HomeTIN TỨCTHỊ TRƯỜNG
Datetime: 13 12 2021

Theo Cục Xuất nhập khẩu, trong tháng 11, giá cao su tự nhiên tại các sàn giao dịch chủ chốt ở châu Á có phiên tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng do nguồn cung bị gián đoạn và nhu cầu phục hồi.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange (OSE) Nhật Bản, giá xuống mức thấp nhất vào ngày 5/11 (ở mức 212 Yên/kg), sau đó tăng trở lại. 

Ngày 29/11, giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 1/2022 giao dịch ở mức 232,5 Yên/kg (tương đương 2 USD/kg), tăng 4% so với cuối tháng 10.

 Giá cao su chạm đỉnh 6 tháng, kỳ vọng tiếp tục tăng nhờ nhu cầu phục hồi - Ảnh 1.

Diễn biến giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 01/2022 tại sàn Osaka trong tháng 11/2021

(ĐVT: Yên/kg. Nguồn: Cục Xuất nhập khảu)

Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), ngày 29/11, giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 1/2022 ở mức 15.185 NDT/tấn (tương đương 2,36 USD/kg), tăng 2% so với cuối tháng 10. 

Tình hình dịch COVID-19 tại các tỉnh trồng nhiều cao su như Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai vẫn diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất thu hoạch mủ cao su. 

Trong tháng 11, mủ cao su tiểu điền được các thương lái thu mua dao động quanh mức 290- 335 đồng/độ TSC. 

Tại Bình Phước, giá thu mua mủ nước dao động ở mức 293-333 đồng/độ TSC, giảm 10 đồng/độ TSC so với cuối tháng 10. Tại Đắk Lắk, giá mủ chén đầu ghi nhận mức 16.000-18.000 đồng/kg tùy loại. 

Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu dao động khoảng 334-336 đồng/ độ TSC. Tại Đồng Nai, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu dao động ở mức 330 đồng/độ TSC.

"Giá cao su trong tháng 11 biến động mạnh, giá có phiên tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng (ngày 25/11) với hy vọng ngày càng tăng rằng sản lượng ô tô sẽ phục hồi sau khi sụt giảm do tình trạng thiếu vi mạch", Cục Xuất nhập khẩu nhận định. 

Tuy nhiên, biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đã khiến giá cao su giảm trong những ngày cuối tháng. 

Với khả năng lây nhiễm nguy hiểm hơn cả biến thể Delta và kháng vắc xin mạnh hơn, thông tin về biến thể mới của virus đã khiến thị trường chứng khoán châu Á và châu Âu đồng loạt lao dốc trong ngày 26/11, khiến giá cao su tự nhiên giao dịch trên thế giới cũng giảm. 

Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội các nước Sản xuất Cao su tự nhiên (ANRPC), triển vọng nhu cầu thế giới về cao su tự nhiên năm 2021 ước tính tăng 8,3% so với năm 2020, lên 14,028 triệu tấn. 

Dựa trên những ước tính sơ bộ từ các nước thành viên sản lượng cao su tự nhiên thế giới được điều chỉnh lên 13,836 triệu tấn, tăng 1,8% so với năm 2020. Theo số liệu cho thấy, thế giới sẽ thiếu hụt 192 nghìn tấn cao su tự nhiên trong năm 2021. 

Nguồn cung toàn cầu vẫn bị thắt chặt phần lớn do các trận mưa lũ bất thường, không theo mùa đã ảnh hưởng đến các vùng trồng cao su chính ở Ấn Độ, Thái Lan và Malaysia. 

Trong đó, Thái Lan và các vùng trồng cao su chính của Malaysia đã trải qua mùa mưa kéo dài do ảnh hưởng của hiện tượng La Nina. 

Mặt khác, việc nới lỏng các hạn chế liên quan đến đại dịch COVID-19 như mở lại biên giới quốc tế của một số quốc gia và nối lại các hoạt động kinh tế hơn đã góp phần đáng kể vào sự phục hồi của ngành cao su.

