HomeTIN TỨCTHỊ TRƯỜNG
Datetime: 31 05 2023

Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang có nhu cầu gia tăng nhập khẩu chuối Việt Nam, đặc biệt là chuối có chứng nhận hữu cơ để tiêu thụ trong hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ cho người tiêu dùng Nhật Bản.

Theo Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, một số hệ thống siêu thị tại Nhật Bản đã có kế hoạch tăng nhập khẩu Chuối Việt Nam. Cụ thể, doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tập trung nhập khẩu giống chuối Fohla được bón phân bò trong mô hình VAC khép kín và chuối có chứng nhận hữu cơ.

Trước mắt, đã có Tập đoàn AEON đang có nhu cầu nhập khẩu chuối với khối lượng không giới hạn, miễn là các đối tác Việt Nam có thể đáp ứng, đảm bảo chất lượng", ông Minh nói.

Cũng theo ông Minh, với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Bộ Công thương, AEON đặt mục tiêu gia tăng tỷ lệ đưa hàng Việt Nam vào hệ thống siêu thị của tập đoàn này tại Việt Nam và khu vực. Cụ thể năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam qua hệ thống của AEON đạt 500 triệu USD và hướng tới đạt 1 tỉ USD vào năm 2025.

Tại Nhật Bản, chuối nằm trong số trái cây nhiệt đới được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Xuất khẩu chuối Việt Nam vào thị trường này còn ở mức khiêm tốn, có nhiều cơ hội để gia tăng trong những năm tới.

Theo ông Minh, chuối nhập khẩu từ Việt Nam được người tiêu dùng tại Nhật Bản ưa chuộng bởi có chất lượng thơm ngon hơn so với chuối Philippines. Đây là lý do khiến nhiều doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tăng nhập khẩu chuối Việt Nam.

Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản thông tin, năm 2022, chuối Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản chỉ đạt hơn 7 triệu USD, chiếm chưa đầy 1% thị phần nhập khẩu chuối của Nhật Bản. Tuy nhiên, sản phẩm chuối khô của Việt Nam dẫn đầu trong thị phần nhập khẩu vào Nhật Bản khi chiếm gần 60%.

Ông Minh nhìn nhận trên thực tế, các sản phẩm rau quả thâm nhập thành công vào Nhật Bản, để giữ được thị trường lâu dài, bền vững là việc không đơn giản. Nước này có tiêu chuẩn cao đối với chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Rau quả xuất khẩu tươi vào Nhật Bản, trong đó có chuối cần phải đảm bảo sự ổn định về giá bán và sản lượng cung ứng. Theo đó, các DN xuất khẩu Chuối cần thực hiện liên kết đồng bộ từ khâu trồng trọt, xử lý, bảo quản, vận chuyển và xuất khẩu để kiểm soát chặt chẽ chất lượng, các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc...

Theo: Báo Thanh Niên
Datetime: 16 05 2023
Hiệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên cho biết cán cân cung - cầu trên thị trường cao su thế giới trong năm 2023 nhiều khả năng sẽ nghiêng về thiếu hụt nguồn cung. Đây sẽ là yếu tố thúc đẩy đà tăng cho giá cao su ngay trong quý II.
Cục Xuất nhập khẩu  (Bộ Công Thương) cho biết nửa cuối tháng 4, giá cao su  tại các sàn giao dịch chủ chốt tại châu Á có xu hướng phục hồi nhẹ do lo ngại thiếu hụt nguồn cung.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange (OSE) Nhật Bản giá cao su tăng lên mức cao nhất tháng vào ngày 19/4, đạt 208 Yên/kg, sau đó giảm trở lại nhưng so với cuối tháng trước giá vẫn tăng nhẹ. Ngày 28/4, giá cao su RSS3 giao kỳ hạn gần ở mức 206,1 Yên/ kg (tương đương 1,52 USD/kg), tăng 0,5% so với cuối tháng 3 nhưng vẫn giảm 17% so với cùng kỳ năm 2022.

 (Nguồn: Cục Xuất nhập khẩu)

Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su cũng tăng lên mức cao nhất tháng vào ngày 20/4 (đạt 11.880 Nhân dân tệ/tấn), sau đó giảm trở lại. Ngày 28/4, giá cao su RSS3 giao kỳ hạn gần ở mức 11.625 Nhân dân tệ/tấn (tương đương 1,71 USD/kg), giảm 2% so với cuối tháng 3 và giảm 0,6% so với cùng kỳ năm 2022.

