HomeTIN TỨCTHỊ TRƯỜNG
Datetime: 12 02 2021

Loạt đại gia cao su báo lãi kém, vì đâu? - 1

 

 

Năm 2020 được coi là một năm chưa có trong tiền lệ khi đã khiến hàng loạt doanh nghiệp lao đao trong đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, vẫn có những doanh nghiệp ghi nhận kết quả kinh doanh chưa từng có, nhiều doanh nghiệp ngành cao su tự nhiên vượt chỉ tiêu lợi nhuận đặt ra.

Với trường hợp của ông lớn ngành cao su là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (Mã: GVR), cả năm 2020, tập đoàn đã lãi 5.230 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2019, trong đó lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ gần 4.279 tỷ đồng, tăng 32%. Kết quả này đã giúp toàn tập đoàn vượt 22,6% kế hoạch lợi nhuận năm.

Sở dĩ con số lợi nhuận năm tăng trưởng cao nhờ kết quả đột biến từ quý IV. Trong quý IV, theo giải trình của tập đoàn, do giá bán một số mặt hàng chính tăng ổn định và khoản lợi nhuận từ việc thoái vốn công ty con đã giúp GVR báo lãi quý IV 3.197 tỷ đồng, tăng 90% so với cùng kỳ. Cả hai con số lợi nhuận sau thuế của quý IV và của năm 2020 đều là mức cao nhất lịch sử của tập đoàn.

Thị giá cổ phiếu GVR theo đó cũng bật tăng trong thời gian từ tháng 8 đến cuối năm 2020, tăng trưởng 215%. Đi cùng với giá tăng mạnh, từ đầu tháng 10, thanh khoản của GVR tăng vọt so với thời gian trước đó.ết quả lợi nhuận sau thuế hợp nhất của GVR qua các năm. (Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của GVR).

Năm 2021 GVR đặt mục tiêu doanh thu năm 2021 là 27.100 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế là 4.600 tỷ đồng. Như vậy, mục tiêu lợi nhuận năm 2021 của Tập đoàn giảm 12% so với kết quả thực hiện năm 2020. Năm 2020, doanh thu của Tập đoàn đạt 21.171 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 5.230 tỷ đồng; lần lượt tăng 6,9% và 36,4% so với thực hiện trong năm 2019.

Để kế hoạch tăng trưởng chung của Tập đoàn năm 2021 cao hơn năm 2020, ngoài việc cân đối các nguồn thu và lợi nhuận từ lĩnh vực cao su, sản phẩm công nghiệp cao su, thủy điện, lĩnh vực gỗ… Tập đoàn tiếp tục rà soát và cân đối nguồn thu trong kế hoạch năm 2021 từ các nguồn khác như thu về thoái vốn đầu tư.

CTCP Cao su Phước Hòa (Mã: PHR), lợi nhuận sau thuế của công ty phần lớn không đến từ hoạt động kinh doanh chính.

 

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cả năm 2020 của Cao su Phước Hoà chỉ đạt hơn 390 tỷ đồng nhưng nhờ ghi nhận khoản thu nhập khác 959 tỷ đồng trong năm chủ yếu đến từ thu bồi thường thực hiện dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật nên lợi nhuận của công ty có sự đột biến.

Luỹ kế cả năm 2020, công ty có 1.632 tỷ đồng doanh thu thuần hợp nhất, tương đương với năm 2019 nhưng lãi sau thuế tăng 130% lên 1.123 tỷ đồng. Trong đó, riêng lợi nhuận của công ty mẹ đã tăng lên 1.080 tỷ đồng, tăng trưởng 140%.

Nhờ kết quả tích cực này nên công ty đã vượt chỉ tiêu lãi trước thuế cả năm 2020 mặc dù doanh thu trong năm không biến động so với năm 2019. Đây cũng là năm đầu tiên doanh nghiệp cao su này đạt lợi nhuận sau thuế trên nghìn tỷ đồng.

Tương tự như Cao su Phước Hòa, kết quả kinh doanh của CTCP Cao su Tây Ninh (Mã: TRC) đến từ nguồn thu khác là chủ yếu.

Trong năm biên lãi gộp giảm từ 20% xuống 18% nhưng nhờ ghi nhận thanh lý tài sản cố định hơn 64 tỷ đồng nên cả năm công ty có lãi 93 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2019. Doanh thu thuần năm 2020 của công ty do Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam sở hữu 60% vốn điều lệ này đạt 361 tỷ đồng, tương ứng tăng 8%.

