Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 3/2023 được điều chỉnh xuống mức 12.445 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,24% (tương đương 30 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong năm 2022, trị giá nhập khẩu cao su (HS 4001, 4002, 4003, 4005) của Trung Quốc đạt 13,38 tỷ USD, tăng 6,6% so với năm 2021.
Vào tháng 1, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết, tăng trưởng toàn cầu được dự đoán sẽ giảm từ mức ước tính 3,4% vào năm 2022 xuống còn 2,9% vào năm 2023.
Mặc dù doanh số bán ô tô dự kiến sẽ tăng vào năm 2023, nhưng có khả năng sẽ thấp hơn mức của năm 2019. Helixtap đánh giá, quãng đường xe chạy trên toàn cầu cũng có xu hướng giảm trong năm nay nếu giá dầu thô tăng và điều đó sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu về lốp xe thay thế.
Công ty cho biết, nhu cầu về cao su đã giảm trong ba năm qua do doanh số bán hàng trong lĩnh vực ô tô trên toàn cầu giảm trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và xung đột Nga - Ukraine.
Tại Bangladesh, nhu cầu về cao su đang tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế vì cao su được sử dụng trong sản xuất lốp và săm trong lĩnh vực ô tô - một lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng.
Hiện tại, cao su tại đây đang được trồng trên 140.000 mẫu đất, trong đó công ty tư nhân điều hành 1.304 vườn và các cơ quan nhà nước điều hành 28 vườn. Hầu hết các vườn cao su đều nằm trong vùng Chattogram lớn hơn.
Giá cao su trong nước
Từ đầu tháng 2/2023 đến nay, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất, tại Bình Phước có xu hướng giảm, trong khi tăng tại Đồng Nai và ổn định tại Gia Lai.
Tại Bình Phước, giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty cao su Phú Riềng thu mua ở mức 270-280 đồng/ TSC, giảm 5 đồng/TSC so với cuối tháng 12/2022. Trong khi đó, tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa được giữ ở mức 281-283 đồng/TSC, tăng 8-10 đồng/TSC so với cuối tháng trước.
Tại Gia Lai, giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty cao su Mang Yang thu mua với giá 230-240 đồng/TSC, ổn định so với cuối tháng 12/2022.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) cho biết, năm 2022, sản lượng cao su của Tập đoàn đạt 429.852 tấn (đạt 106% kế hoạch), tăng 7% so với năm 2021; tiêu thụ đạt 501.322 tấn (đạt 100% kế hoạch); thu mua đạt 80.150 tấn (đạt 100% kế hoạch). VRG đưa ra kế hoạch năm 2023: sản lượng cao su khai thác khoảng 425.000 tấn, tiêu thụ 500.000 tấn.
Trong năm 2022, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 5 cho Trung Quốc, đạt 339,47 triệu USD, tăng 31,2% so với năm 2021. Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam chiếm 8,43% trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc, cao hơn so với mức 6,7% của năm 2021.
Ngoài ra, trong năm 2022 Trung Quốc cũng đẩy mạnh nhập khẩu cao su tự nhiên từ các thị trường như Bờ Biển Ngà, Lào, Myanmar, Philippines, Ghana, Nigeria,...
Trong khi đó, Trung Quốc giảm nhập khẩu cao su tự nhiên từ một số thị trường như: Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Campuchia…, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam. Xuất khẩu cao su sang thị trường này tăng trưởng tốt so với năm 2021.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, năm 2022, Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam, xuất khẩu cao su sang thị trường này tăng trưởng tốt so với năm 2021.
Năm 2022, Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam
Cụ thể, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 1,6 triệu tấn cao su, trị giá 2,38 tỷ USD, tăng 14,6% về lượng và tăng 4,3% về trị giá so với năm 2021; giá xuất khẩu bình quân đạt 1.490 USD/tấn, giảm 9% so với năm 2021.
Trong đó, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS: 400280) được xuất khẩu nhiều nhất sang Trung Quốc, chiếm 81,96% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2022, với 1,31 triệu tấn, trị giá 2,02 tỷ USD, tăng 7,7% về lượng, nhưng giảm 0,1% về trị giá so với năm 2021; giá xuất khẩu bình quân đạt 1.544 USD/tấn, giảm 7,2% so với năm 2021.