(Nguồn: Cục Xuất nhập khẩu

Tại Thái Lan, giá cao su RSS3 chào bán ở mức 53,29 Baht/kg vào ngày 28/4 (tương đương 1,56 USD/kg), tăng 1% so với cuối tháng 3 nhưng vẫn giảm 21% so với cùng kỳ năm 2022.

(Nguồn: Cục Xuất nhập khẩu

Trước đó trong quý I, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt tại châu Á biến động mạnh. Sau khi tăng mạnh trong tháng 1, giá cao su có xu hướng giảm trở lại trong tháng 2, tháng 3 do những các cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ và EU phủ bóng đen lên triển vọng kinh tế toàn cầu, làm dấy lên lo ngại nhu cầu cao su trong sản xuất và tiêu dùng giảm, gây áp lực lên giá sản phẩm.

Ngoài ra, các hoạt động sản xuất tại các nước tiêu thụ cao su lớn như Trung Quốc và Nhật Bản vẫn chưa thực sự hồi phục khiến xu hướng giá cao su trên thị trường chưa ổn định.

Ở chiều ngược lại, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước không có nhiều biến động trong quý I. Diễn biến giá cao su trong nước cùng chiều với xu hướng giá thế giới, tuy nhiên xu hướng giá yếu hơn khá nhiều so với giá niêm yết trên các sở giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới. Trong khi đó, giá năng lượng tăng kéo theo chi phí logistics tăng cũng là một yếu tố gây sức ép lên xuất khẩu  cao su giai đoạn đầu năm.

Trong tháng 4, giá mủ nước tại Bình Phước và Đồng Nai giữ ở mức 270-280 đồng/TSC; Tại Đắk Lắk, Phú Yên, Quảng Trị giao dịch ở mức 250 đồng/TSC; còn ở các vùng nguyên liệu khác, giá cao su ghi nhận trong khoảng 225 – 240 đồng/TSC.

Hiệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) cho biết trong năm 2023, sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu dự báo đạt khoảng 14,916 triệu tấn, tiêu thụ dự kiến đạt 14,912 triệu tấn.

Các dữ liệu đều cho thấy cán cân cung - cầu trên thị trường cao su thế giới  nhiều khả năng sẽ nghiêng về thiếu hụt nguồn cung. Đây sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy đà tăng cho giá cao su ngay trong quý II.

Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế thế giới vẫn cần thêm thời gian để ổn định trở lại sau cú sốc của ngành ngân hàng hồi tháng 3. Thêm vào đó, hoạt động sản xuất tại Trung Quốc chưa thực sự hồi phục như dự đoán. Do vậy, Cục Xuất nhập khẩu cho rằng giá cao su thế giới vẫn sẽ phải đối mặt những sức ép nhất định.

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Datetime: 12 05 2023

Làm sao để giải quyết tình trạng "trống trước, dột sau" cho chuỗi giá trị xuất khẩu nông sản chất lượng cao? 

 
Bài toán xuất khẩu nông sản Việt nhìn từ kinh nghiệm Thái Lan: Thiếu hệ sinh thái từ doanh nghiệp, chuyên gia đến đội ngũ xúc tiến hỗ trợ người nông dân - Ảnh 1.

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nông sản định hướng xuất khẩu tăng khả năng tiếp cận thị trường và cơ hội kinh doanh, Sáng kiến Hỗ trợ Phụ nữ Khởi nghiệp và Kinh doanh (WISE) đã tổ chức sự kiện kết nối kinh doanh, hỗ trợ xuất khẩu tại TP.HCM.

Tại sự kiện, ông Lê Hoàng Tài – Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương) – cho biết ba tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nông sản lại sụt giảm so với cùng kỳ năm 2022.

Xu hướng suy giảm đã xuất hiện từ cuối năm 2022, nhiều đơn hàng bị hủy hoặc hoãn. Đây là sự ảnh hưởng bởi hiệu ứng suy giảm dây chuyền từ bối cảnh kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, theo ông Lê Hoàng Tài, dù thế giới cắt giảm chi phí cho tiêu dùng nhưng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm nói chung và hàng nông sản nói riêng vẫn có dư địa, còn tín hiệu tốt.

Tạm thời, thị trường Trung Quốc vẫn đang là thị trường tiêu thụ hàng nông sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Sắp tới, nước này cũng có kế hoạch phát triển vùng trồng, thay thế hàng nhập khẩu (đơn cử như sầu riêng). Đây là một tín hiệu được ông Lê Hoàng Tài cảnh báo doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.

