào mùa sản xuất bánh trung thu. Mặc dù, tại thị trường Trung Quốc, sắn và tinh bột sắn của Việt Nam đang phải cạnh tranh mạnh với các nước như: Thái Lan, Lào và Campuchia, song với lợi thế giá rẻ, giao thương quen thuộc, thị trường gần, doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể mở rộng thị phần tại thị trường Trung Quốc.

Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ phục hồi lên mức 5,6% trong năm 2023. Do đó, dự báo từ nay đến cuối năm, xuất khẩu nông sản vào thị trường này sẽ tăng nhẹ.

Ngoài ra, cao su cũng là mặt hàng tiềm năng có thể lấy lại mức tăng trong những tháng cuối năm khi nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc tăng lên.

Cụ thể, trong mấy tháng gần đây, nhập khẩu cao su của Trung Quốc liên tục tăng khi ngành ô-tô nước này bắt đầu có những tín hiệu tăng trưởng tích cực.

Với ngành hàng rau quả, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ 3 thế giới.

Theo số liệu thống kê từ cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 6 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu rau quả của Trung Quốc đạt 13,7 tỷ USD, tăng 6,8% so cùng kỳ năm 2022.

Với lợi thế về vị trí địa lý gần với Trung Quốc, việc vận chuyển rau quả tươi của Việt Nam sang thị trường này có chi phí thấp hơn, giữ được độ tươi và chất lượng, nên có khả năng cạnh tranh hơn so các nguồn cung cấp khác.

Để thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang thị trường Trung Quốc những tháng cuối năm 2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, dự kiến vào tháng 9 tới, Bộ sẽ xem xét, bàn cụ thể việc ký biên bản ghi nhớ hợp tác trong phát triển nông nghiệp và giao thương nông, lâm, thủy sản giữa Việt Nam với các tỉnh Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc).

Bộ cũng xúc tiến thành lập “Hiệp hội Doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản Việt Nam-Quảng Tây” và “Hiệp hội Doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản Việt Nam-Vân Nam”; đồng thời thúc đẩy kỹ thuật để sớm ký kết Nghị định thư với Tổng cục Hải quan Trung Quốc về yêu cầu an toàn thực phẩm, kiểm dịch và kiểm tra đối với sản phẩm thủy sản xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc; tổ chức Hội thảo “Giải pháp xây dựng và bảo vệ thương hiệu trái sầu riêng Việt Nam tại thị trường Trung Quốc”; Hội thảo “Hình thành chuỗi logistics nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc”.

Datetime: 21 07 2023
Published in Trái cây xuất khẩu

 

21/07/2023 Bộ NN&PTNT đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc kiểm soát đối tượng kiểm dịch thực vật tại các vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu và tại các cửa khẩu.

 
Kiểm tra chặt chẽ trái cây xuất khẩu sang Trung Quốc - Ảnh 1.

Bộ NN&PTNT đề nghị quản lý tốt và hiệu quả các đối tượng kiểm dịch thực vật ngay từ các vùng trồng và cơ sở đóng gói

Theo đó, Bộ NN&PTNT sẽ tạm dừng sử dụng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói liên quan tới lô hàng xuất khẩu không đáp ứng yêu cầu phía Trung Quốc và tái phạm nhiều lần.

Việc không kiểm tra hoặc không đảm bảo tuân thủ quy trình có thể dẫn đến bỏ sót các trường hợp không đáp ứng yêu cầu mà vẫn được xuất khẩu. Điều này có thể dẫn đến việc bị phía Trung Quốc và nước nhập khẩu áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt hơn, thậm chí tạm ngừng nhập khẩu một hoặc toàn bộ các mặt hàng nông sản từ Việt Nam.

Bộ NN&PTNT cho biết đã nhận được một số thông báo của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) liên quan đến vi phạm yêu cầu về kiểm dịch thực vật của các lô hàng chuối, mít, xoài, nhãn, thanh long và sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.

Để bảo đảm việc tuân thủ quy định và tránh nguy cơ bị áp các biện pháp kiểm soát chặt chẽ từ phía Trung Quốc, đồng thời để quản lý tốt và hiệu quả các đối tượng kiểm dịch thực vật ngay từ các vùng trồng và cơ sở đóng gói, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tại địa phương một số nội dung. Đó là bố trí đủ nguồn lực để thực hiện công tác kiểm tra và giám sát các vùng trồng và cơ sở đóng gói đã được cấp mã số; tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến rộng rãi quy định của Trung Quốc cũng như tài liệu hướng dẫn kỹ thuật từ Bộ NN&PTNT (Cục Bảo vệ thực vật) để tổ chức và cá nhân tham gia sản xuất và xuất khẩu sang Trung Quốc biết và tuân thủ.

Chỉ đạo Sở NN&PTNT tăng cường kiểm soát chặt chẽ các đối tượng kiểm dịch thực vật của Trung Quốc tại các vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số trên địa bàn tỉnh; yêu cầu các cơ sở đóng gói phải thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật đảm bảo làm sạch sinh vật gây hại trên hàng hóa trước khi xuất khẩu; có cơ chế giám sát quy trình đóng gói tại các cơ sở đóng gói.

Đối với các trường hợp vi phạm quy định kiểm dịch thực vật theo thông báo từ phía Trung Quốc, Bộ NN&PTNT sẽ thực hiện tạm dừng đối với các mã số liên quan để điều tra nguyên nhân để áp dụng biện pháp khắc phục phù hợp.

Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố có cửa khẩu xuất khẩu chỉ đạo cho các cơ quan chức năng liên quan phối hợp với cơ quan kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu thực hiện kiểm tra chặt chẽ hàng hóa theo quy định của Trung Quốc và các nước nhập khẩu.

Đỗ Hương