Datetime: 07 12 2021

Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, trong tháng 11/2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt khoảng 210.000 tấn, trị giá 354 triệu USD, tăng 2,6% về lượng và tăng 4,4% về trị giá so với tháng 10/2021.

Kết quả tích cực này phản ánh hoạt động sản xuất hồi phục mạnh mẽ kể từ khi nhiều địa phương phía Nam thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, từ đó thúc đẩy xuất khẩu cao su tăng cao trở lại.

Tuy nhiên, so với tháng 11/2020 giảm 3% về lượng, nhưng tăng 6,9% về trị giá; giá xuất khẩu bình quân ở mức 1.687 USD/tấn, tăng 1,7% so với tháng 10/2021 và tăng 10,2% so với tháng 11/2020. Lũy kế 11 tháng năm 2021, Việt Nam xuất khẩu được khoảng 1,7 triệu tấn cao su, trị giá 2,84 tỷ USD, tăng 11,7% về lượng và tăng 40,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Lũy kế 11 tháng năm 2021, Việt Nam xuất khẩu được khoảng 1,7 triệu tấn cao su, trị giá 2,84 tỷ USD, tăng 11,7% về lượng và tăng 40,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

 cao-su.png

Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, 10 tháng năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc với 1,69 tỷ USD, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm 2020

Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 10 tháng năm 2021, phần lớn các chủng loại cao su xuất khẩu đều đạt được tăng trưởng khá so với so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, một số chủng loại như: SVR 20, SVR CV60, SVR 3L, SVR CV50, SVR 10, cao su tổng hợp, RSS1… đều tăng mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Trong 10 tháng năm 2021, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (mã HS 400280) vẫn là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 62% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, với 925,14 nghìn tấn, trị giá 1,52 tỷ USD, tăng 8,5% về lượng và tăng 37,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 99,4% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của cả nước, với 919,78 nghìn tấn, trị giá 1,51 tỷ USD, tăng 9,1% về lượng và tăng 37,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Về giá xuất khẩu: Trong 10 tháng năm 2021, giá xuất khẩu bình quân các chủng loại cao su hầu hết đều tăng so với cùng kỳ năm 2020, trừ cao su tổng hợp có giá xuất khẩu bình quân giảm. Trong đó, đáng chú ý một số chủng loại cao su có giá xuất khẩu bình quân tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020 như: Cao su dạng Crếp tăng 104,2%; Skim block tăng 48,6%; RSS1 tăng 41,5%; SVR CV40 tăng 38,9%; RSS3 tăng 34,9%; SVR CV60 tăng 33,2%...

Tình hình dịch COVID-19 tại các tỉnh trồng nhiều cao su như Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai vẫn diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất thu hoạch mủ cao su. Trong tháng 11/2021, mủ cao su tiểu điền được các thương lái thu mua dao động quanh mức 290- 335 đồng/độ TSC. Tại Bình Phước, giá thu mua mủ nước dao động ở mức 293-333 đồng/độ TSC, giảm 10 đồng/độ TSC so với cuối tháng 10/2021. Tại Đắk Lắk, giá mủ chén đầu ghi nhận mức 16.000-18.000 đồng/kg tùy loại. Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu dao động khoảng 334-336 đồng/ độ TSC. Tại Đồng Nai, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu dao động ở mức 330 đồng/độ TSC.

Datetime: 30 11 2021

Lễ ký kết hợp tác truyền thông giữa Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) và Báo Nông nghiệp Việt Nam được tổ chức tại TP.HCM chiều 29/11.

Ký kết hợp tác truyền thông giữa Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và Báo Nông Nghiệp Việt Nam. Ảnh: Thanh Sơn.

Ký kết hợp tác truyền thông giữa Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và Báo Nông Nghiệp Việt Nam. Ảnh: Thanh Sơn.

Phát biểu tại Lễ ký kết, ông Nguyễn Ngọc Thạch, Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam, chia sẻ, Báo Nông nghiệp Việt Nam và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đã có một quá trình hợp tác, gắn bó rất lâu dài.

