HomeTIN TỨCTHỊ TRƯỜNG
Datetime: 13 12 2022
Trong khi nhiều thị trường cung cấp cao su tại Trung Quốc bị sụt giảm tỷ trọng trong 10 tháng năm 2022 như Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản, Han Quốc thị Việt Nam lại có sự điều chỉnh theo xu hướng tăng.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho biết trong 10 tháng năm 2022, trị giá nhập khẩu cao su (HS 4001, 4002, 4003, 4005) của Trung Quốc đạt hơn 10,7 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ hai cho Trung Quốc với 1,8 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Thị phần cao su Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc trong 10 tháng năm 2022 chiếm gần 17%, cao hơn so với mức 16,7% của 10 tháng năm ngoái. Trong khi đó, Thái Lan giảm từ 33,6% xuống còn 33,2%, Malaysia giảm còn 8,8%, Nhật Bản giảm còn 5,6%...

Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu cao su tự nhiên và cao su tổng hợp, nhập khẩu các mặt hàng này đều có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2021.

Cụ thể, trong 10 tháng năm 2022, trị giá nhập khẩu cao su tự nhiên (HS 4001) của Trung Quốc đạt 3,24 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 5 cho Trung Quốc với 249,7 triệu USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ năm 2021. Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam chiếm 7,7% trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc, cao hơn so với mức 6,3% của 10 tháng năm 2021.

Bên cạnh đó, trị giá nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS 400280) của Trung Quốc đạt 4,35 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2021. Việt Nam là thị trường cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp lớn thứ hai cho Trung Quốc với 1,54 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Thị phần hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Việt Nam chiếm 35,5% trong tổng trị giá nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Trung Quốc, thấp hơn so với mức 38% của 10 tháng năm 2021.

Datetime: 09 12 2022
Giá xuất khẩu bình quân tháng 11 đạt 1.366 USD/tấn, giảm 2,6% so với tháng 10 và giảm 19,3% so với tháng 11/2021. Đây là tháng ghi nhận giá xuất khẩu bình quân thấp nhất tính từ đầu năm 2022, đồng thời là đáy của gần hai năm qua.

Cục Xuất nhâp khẩu (Bộ Công Thương) ước tính, tháng 11 xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt khoảng 240.000 tấn, trị giá 328 triệu USD, tăng 7,3% về lượng và tăng 4,6% về trị giá so với tháng 10 và o với tháng 11/2021 tăng 13,6% về lượng, nhưng giảm 8,4% về trị giá.

 (Số liệu: Bộ Công Thương. Tổng hợp: Như Huỳnh)

Giá xuất khẩu bình quân đạt 1.366 USD/tấn, giảm 2,6% so với tháng 10 và giảm 19,3% so với tháng 11/2021. Đây là tháng ghi nhận giá xuất khẩu bình quân thấp nhất tính từ đầu năm 2022, đồng thời là đáy của gần hai năm qua.

   (Số liệu: Bộ Công Thương. Tổng hợp: Như Huỳnh

Lũy kế 11 tháng năm 2022, xuất khẩu cao su đạt khoảng 1,86 triệu tấn, trị giá 2,93 tỷ USD, tăng hơn 9% về lượng và tăng 3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong 10 tháng năm 2022, các chủng loại cao su xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS 400280), Latex, SVR 3L, SVR 10, SVR CV60, RSS3…

Trong đó, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp vẫn là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 58% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, với 940,28 nghìn tấn, trị giá 1,52 tỷ USD, tăng 1,6% về lượng, nhưng giảm 0,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 99,78% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của cả nước, đạt 938,2 nghìn tấn, trị giá 1,51 tỷ USD, tăng 2% về lượng và tăng 0,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong 10 tháng năm 2022, nhiều chủng loại cao su xuất khẩu tăng cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2021, trong đó đáng chú ý như: Cao su tổng hợp, Latex, SVR20, Skim block, SVR10, cao su tái sinh, SVR5...

Giá xuất khẩu bình quân hầu hết các chủng loại cao su đều trong xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2021, trong đó đáng chú ý như hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp giảm 1,8%; Latex giảm 5%; SVR 3L giảm 5,4%; SVR CV60 giảm 7,5%...

Datetime: 05 12 2022
Trong 9 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Mỹ đạt hơn 25 nghìn tấn, trị giá 44,8 triệu USD, giảm 20,5% về lượng và giảm 20,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ CôngThương) dẫn số liệu thống kê của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ cho biét, 9 tháng đầu năm 2022, Mỹ nhập khẩu gần 1,57 triệu tấn cao su (HS 4001, 4002, 4003, 4005), trị giá 3,7 tỷ USD, tăng 8,2% về lượng và tăng 23,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 14 cho Mỹ với hơn 25 nghìn tấn, trị giá 44,8 triệu USD, giảm 20,5% về lượng và giảm 20,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu cao su của Mỹ 9 tháng đầu năm 2022 chiếm 1,6%, giảm so với mức 2,2% của 9 tháng đầu năm 2021.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, trong 9 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Mỹ chịu cạnh tranh từ nhiều thị trường, đặc biệt là từ Indonesia, chiếm 26,8% tổng lượng nhập khẩu cao su của Mỹ và Thái Lan chiếm hơn 14% tổng lượng nhập khẩu cao su của Mỹ, trong đó thị phần cao su của Thái Lan tăng so với cùng kỳ năm 2021.

Tuy nhiên, giá nhiên liệu và nhu cầu chung về năng lượng tại Mỹ dự kiến sẽ giảm và làm giảm áp lực đối với giá cả, đặc biệt là chi phí vận tải. Đây là tín hiệu lạc quan cho việc xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Mỹ trong thời gian tới. 

Mỹ chủ yếu nhập khẩu cao su tự nhiên và cao su tổng hợp, nhập khẩu các mặt hàng này đều tăng khá so với cùng kỳ năm 2021. Trong 9 tháng đầu năm 2022, Mỹ nhập khẩu 826,75 nghìn tấn cao su tự nhiên (HS 4001), trị giá 1,62 tỷ USD, tăng hơn 10% về  lượng và tăng 18,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 5 cho Mỹ với hơn 25 nghìn tấn, trị giá 44,4 triệu USD, giảm 20,4% về lượng và giảm 20,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.  Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ 9 tháng đầu năm 2022 chiếm 3%, giảm so với mức 4,2% của 9 tháng đầu năm 2021.