Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su ngày 15/7/2020 kỳ hạn tháng 12/2020 tăng, theo xu hướng giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải tăng, song căng thẳng Mỹ – Trung gia tăng và các trường hợp nhiễm Covid-19 trên toàn cầu tăng đã hạn chế đà tăng.
Giá cao su kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn TOCOM tưng 0,4 JPY tương đương 0,3% lên 156,7 JPY (1,46 USD)/kg.
Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Thượng Hải tăng 60 CNY lên 10.640 CNY (1.521 USD)/tấn.
Giá dầu và thị trường chứng khoán Tokyo tăng mạnh đã hỗ trợ giá cao su. Giá dầu tăng sau khi tồn trữ dầu thô Mỹ giảm mạnh, trong khi chỉ số Nikkei trung bình của Nhật Bản tăng 1,4%.
Căng thẳng Mỹ – Trung gia tăng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký luật trừng phạt Trung Quốc và chấm dứt đặc quyền của Hồng Kông.
Đồng USD ở mức khoảng 107,21 JPY, không thay đổi so với 107,22 JPY trong phiên trước đó.
Giá cao su kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn SICOM tăng 0,5% lên 117,5 US cent/kg.
Giá cao su đóng cửa tại châu Á ngày 14/7/2020
NRPC dự báo tiêu thụ cao su sẽ tăng trong quý III/2020, mặc dù giá hiện tại vẫn gặp nhiều rào cản từ COVID-19, lượng tồn kho vẫn cao.
Số liệu cập nhật vào lúc 8h30 ngày 15/7, giá cao su kỳ hạn tháng 11/2020 trên sàn SHFE Thượng Hải cuối phiên về mức 10.645 CNY/tấn, giao dịch cao nhất đạt 10.810 CNY/tấn, thấp hơn giá hôm qua 10 CNY/tấn.
Giá cao su trên các sàn giao dịch thế giới hôm nay không có nhiều biến động, giá cao su nói riêng và thị trường hàng hóa nói chung đang gặp rất nhiều rào cản từ COVID-19. WHO đã báo cáo hơn 230.000 trường hợp nhiễm COVID-19 mới vào hôm chủ nhật (12/7) – mức kỷ lục. Phần lớn ở khu vực Tây bán cầu, đặc biệt là khu vực Mỹ và Mỹ La tinh.
Giá cao su chịu áp lực giảm do lo ngại căng thẳng Mỹ – Trung gia tăng. Trung Quốc công bố các biện pháp trừng phạt tương ứng đối với Mỹ sau khi Washington trừng phạt các quan chức cấp cao của Trung Quốc về việc đối xử với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương.
Giá dầu giảm khoảng 2% trong ngày 14/7 và chỉ số Nikkei trung bình của Nhật Bản cũng giảm 0,7%. Tồn trữ cao su tại Thượng Hải tăng 0,4% so với tuần trước đó trong khi hoạt động sản xuất của các nhà máy vẫn chưa được phục hồi.
Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) dự báo, tiêu thụ cao su trong quý III/2020 sẽ tăng khoảng 1,4%. Theo Báo cáo Xu hướng và thống kê tháng 6 của ANRPC, nhu cầu tiêu thụ cao su tại Trung Quốc sẽ tăng nhẹ 0,8% trong quý III/2020, con số vẫn rất khiêm tốn so với mức giảm mạnh 201,1% trong quý I.
Doanh số bán lẻ ô tô tại Hoa lục tăng mạnh 14,5% trong tháng 5. Trước đó, doanh số bán lẻ ô tô đã chứng kiến mức hồi phục 4,4% hồi tháng 4, sau khi giảm mạnh tới 43% trong tháng 3.
Về giá cao su trong nước, giá mủ SVR tuần này đã có đợt điều chỉnh tăng. Mủ SVR 20 đang có mức tấp nhất 25.206,30 đồng/kg, SVR L hôm nay đạt 39.297,13 đồng/kg, SVR GP đạt 25.677,86 đồng/kg, mủ SVR 10 đạt 25.318,58 đồng/kg.
theo cungcau.vn
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su ngày 3/7/2020 kỳ hạn tháng 12/2020 thay đổi nhẹ song có tuần tăng đầu tiên trong 4 tuần, sau khi chỉ số kinh tế của Nhật Bản được cải thiện từ đại dịch Covid-19.
Giá cao su RSS3 tại sàn TOCOM lúc 13h ngày 3/7/2020 (giờ Hà Nội)
Giá cao su RSS3 tại sàn Thượng Hải lúc 13h ngày 3/7/2020 (giờ Hà Nội)