HomeTIN TỨCTHỊ TRƯỜNG
Datetime: 16 04 2021

Số ca nhiễm COVID-19 tiếp tục tăng trên phạm vi toàn cầu khiến nhiều quốc gia đã phải đóng cửa một số khu vực để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Điều này đã tác động đến hàng loạt các mặt hàng, trong đó có cao su.

Dịch COVID-19 kéo giá cao su thế giới giảm mạnh

Dịch COVID-19 kéo giá cao su thế giới giảm mạnh

Số liệu của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết từ đầu tháng 4/2021 đến nay, giá cao su tại châu Á giảm do số ca nhiễm COVID-19 tiếp tục tăng trên phạm vi toàn cầu khiến nhiều quốc gia đã phải đóng cửa một số khu vực để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange (OSE), giá cao su giảm mạnh do lo ngại tình trạng thiếu chip toàn cầu có thể làm giảm sản lượng ô tô và ảnh hưởng đến nhu cầu lốp xe.

Ngày 8/4, giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 5/2021 giao dịch ở mức 240 Yên/kg, (tương đương 2,19 USD/kg), giảm 2,2% so với cuối tháng 3/2021, nhưng tăng gần 73% so với cùng kỳ năm 2020.

Dịch COVID-19 kéo giá cao su thế giới giảm mạnh

Diễn biến giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 5/2021 tại sàn OSE từ đầu tháng 3/2021 đến nay (ĐVT: Yên/kg). Nguồn: cf.market-info.jp/Bộ Công Thương.

Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), ngày 8/4 giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 5/2021 giao dịch ở mức 13.755 NDT/tấn, (tương đương 2,1 USD/kg), giảm 3,3% so với cuối tháng 3/2021, nhưng tăng 40,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Tại Thái Lan, ngày 8/4, giá cao su RSS 3 chào bán ở mức 64,9 Baht/kg (tương đương 2,06 USD/kg), giảm 0,6% so với cuối tháng 3/2021, nhưng tăng 56% so với cùng kỳ năm 2020.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng thời gian tới, giá cao su có thể tăng trở lại do kinh tế toàn cầu hồi phục mạnh sau số liệu kinh tế vững chắc từ Trung Quốc và triển vọng tăng trưởng từ nhận định của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

IMF nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu lên 6% trong năm 2021, từ mức 5,5% trước đó do triển vọng kinh tế Mỹ tăng trưởng tốt hơn sau gói cứu trợ trị giá 1.900 tỷ USD.

Tuấn Anh

Theo: Thương hiệu & Sản phẩm

Datetime: 13 04 2021

 

Trong quý I/2021, Campuchia là thị trường cung cấp cao su lớn nhất cho Việt Nam với khối lượng đạt 312 nghìn tấn, tăng tới hơn 10 lần so với cùng kỳ năm 2020.

Mặc dù là nước xuất khẩu cao su hàng đầu thế giới, nhưng hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn cao su để đáp ứng nhu cầu sản xuất và chế biến.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong quý I/2021 đạt 406,5 nghìn tấn, trị giá 674,7 triệu USD, tăng 77,4% về lượng và tăng 102,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

 

Nhập khẩu cao su từ Campuchia tăng đột biến trong quý I

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu cao su trong quý I/2021 đạt 504,94 nghìn tấn, trị giá 691 triệu USD, tăng tới 176,9% về lượng và tăng 136,9% về trị giá so với quý I/2021.

Với khối lượng chênh lệch gần 100 nghìn tấn, đây là lần đầu tiên trong ít nhất 10 năm ngành cao su Việt Nam nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu.

Phần lớn cao su nguyên liệu được nhập khẩu để tái xuất và một phần đáp ứng nhu cầu của nhà sản xuất trong nước.

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong quý I/2021, Campuchia là thị trường cung cấp cao su lớn nhất cho Việt Nam với khối lượng đạt 312 nghìn tấn, tăng tới hơn 10 lần so với cùng kỳ năm 2020.

Đáng chú ý, lượng cao su nhập khẩu từ thị trường này chiếm đến 61,8% tổng khối lượng cao su nhập khẩu vào Việt Nam trong quý I/2021, tăng mạnh so với thị phần 15,4% của cùng kỳ năm 2021.

Giá nhập khẩu bình quân cao su của Việt Nam từ thị trường Campuchia trong quý I/2021 đạt 1.021 USD/tấn, giảm nhẹ 0,8% so với cùng kỳ năm 2020. Đồng thời, mức giá này thấp hơn nhiều so với giá nhập cao su từ các thị trường khác như Hàn Quốc (2.051 USD/tấn), Trung Quốc (2.231 USD/tấn), Nhật Bản (2.544 USD/tấn)…

Trong quý I/2021, lượng cao su nhập khẩu từ các thị trường khác như: Lào, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan… cũng tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020.

Thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã trồng và phát triển một lượng đáng kể cây cao su tại Lào và Campuchia. Tính cuối năm 2020, tổng diện tích mà các đơn vị thành viên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đang quản lý tại Campuchia là 87.891 ha; trong đó, diện tích kinh doanh là 61.153 ha, kiến thiết cơ bản là 26.732 ha.

Mai Quỳnh

Theo: Thương hiệu & Sản phẩm

 

Datetime: 12 04 2021

 

Trong 3 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su của nước ta đạt khoảng 435.000 tấn, trị giá 722 triệu USD.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) ước tính, trong tháng 3/2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt khoảng 140.000 tấn, trị giá 243 triệu USD, tăng 33,6% về lượng và tăng 40,3% về trị giá so với tháng 2/2021.

So với tháng 3/2020 tăng 130,7% về lượng và tăng 178,5% về trị giá; giá xuất khẩu bình quân tăng 5% so với tháng 2/2021 và tăng 20,7% so với tháng 3/2020, lên mức 1.736 USD/tấn.

Lũy kế 3 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su đạt khoảng 435.000 tấn, trị giá 722 triệu USD, tăng 89,7% về lượng và tăng 116,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Xuất khẩu cao su trong quý I tăng mạnh, thu về 722 triệu USD

Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 2 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu các chủng loại cao su phần lớn đều tăng so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS: 400280) là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 65,07% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, với 191,76 nghìn tấn, trị giá 304,69 triệu USD, tăng 89,3% về lượng và tăng 109,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm 99,45% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của cả nước, với 190.710 tấn, trị giá 302,8 triệu USD, tăng 91,2% về lượng và tăng 111,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Về giá xuất khẩu, trong hai tháng đầu năm 2021, giá xuất khẩu bình quân các chủng loại cao su hầu hết đều có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2020, trừ cao su tổng hợp có giá xuất khẩu bình quân giảm.

Tại thị trường trong nước, trong 10 ngày cuối tháng 3/2021, giá cao su ở khu vực Đông Nam Bộ được các thương lái thu mua dao động quanh mức 315 – 325 đồng/độ mủ, giảm 5 – 15 đồng/độ mủ so với 10 ngày trước đó và giảm 5 đồng/độ mủ so với cuối tháng 2/2021.

Giá mủ SVR 20 đang có mức thấp nhất 25.206 đồng/kg, SVR L đạt 39.297 đồng/kg, SVR GP đạt 25.678 đồng/kg, mủ SVR 10 đạt 25.319 đồng/kg.

Đức Thiện

Theo: Thương hiệu & Sản phẩm