Cập nhật giá cao su hôm nay ngày 25/5/2022 ghi nhận đồng loạt giảm mạnh toàn thị thị trường Châu Á. Giá cao su tại Nhật Bản và Thượng Hải đồng loạt giảm trong bối cảnh yen Nhật tăng so với đồng USD cũng gây áp lực thị trường.
Giá cao su thế giới
Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 25/5/2022, kỳ hạn tháng 9/2022, giảm mạnh xuống mức 246,3 JPY/kg, giảm mạnh 2,2 yên, tương đương 0,90%.
Cập nhật giá cao su hôm nay ngày 25/5/2022: Giảm mạnh toàn thị trường châu Á
Hoạt động sản xuất tại Nhật Bản đã bị kéo dài với tốc độ chậm lại trong ba tháng vào tháng 5/2022, do nguồn cung bị tắc nghẽn bởi thiếu phụ tùng cùng với việc phong toả Trung Quốc để ngăn chặn Covid-19 khiến sản lượng và các đơn đặt hàng mới tăng trưởng chậm lại.
Chính quyền thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc) đã mở rộng hướng dẫn làm việc tại nhà cho nhiều người trong số 22 triệu cư dân của thành phố nhằm ngăn chặn đợt bùng phát Covid-19.
Thông tin mới nhất thị trường cao su Châu Á
Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Thái Lan, trong quý I/2022, Thái Lan xuất khẩu được 1,36 triệu tấn cao su, trị giá 75,38 tỷ baht (tương đương 2,19 tỷ USD), tăng 4,6% về lượng và tăng 16,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Trung Quốc, Malaysia, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc là 5 thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Thái Lan trong trong quý I/2022.
Trong 10 ngày giữa tháng 5/2022, giá cao su kỳ hạn giao dịch trên thị trường Nhật Bản phục hồi từ mức thấp nhất 8,5 tuần.
Nguyên nhân là do giá tại sàn Thượng Hải tăng thúc đẩy hoạt động mua mới trong bối cảnh kỳ vọng nhu cầu tăng ở Trung Quốc, trong khi thị trường chứng khoán Tokyo mạnh lên cũng hỗ trợ giá cao su tăng.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu cao su (bao gồm cao su tự nhiên và tổng hợp) của Trung Quốc tháng 4/2022 đạt 536 nghìn tấn, trị giá 1,02 tỷ USD, giảm 6,9% về lượng và giảm 2% về trị giá so với tháng 4/2021.
Hoài An
Theo: Thương hiệu & Sản phẩm
Cập nhật giá cao su hôm nay ngày 20/5/2022 ghi nhận đảo chiều tăng toàn bộ thị trường châu Á. Thế giới khát ‘vàng trắng’ nhưng lợi nhuận doanh nghiệp cao su vẫn phân hóa mạnh.
Giá cao su thế giới
Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 20/5/2022, lúc 9h00, kỳ hạn tháng 9/2022, tăng nhẹ lên mức 243,5 JPY/kg, tăng nhẹ 0,2 yên, tương đương 0,08%.
Giá cao su kỳ hạn tháng 6/2022 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh lên mức 115 CNY, ghi nhận 12.835 CNY/tấn, tương đương 0,90%.
Cập nhật giá cao su hôm nay ngày 20/5/2022: Đảo chiều tăng toàn bộ thị trường
Dữ liệu cho thấy, doanh số bán lẻ xe ôtô ở Trung Quốc đã tăng 27% trong nửa đầu tháng 5/2022 so với cùng kỳ tháng trước đó với những dấu hiệu phục hồi sớm của thị trường ôtô lớn nhất thế giới, vốn đã bị ảnh hưởng bởi việc phong toả để ngăn chặn dịch Covid-19.
Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Nhật Bản và Hàn Quốc là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Trung Quốc trong thời gian này.
Trong khi đó, Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu cao su tự nhiên từ các thị trường như Thái Lan, Bờ Biển Ngà, Indonesia, Lào,…
Thế giới khát “vàng trắng” nhưng lợi nhuận doanh nghiệp cao su vẫn phân hóa mạnh
Xuất khẩu cao su năm 2022 sẽ hưởng lợi nhờ nhu cầu tiêu thụ ở lĩnh vực công nghệ, y tế tăng mạnh. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh quý I của các doanh nghiệp cao su có sự phân hóa rõ rệt, chủ yếu các khoản thu nhập, tài chính khác.
