iệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) dự báo xu hướng giá cao su sẽ tiếp tục tăng trong 2 tháng cuối năm 2020 do nhu cầu tăng.
Trong tháng 10/2020, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt tăng mạnh do ngành thế giới hồi phục sau đại dịch Covid-19. Hiệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) dự báo xu hướng giá cao su sẽ tiếp tục tăng trong 2 tháng cuối năm 2020 do nhu cầu tăng.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong tháng 10/2020, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt tăng mạnh. Giá cao su tăng mạnh là do ngành thế giới hồi phục sau đại dịch Covid-19. Tháng 9/2020 đánh dấu tháng đầu tiên ngành ô tô hồi phục gần như trên khắp toàn cầu, sau giai đoạn dài ảm đạm do dịch bệnh.
Tiêu thụ xe chở khách của Trung Quốc tháng 9/2020 tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2019 lên 1,91 triệu chiếc; tiêu thụ ô tô khách của Ấn Độ trong tháng 9/2020 cũng tăng 31,2% so với cùng kỳ năm 2019, là mức tăng nhiều nhất trong vòng 27 tháng qua. Tiêu thụ xe hơi ở các thị trường Mỹ, châu Âu… cũng bắt đầu hồi phục.
Một nguyên nhân nữa là do mưa lớn ảnh hưởng tới sản xuất cao su của những nước sản xuất chủ chốt, nhất là Thái Lan và Việt Nam.
Ngoài ra, Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 23/10/2020 thông báo sẽ áp dụng các biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm cao su nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Liên minh châu Âu kể từ ngày 28/10/2020, cụ thể là cao su tổng hợp EPDM (ethylene propylene diene monomer (M-class)) – có thể khiến nhu cầu cao su thiên nhiên của nước này tăng lên.
Hiệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) dự báo xu hướng giá cao su sẽ tiếp tục tăng trong 2 tháng cuối năm 2020 do nhu cầu tăng.
ANRPC dự báo Trung Quốc sẽ tiêu thụ 1,38 triệu tấn cao su trong quý IV/2020, gần sát mức 1,40 triệu tấn của cùng kỳ năm 2019, lượng nhập khẩu dự kiến sẽ tăng 1,6% so với năm 2019; tiêu thụ cao su ở Ấn Độ cũng dần phục hồi trong bối cảnh sản lượng cao su tự nhiên của Ấn Độ năm 2020 dự báo sẽ giảm 42 nghìn tấn, xuống còn 668 nghìn tấn. Trong khi đó, sản lượng cao su tự nhiên của Thái Lan năm 2020 dự báo sẽ giảm 332 nghìn tấn so với cùng kỳ năm 2019, xuống còn 4,48 triệu tấn.
Theo ước tính, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 10/2020đạt 200 nghìn tấn, trị giá 266 triệu USD, giảm 2,8% về lượng, nhưng tăng 0,2% về trị giá so với tháng 9/2020, tăng 4,3% về lượng và tăng 6,8% về trị giá so với tháng 10/2019; giá xuất khẩu cao su bình quân tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2019, lên mức 1.330 USD/tấn.
Lũy kế 10 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cao su ước đạt 1,31 triệu tấn, trị giá 1,69 tỷ USD, tăng 0,8% về lượng, nhưng giảm 4,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019; giá xuất khẩu cao su bình quân ở mức 1.286 USD/ tấn, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo Hoàng An/ TC Công thương
Chiều 16/11, giá cao su kỳ hạn tháng 4/2021 trên sàn Osaka tăng 2,7 JPY (1%) lên 238,3 JPY (2,27 USD)/kg sau thông tin kinh tế Nhật Bản tăng trưởng 21,4% trong quý III/2020, mức tăng mạnh nhất kể từ sau thế chiến thứ 2. Đây là quý đầu tiên trong vòng 4 quý GDP của Nhật tăng, sau khi giảm 28,8% trong giai đoạn tháng 4-6/2020. Như vậy, trong vòng 1 tuần qua, giá đã tăng khoảng 10%. Trên sàn Thượng Hải, giá cao su sáng nay cũng tăng 1,4% lên 14.655 CNY/tấn (kỳ hạn tháng 1/2020). Sản xuất công nghiệp của Trung Quốc tháng 10/2020 tăng 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn mức dự báo của các nhà phân tích.
Ở các nước sản xuất cao su chủ chốt ở Châu Á, giá cũng đồng loạt tăng.
Tại Malaysia, phiên cuối tuần 13/11, giá cao su SMR 20 tăng 7 sen lên 638,5 ringgit/kg, trong khi mủ latex giá 594 US ringgit/kg. Ngành cao su Malaysia dự báo thị trường sẽ hồi phục trong tuần này, trước khi mùa mưa đến.
Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất găng tay cao su Malaysia cho biết nhu cầu đối với mặt hàng găng tay vẫn đang tiếp tục tăng nhanh khi Châu Âu, Mỹ và nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới đang bùng nổ trở lại làn sóng lây nhiễm Covid-19.
Tại Thái Lan, giá mủ cao su cuối tuần qua (ngày 13/11) tăng trở lại mức 48 baht/kg, sau khi giảm từ 70-71 YHB/kg xuống 42 THB hồi đầu tuần trước.
xuất lớn như Việt Nam và Indonesia, trong khi sản lượng của Thái Lan giảm do mưa lớn ở miền Nam” là lý do kéo giá cao su tăng trở lại. Cũng theo ông Tangavirapat, nhu cầu dự báo sẽ vẫn tiếp tục tăng tới đầu năm 2021 do “ngành sản xuất găng gay và săm lốp cao su tiếp tục tăng trưởng. Bên cạnh đó, Trung Quốc – thị trường tiêu thụ găng tay cao su lớn nhất của Thái Lan, sẽ tìm cách bổ sung nguyên liệu dự trữ – sẽ khiến giá mủ cao su Thái Lan tăng trở lại mức 80 THB/kg”.
Ông Tangavirapat của RAOT cho biết, sản lượng cao su của Thái Lan năm nay ước đạt 4,9 triệu tấn, trong đó 4,18 triệu tấn sẽ được xuất khẩu ra thị trường quốc tế, trong đó có Trung Quốc và Anh, đạt kim ngạch khoảng 11,2 tỷ USD.
Tham khảo: Nationthailand, Xinhua, Reuters, Bernama
Vân Chi
Giá cao su thiên nhiên (natunal rubber) tại Trung Quốc ngày 16/11/2020