Việt Nam có thế mạnh là nước nông nghiệp xuất khẩu nông sản nhưng hầu hết là xuất khẩu nông sản thô. Sản phẩm qua chế biến còn quá nhỏ so với tỷ trọng nông sản sản xuất được.

Trong khi đó, thị trường thế giới rất chú trọng các sản phẩm hữu cơ, đảm bảo vấn đề sức khoẻ và môi trường. "Nếu sản phẩm của chúng ta cứ loay hoay với cách làm cũ thì sẽ không đáp ứng xu hướng tiêu dùng của thị trường thế giới", ông Tài nói.

Một điểm nghẽn nữa là hoạt động xúc tiến thương mại thiếu chuyên nghiệp. Ông Tài chia sẻ, doanh nghiệp Việt Nam tham gia triển lãm xúc tiến thương mại không bài bản, từ công tác chuẩn bị, đóng gói đến trưng bày đều chưa kỹ càng, dẫn đến thiếu sức cạnh tranh.

Bài toán xuất khẩu nông sản Việt nhìn từ kinh nghiệm Thái Lan: Thiếu hệ sinh thái từ doanh nghiệp, chuyên gia đến đội ngũ xúc tiến hỗ trợ người nông dân - Ảnh 2.

Lý giải điều này, bà Hạnh nói: "Trong nghề, chúng tôi gọi đó là điểm knock-out, tức là không đạt yêu cầu tiêu chuẩn thì không nói chuyện gì đến xuất khẩu nữa. Nó không phải khó khăn mà nó là tấm giấy thông hành rất hiển nhiên".

Tuy vậy, đối với nông dân hay ngư dân, hiểu đúng về tiêu chuẩn và tính tuân thủ như đạo đức trong làm ăn cũng chưa trở thành một tập quán. "Chúng ta còn khá tùy tiện", bà Hạnh nói về câu chuyện đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn.

Bà Hạnh kể rằng, trong chuyến thăm Bộ Nông nghiệp và các hợp tác xã của Thái Lan, một lãnh đạo ngành nước bạn bày tỏ quan điểm: Người nông dân chuyên nghiệp chỉ cần làm tốt một công việc duy nhất là đảm bảo sản xuất đạt chất lượng ổn định, còn lại cả hệ sinh thái phải ở xung quanh họ để hỗ trợ.

Ví dụ, Chính phủ đưa ra chính sách đúng và có tính dự phóng. Doanh nghiệp làm tất cả công việc để cung cấp cho người nông dân thông tin thị trường cần thiết. Đội ngũ xúc tiến chuyên nghiệp của nhà nước hay tư nhân phải làm giúp cho nông dân công việc marketing và phân phối. Các trường Đại học và chuyên gia thì giám sát.

Hiện tại, ở Việt Nam, chúng ta hay nói nông dân phải theo dõi thị trường. "Nông dân làm sao hiểu thị trường được?", bà Hạnh băn khoăn. Nông dân Việt Nam không nhận được hệ sinh thái như vậy sẽ gặp tình trạng "trống trước, dột sau" . Đó là chưa kể giá logistics ở Việt Nam rất cao, làm giảm năng lực cạnh tranh.

Dẫn chứng cho việc cách phát triển năng lực xuất khẩu nông sản còn chung chung, thiếu chuyên nghiệp, bà Vũ Kim Hạnh chia sẻ: "Có một công ty phân phối của Hà Lan hỏi tôi rằng khi tôi làm công việc kết nối và xúc tiến như vậy, bà nhận được chiết khấu phần trăm thế nào trên toàn bộ chuỗi giá trị".

Bà Hạnh thật tình trả lời "Không. Chúng tôi không thu bất kỳ khoản nào". Thế là đối tác từ chối làm việc với bà vì đánh giá "đây là một chuỗi không ổn định, không vững vàng".

Từ đó, bà Vũ Kim Hạnh đưa ra một tổng kết thực tế, ở Việt Nam, người làm công tác xúc tiến, hỗ trợ chưa quen với việc tính toán chi phí với doanh nghiệp. Nhưng thương mại chuyện nghiệp bắt buộc phải như vậy.

"Chúng ta còn phải khiêm tốn đi học (lề lối) chuyên nghiệp trong cách làm ăn của các nước làm thương mại giỏi, như châu Âu", bà Hạnh đưa ra khuyến nghị.

Nhịp Sống Thị Trường