Với kết quả này, Cao su Tây Ninh cũng đã xấp xỉ hoàn thành mục tiêu kế hoạch lãi trước thuế với tỷ lệ thực hiện hơn 98%.

CTCP Cao su Đồng Phú (Mã: DPR), doanh nghiệp cao su niêm yết lớn thứ hai về quy mô nhờ ghi nhận giá vốn hàng bán tăng 7%, mức tăng ít hơn doanh thu thuần nên lãi gộp của công ty được cải thiện lên 320 tỷ đồng.

Cả năm 2020, công ty có 1.140 tỷ đồng doanh thu thuần và 211 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, đều tăng trưởng 10,4% so với kết quả năm 2019. Nhờ đó, Cao su Đồng Phú đã vượt 19% kế hoạch lợi nhuận sau thuế mà ĐHĐCĐ đã giao năm 2020.

Năm 2020 có thể nói là một năm thành công đối với CTCP Cao su Hòa Bình (Mã: HRC) khi các chỉ tiêu về sản lượng, doanh thu, lợi nhuận đều vượt kế hoạch đề ra.

Cụ thể, công ty khai thác cao su đạt hơn 101% kế hoạch, doanh thu thuần đạt hơn 188 tỷ đồng, trong đó doanh thu thành phẩm cao su tăng 66%, vượt 41% kế hoạch. Giá bán bình quân cao hơn năm 2019 gần 3 triệu đồng/tấn. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 9 tỷ đồng, vượt 75% kế hoạch.

Đồng thời, công ty cho biết các khoản đầu tư dự án bên ngoài mang lại hiệu quả. Năm 2020, công ty được nhận cổ tức từ Cao su Việt Lào 6%, Cao su Bà Rịa – Kampong Thom 13,5% và Xây dựng Cao su Đồng Nai 8%.

Riêng với trường hợp của CTCP Đầu tư Cao Su Quảng Nam (Mã: VHG), công ty báo lỗ 78 tỷ đồng, gấp ba lần số lỗ năm 2019. Trong khi theo kế hoạch đã thông qua năm 2020, mục tiêu lãi sau thuế phải đạt 400 triệu đồng.

Năm 2020, dù không phát sinh doanh thu, nhưng chi phí hoạt động vẫn được ghi nhận, trong đó chi phí quản lý doanh nghiệp hơn 13,7 tỷ đồng và gần 10,5 tỷ đồng chi phí khác. Ngoài ra công ty còn ghi nhận khoản lỗ 20,6 tỷ đồng từ các công ty liên doanh liên kết.

Tính đến hết năm 2020, Cao su Quảng Nam đã lỗ lũy kế 1.344 tỷ đồng, trong khi đó, vốn góp chủ sở hữu là 1.500 tỷ đồng.

Theo báo cáo nhận định phát hành ngày 28/1 của CTCP Chứng khoán FPT, trong bối cảnh mảng kinh doanh chính là mủ cao su kém khả quan với giá cao su duy trì ở mức thấp trong năm 2020, các doanh nghiệp cao su chủ động thanh lý gỗ cao su và chuyển đổi mục đích sử dụng đất thành khu công nghiệp. Trong đó, chuyển đổi đất cao su sang kinh doanh khu công nghiệp là một trong những mảng hấp dẫn của các doanh nghiệp cao su.

Trong năm 2021, ngành cao su tự nhiên Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong mảng kinh doanh chính là kinh doanh mủ cao su. Các doanh nghiệp trong ngành sẽ có sự phân hóa, hồi phục theo mô hình chữ K. Một số doanh nghiệp cũng đang có kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển sản xuất.

Theo: Thương hiệu & Sản phẩm

Datetime: 25 01 2021

Việt Nam là một trong 5 thị trường cung cấp cao su lớn nhất cho Hàn Quốc

Năm 2020, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 1,36 triệu, trị giá 1,83 tỷ USD, tăng 17,2% về lượng và tăng 18% về trị giá, giá xuất khẩu bình quân đạt 1.345 USD/ tấn.

Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan, năm 2020 xuất khẩu cao su ước đạt 1,75 triệu tấn, trị giá 2,38 tỷ USD, tăng 2,9% về lượng và tăng 3,6% về giá trị so với năm 2019. Giá xuất khẩu trung bình ở mức 1.362 USD/tấn, tăng 0,7% so với năm 2019.

Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam khoảng 1,36 triệu tấn cao su, trị giá 1,83 tỷ USD, tăng 17,2% về lượng và tăng 18% về trị giá, giá xuất khẩu bình quân đạt 1.345 USD/ tấn. Trong đó, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (mã HS 400280) được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 83,26% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc trong 11 tháng năm 2020, với 987,63 nghìn tấn, trị giá 1,32 tỷ USD.