Ngoài ra, trong năm 2022, một số chủng loại cao su xuất khẩu sang Trung Quốc tăng trưởng tốt cả về lượng và trị giá so với năm 2021, trong đó đáng chú ý như: Latex tăng 98% về lượng và tăng 81,6% về trị giá; SVR 10 tăng 42,5% về lượng và tăng 34,7% về trị giá; SVR 20 tăng 403,3% về lượng và tăng 369,3% về trị giá.
Năm 2022, xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc mặc dù tăng, nhưng vẫn gặp khó khăn do nước này thực hiện chính sách “Zero Covid” gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất công nghiệp cao su và tiêu thụ ở Trung Quốc.
Trong khi đó, khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc, các đợt nắng nóng làm gián đoạn sản xuất… cũng đã có những tác động làm giảm giá cao su nhập khẩu vào nước này, qua đó giá cao su xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này cũng giảm.
Giá xuất khẩu bình quân hầu hết các chủng loại cao su sang Trung Quốc trong năm 2022 đều giảm so với năm 2021 như: Hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp giảm 7,2%; Latex giảm 8,3%; SVR 10 giảm 5,4%; SVR 3L giảm 8,7%; RSS3 giảm 10,9%; SVR CV60 giảm 10,8%… Đặc biệt, giá cao su giảm mạnh trong những tháng cuối năm 2022.
Năm 2023, thị trường cao su vẫn còn chịu áp lực trong bối cảnh kinh tế thế giới nói chung không mấy tích cực. Tuy nhiên, các yếu tố cơ bản thuận lợi như Trung Quốc dỡ bỏ hầu hết các biện pháp phòng ngừa Covid-19 và mở cửa biên giới sẽ hỗ trợ cho xuất khẩu cao su sang thị trường này.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 3/2023, Việt Nam xuất khẩu 58.965 tấn cao su, đạt 83,3 triệu USD, giảm lần lượt 0,9% về lượng và 21% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 5,08 nghìn tấn, trị giá 8,02 triệu USD, giảm 16,5% về lượng và giảm 29,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022; giá xuất khẩu bình quân cao su sang thị trường này đạt 1.576 USD/tấn, giảm 15,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong 2 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc chủ yếu là cao su tự nhiên. Trong đó, chủng loại SVR CV60 được xuất khẩu sang Hàn Quốc nhiều nhất, chiếm 39,35% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Hàn Quốc trong 2 tháng đầu năm 2023. Đứng thứ 2 là chủng loại SVR 10 chiếm 29,83% và SVR 3L chiếm 22,01% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Hàn Quốc trong 2 tháng đầu năm 2023.
Giá xuất khẩu bình quân các chủng loại cao su sang Hàn Quốc trong 2 tháng đầu năm 2023 phần lớn đều giảm so với cùng kỳ năm 2022, trong đó giảm mạnh nhất là SVR 10 giảm 19,4%; SVR CV60 giảm 19%; SVR 20 giảm 18,6%…
Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Hàn Quốc, 2 tháng đầu năm 2023, Hàn Quốc nhập khẩu 85,23 nghìn tấn cao su (HS: 4001, 4002, 4003, 4005), trị giá 162,88 triệu USD, tăng 1,3% về lượng, nhưng giảm 7,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Hàn Quốc.
Trừ Thái Lan và Việt Nam, nhập khẩu cao su của Hàn Quốc từ các thị trường này đều tăng cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Trong 2 tháng đầu năm 2023, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho Hàn Quốc với 4,69 nghìn tấn, trị giá 7,32 triệu USD, giảm 42,9% về lượng và giảm 52,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Thị phần cao su Việt Nam chiếm 5,51% trong tổng lượng nhập khẩu cao su của Hàn Quốc, giảm so với mức 9,77% của 2 tháng đầu năm 2022.
Qua số liệu cho thấy, tại thị trường Hàn Quốc, thị phần cao scủa Việt Nam bị thu hẹp, trong khi thị phần cao su của Indonesia, Trung Quốc, Philippines, Campuchia, Singapore… lại có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2022.
Tại thị trường Hàn Quốc, cao su của Việt Nam phải cạnh tranh với cao su của Thái Lan và Indonesia. Do đó, Cục Xuất nhập khẩu khuyến nghị, các doanh nghiệp cần đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng đúng nhu cầu thị trường của Hàn Quốc để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.