Việt Nam là đối tác xuất khẩu cao su tự nhiên lớn thứ ba vào Đài Loan trong năm 2019, chỉ sau Indonesia và Thái Lan
Ảnh minh họa. (Nguồn: vneconomy)
Theo thống kê của Cơ quan quản lí ngoại thương Đài Loan (BOFT), năm 2019 Đài Loan đã nhập khẩu 105,4 tấn cao su tự nhiên (Mã HS: 4001, mô tả theo tiếng Anh của biểu thuế Đài Loan: Natural rubber, balata, gutta-percha, guayule, chicle and similar natural gums, in primary forms or in plates, sheets or strip) từ hơn 10 đối tác trên thế giới với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 161,5 triệu USD, tăng trên 1% về lượng song giảm nhẹ 0,005% về kim ngạch.
(Nguồn: BOFT)
Các nước ASEAN hiện là đối tác xuất khẩu chính nhóm hàng này vào Đài Loan. Trong đó Indonesia là đối tác xuất khẩu mặt hàng này lớn nhất với 35,2 tấn, kim ngạch đạt 54,6 triệu USD; giảm 12,6% về lượng và giảm 5,6% về giá trị; chiếm hơn 1/3 tổng lượng nhập khẩu của Đài Loan trong năm 2019.
Thái Lan tiếp tục là đối tác lớn thứ hai với trọng lượng đạt 34,26 tấn kim ngạch đạt 52 triệu USD và cũng chiếm khoảng 1/3 tổng lượng nhập nhóm hàng này.
Cũng theo thống kê này của BOFT, Việt Nam là đối tác xuất khẩu mặt hàng này lớn thứ ba vào Đài Loan trong năm qua với 22,8 tấn, kim ngạch 35,06 triệu USD, tăng 8,4% về lượng và tăng 7,5% về kim ngạch.
Ngoài ra, năm 2019, Đài Loan còn ghi nhận nhập khẩu mặt hàng này từ một số đối tác khác như Malaysia, Campuchia, Trung Quốc, Mỹ…
Được biết, hiện mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu vào Đài Loan theo cam kết WTO hiện có thuế suất 0% và về cơ bản không gặp rào cản gì do nhóm sản phẩm này không cạnh tranh với sản phẩm nội địa.
Phùng Nguyệt
Giá cao su hôm nay 20/7 tăng khả quan, dự báo GDP trong quý II/2020 của Trung Quốc khả quan khiến nhiều nhà đầu tư an tâm.
Trong khi đó giá cao su Nhật Bản kỳ hạn tháng 10/2020 hiện ở mức 153,3 JPY/kg, giao dịch cao nhất đạt 154 JPY/kg, thấp hơn giá cuối tuần trước 0,3 JYP/kg.
Giá cao su trên các sàn giao dịch thế giới hôm nay tăng khả quan. Mức tăng này được hỗ trợ bởi giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải hồi phục và đồng JPY suy yếu. Song các trường hợp nhiễm COVID-19 tăng và căng thẳng thương mại Mỹ – Trung đang đe dọa đà tăng dài hạn.
Đồng JPY suy yếu khiến tài sản mua bằng đồng JPY Nhật Bản đắt hơn khi mua bằng tiền tệ khác. Đồng USD ở mức khoảng 107,22 JPY so với khoảng 106,93 JPY trong phiên trước đó.
Trung Quốc – nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới dự báo GDP trong quý II/2020 tăng 3,2% và sản lượng công nghiệp tăng, song dấu hiệu nhu cầu trong và ngoài nước suy yếu kéo thị trường chứng khoán giảm gần 5%.
Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Hàn Quốc, 5 tháng đầu năm 2020, Hàn Quốc nhập khẩu 180,64 nghìn tấn cao su trị giá 332,47 triệu USD, giảm 11,8% về lượng và giảm 13,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
5 tháng đầu năm 2020, Hàn Quốc nhập khẩu từ Việt Nam 12,89 nghìn tấn cao su, trị giá 20,16 triệu USD, giảm 17,7% về lượng và giảm 11,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc chiếm 7,1%, giảm so với mức 7,7% của 5 tháng đầu năm 2019.
Về giá cao su trong nước, giá mủ SVR tuần này đã có đợt điều chỉnh tăng. Mủ SVR 20 đang có mức tấp nhất 25.206,30 đồng/kg, SVR L hôm nay đạt 39.297,13 đồng/kg, SVR GP đạt 25.677,86 đồng/kg, mủ SVR 10 đạt 25.318,58 đồng/kg.
theo cungcau.vn
Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Hàn Quốc, 5 tháng đầu năm 2020, Hàn Quốc nhập khẩu 180,64 nghìn tấn cao su ( mã HS: 4001, 4002,4003,4005) trị giá 332,47 triệu USD, giảm 11,8% về lượng và giảm 13,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019
Trong đó, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam là 3 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Hàn Quốc. Trong 5 tháng đầu năm 2020, Hàn Quốc giảm nhập khẩu cao su từ các thị trường chủ chốt như Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Nhật Bản, Xingapo…; Trong khi, tăng nhập khẩu cao su từ một số thị trường như: Đức, Cộng hòa Séc, Mianma…
5 tháng đầu năm 2020, Hàn Quốc nhập khẩu từ Việt Nam 12,89 nghìn tấn cao su, trị giá 20,16 triệu USD, giảm 17,7% về lượng và giảm 11,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc chiếm 7,1%, giảm so với mức 7,7% của 5 tháng đầu năm 2019.
Thị trường cung cấp cao su cho Hàn Quốc trong 5 tháng đầu năm 2020
(mã HS: 4001, 4002, 4003, 4005)
(Tính toán theo số liệu công bố ngày 13/6/2020 của TCHQ)
Thị Trường |
5 tháng năm 2020 | So với 5 tháng năm 2019 (%) | Tỷ trọng tính theo lượng (%) | |||
Lượng (tấn) |
Trị giá (nghìn USD) |
Lượng |
Trị giá |
5 tháng
năm 2019 |
5 tháng
năm 2020 |
|
Tổng | 180.642 | 332.474 | -11,8 | -13,8 | 100 | 100 |
In-đô-nê-xi-a | 50.492 | 71.726 | -9,3 | -6,0 | 27,2 | 28,0 |
Thái Lan | 38.993 | 56.210 | -11,9 | -9,9 | 21,6 | 21,6 |
Việt Nam | 12.894 | 20.164 | -17,7 | -11,2 | 7,7 | 7,1 |
Trung Quốc | 12.620 | 18.633 | -4,4 | -3,8 | 6,4 | 7,0 |
Nhật Bản | 9.396 | 43.758 | -39,7 | -26,2 | 7,6 | 5,2 |
Hoa Kỳ | 9.008 | 31.514 | -16,7 | -25,7 | 5,3 | 5,0 |
Đức | 8.554 | 20.516 | 3,6 | -2,3 | 4,0 | 4,7 |
Xin-ga-po | 7.385 | 17.608 | -29,6 | -32,3 | 5,1 | 4,1 |
Cộng hòa Séc | 7.278 | 9.225 | 224,6 | 198,8 | 1,1 | 4,0 |
Nga | 5.200 | 8.256 | -3,9 | -15,5 | 2,6 | 2,9 |
Thị trường khác | 18.823 | 34.864 | -18,9 | -20,0 | 11,3 | 10,4 |
Nguồn: VITIC