Mới đây, Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) ước tính sản lượng cao su toàn cầu năm 2022 đạt khoảng 14,5 triệu tấn, tiêu thụ ở mức 14,3-14,8 triệu tấn. Tiêu thụ cao su được dự báo sẽ tăng 2,5%, trong khi sản lượng năm 2022 có thể ít hơn nhu cầu.
Do vậy, ANRPC dự báo triển vọng ngành cao su năm 2022 sẽ rất sáng. Giá cao su sẽ tiếp tục ở mức cao nhờ yếu tố thời tiết và dịch Covid-19 khiến nhu cầu găng tay cao su và quần áo bảo hộ cá nhân tăng.
Điều này cũng đang tác động tích cực đến thị trường cao su Việt Nam. Cụ thể, 4 tháng đầu năm, xuất khẩu cao su đạt 485 nghìn tấn, trị giá 857 triệu USD, tăng 4% về lượng và tăng 9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
Dù ngành cao su đang đứng trước cơ hội lớn nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể nắm bắt. Điều này thể hiện trong kết quả kinh doanh doanh quý I, một số doanh nghiệp báo lãi lớn, số khác lại gặp khó khăn.
Tính hết tháng 4, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 70% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, chính sách Zero Covid đang gây bất lợi cho xuất khẩu cao su của Việt Nam.
Hoài An
Theo: Thương hiệu & Sản phẩm
Cập nhật giá cao su hôm nay 10/5/2022, ghi nhận tăng-giảm trái chiều trên toàn thị trường châu Á, giá cao su Nhật Bản giảm mạnh trong khi thị trường Thượng Hải quay đầu tăng bất chấp những hạn chế về sức tiêu thụ.
Giá cao su thế giới
Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 10/5/2022, lúc 10h00, kỳ hạn tháng 9/2022, giảm mạnh xuống mức 249,5 JPY/kg, giảm mạnh 1,4 yên, tương đương 0,56%.
Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh trở lại lên 90 CNY, lên mức 12.440 CNY/tấn, tương đương 0,73%.
Giá cao su tại Nhật Bản giảm trong phiên giao sáng nay theo xu hướng giá tại thị trường châu Á. Trong khi đó giá tiêu dùng cốt lõi của Tokyo tăng với tốc độ hàng năm nhanh nhất trong 7 năm, đã gây áp lực thị trường.
Cập nhật giá cao su hôm nay 10/5/2022: Trái chiều tại thị trường châu Á
Hiện chỉ số hàng đầu về xu hướng giá cả của Nhật Bản – tăng 1,9% trong tháng 4/2022 so với cùng tháng năm ngoái.
Cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine kéo dài và Trung Quốc vẫn duy trì chính sách “Zero Covid” khiến nguy cơ kinh tế suy thoái ngày càng tăng, điều này sẽ dẫn tới sức tiêu thụ toàn cầu sụt giảm là điều không thể tránh khỏi.
Nhà cung cấp phụ tùng ôtô Aptiv Plc APTV.N cảnh báo thu nhập quý hiện tại bị ảnh hưởng, cùng với các đối thủ đánh dấu sự sụt giảm trong sản xuất ôtô. Nguyên nhân là phong toả nhiều tỉnh, thành phố để ngăn chặn đại dịch Covid-19 tại Trung Quốc – một trong những thị trường ô tô lớn nhất thế giới, khiến việc tiêu thụ lốp xe bị chậm lại, ảnh hưởng đến nhu cầu đối với cao su.
Tính chung cả tuần, giá cao su tăng 0,8%; cao su kỳ hạn tháng 9/2022 trên sàn Thượng Hải giảm 140 CNY xuống 12.745 CNY (1.907,48 USD)/tấn.
Cao su Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang Châu Á
Trong quý I/2022, cao su của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang khu vực châu Á, chiếm tới 87,8% tổng trị giá xuất khẩu cao su của cả nước.
Cụ thể, xuất khẩu cao su sang khu vực châu Á đạt 356,51 nghìn tấn, trị giá 628,18 triệu USD, giảm 0,1% về lượng, nhưng tăng 7,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất tiêu thụ cao su của Việt Nam với 280,23 nghìn tấn, trị giá 483,2 triệu USD.
Con số này giảm 3,3% về lượng, nhưng tăng 4,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 67,5% trong tổng trị giá xuất khẩu cao su của cả nước.
Đứng thứ hai là Ấn Độ với 28,76 nghìn tấn, trị giá 52,54 triệu USD, tăng 40,7% về lượng và tăng 41,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 7,3% trong tổng trị giá xuất khẩu cao su của cả nước.
Hoài An
Theo: Thương hiệu & Sản phẩm