Năm 2020, một số chủng loại cao su xuất khẩu sang Trung Quốc tăng khá cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2019 như: Latex tăng 51% về lượng và tăng 58,6% về trị giá; SVR 20 tăng 38,3% về lượng và tăng 31,2% về trị giá; cao su tái sinh tăng 21,8% về lượng và tăng 75,5% về trị giá; cao su tổng hợp tăng 305,2% về lượng và tăng 303% về trị giá.

Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) chia sẻ: “Trung Quốc giảm mạnh lượng cao su nhập khẩu trong 2 tháng cuối năm so với những tháng trước đó, cho thấy một lượng lớn cao su nguyên liệu đã được tích lũy trong nước. Có khả năng Trung Quốc sẽ rút khỏi thị trường do đã dự trữ lượng hàng nội địa khổng lồ.”

Trong năm qua, Trung Quốc nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (mã HS: 400280) đạt 4,34 tỷ USD, tăng 35,2% so với cùng kỳ năm 2019. Việt Nam là thị trường cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp lớn thứ 2 cho Trung Quốc với 1,3 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2019.

Dự báo, trong năm 2021 có nhiều khả năng Trung Quốc sẽ giảm nhập khẩu cao su do đã dự trữ lượng hàng nội địa khổng lồ.

Đức Thiện

Theo: Thương hiệu & Sản phẩm

Datetime: 20 01 2021

Việt Nam là thị trường cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp lớn thứ 2 cho Trung Quốc trong 11 tháng năm 2020 với 1,3 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 11 tháng năm 2020, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 1,18 triệu tấn cao su, trị giá 1,55 tỷ USD, tăng 16,9% về lượng và tăng 15,4% về trị giá, giá xuất khẩu bình quân đạt 1.311 USD/ tấn, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (mã HS 400280) được xuất khẩu nhiều nhất sang Trung Quốc, chiếm 83,26% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc trong 11 tháng năm 2020, với 987,63 nghìn tấn, trị giá 1,32 tỷ USD, tăng 24,8% về lượng và tăng 23,7% về trị giá, giá xuất khẩu bình quân đạt 1.337 USD/tấn, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Trung Quốc tăng cường nhập khẩu cao su Việt Nam

Trung Quốc tăng cường nhập khẩu cao su Việt Nam

Trong 11 tháng năm 2020, một số chủng loại cao su xuất khẩu sang Trung Quốc tăng khá cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2019 như: Latex tăng 51% về lượng và tăng 58,6% về trị giá; SVR 20 tăng 38,3% về lượng và tăng 31,2% về trị giá; cao su tái sinh tăng 21,8% về lượng và tăng 75,5% về trị giá; cao su tổng hợp tăng 305,2% về lượng và tăng 303% về trị giá.

Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 11 tháng năm 2020, nhập khẩu cao su (mã HS 4001, 4002, 4003, 4005) của Trung Quốc đạt 9,76 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2019. Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Hàn Quốc là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Trung Quốc. Trong 11 tháng năm 2020, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc với 1,51 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2019. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc trong 11 tháng năm 2020 chiếm 15,52%, tăng so với mức 14,11% của 11 tháng năm 2019.

Về chủng loại nhập khẩu, trong 11 tháng năm 2020, Trung Quốc nhập khẩu cao su tự nhiên (mã HS: 4001) đạt 2,63 tỷ USD, giảm 13,5% so với cùng kỳ năm 2019. Trung Quốc nhập khẩu cao su tự nhiên chủ yếu từ các thị trường như: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Bờ Biển Ngà.

Trong 11 tháng năm 2020, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 4 cho Trung Quốc với 204,51 triệu USD, giảm 32,2% so với cùng kỳ năm 2019. Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam chiếm 7,77% trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc, giảm so với mức 9,91% của 11 tháng năm 2019.

Trong 11 tháng năm 2020, Trung Quốc nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (mã HS: 400280) đạt 4,34 tỷ USD, tăng 35,2% so với cùng kỳ năm 2019. Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Myanmar là 5 thị trường lớn nhất cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp cho Trung Quốc.

Việt Nam là thị trường cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp lớn thứ 2 cho Trung Quốc trong 11 tháng năm 2020 với 1,3 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2019. Thị phần hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Việt Nam chiếm 29,98% trong tổng trị giá nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Trung Quốc, giảm so với mức 31,18% của 11 tháng năm 2019.

Theo: Thương hiệu & Sản phẩm