Trong những năm qua, những người làm Báo Nông nghiệp Việt Nam luôn dõi theo, đồng hành và thực sự vui mừng trước sự phát triển liên tục trong suốt chiều dài lịch sử của VRG. Trong hành trình phát triển của VRG, từ biên giới, vùng sâu, vùng xa, ở bất cứ đâu mà Tập đoàn đứng chân, những người làm Báo Nông nghiệp Việt Nam đều tham gia và hiện diện để đồng hành, động viên, cổ vũ và chia sẻ với cán bộ, công nhân viên các đơn vị thành viên của VRG.

ong quá trình đồng hành những năm qua, giữa Báo Nông nghiệp Việt Nam và VRG đã từng có những ký kết, những sự phối hợp… Đó là những tiền đề, cơ sở để 2 đơn vị ngày càng hợp tác chặt chẽ, hiệu quả hơn.

Ông Thạch nhấn mạnh: “Lễ ký kết hợp tác truyền thông giữa Báo Nông nghiệp Việt Nam và VRG vừa được kế thừa bởi truyền thống quan hệ tốt đẹp giữa 2 bên, vừa là một dấu ấn mới trong sự hợp tác giữa 2 đơn vị. Tôi tin rằng, bằng sự ký kết này, 2 bên sẽ hợp tác hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới. Về phía Báo Nông nghiệp Việt Nam, chúng tôi cam kết sẽ thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, trách nhiệm những thỏa thuận, định hướng mà 2 bên đã trao đổi bàn bạc, thống nhất với nhau”.

Ông Trần Ngọc Thuận, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, cũng cho biết, giữa Tập đoàn và Báo Nông nghiệp Việt Nam đã có một quá trình gắn bó lâu dài, vừa là truyền thống, vừa là nghĩa tình. Trong nhiều năm qua, Báo Nông nghiệp Việt Nam luôn rất gần gũi, thấu hiểu, chia sẻ với người làm cao su trên mọi vùng miền của Tổ quốc. Báo đã đồng hành cùng Tập đoàn trong suốt một chặng đường rất dài, qua nhiều thế hệ. Trong kết quả chung mà VRG đạt được trong những năm qua, có sự đồng hành của các cơ quan báo chí, trong đó có Báo Nông nghiệp Việt Nam.

Thay mặt Ban lãnh đạo VRG và các đơn vị thành viên, ông Trần Ngọc Thuận đã bày tỏ sự ghi nhận những hỗ trợ, đóng góp đầy trách nhiệm của Báo Nông nghiệp Việt Nam với ngành cao su trong những năm qua. Ông Thuận khẳng định: “Với truyền thống quan hệ tốt đẹp giữa VRG và Báo Nông nghiệp Việt Nam, chắc chắn việc hợp tác truyền thông giữa 2 đơn vị sẽ đạt được những kết quả tốt đẹp”.

Ông Trần Ngọc Thuận cũng đã chúc mừng những thành tựu mà Báo Nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhân dịp kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Báo (7/12/1945-7/12/2021). Ông chúc Báo Nông nghiệp Việt Nam tiếp tục gặt hái nhiều thành công trong thời gian tới.

Trong chương trình phối hợp công tác giữa VRG và Báo Nông nghiệp Việt Nam, 2 bên sẽ phối hợp thông tin tuyên truyền chiến lược, chính sách phát triển ngành công nghiệp cao su; công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, đôn đốc của lãnh đạo VRG; hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư... của Tập đoàn trên  Báo Nông nghiệp Việt Nam phát hành hàng ngày,  Báo Nông nghiệp Việt Nam điện tử (nongnghiep.vn) và các ấn phẩm của Báo Nông nghiệp Việt Nam như Truyền hình Nông nghiệp - NongnghiepTV, Phát thanh Nông nghiệp - Nongnghiep RADIO...

Hai bên phối hợp thực hiện phát hành, phổ biến Báo Nông nghiệp Việt Nam đến các tổ, đội, đơn vị sản xuất kinh doanh của VRG trong cả nước để các tổ, đội, đơn vị sản xuất kinh doanh của Tập đoàn có điều kiện tiếp cận thông tin chuyên ngành một cách chính thống, nhanh chóng, kịp thời; là tài liệu phục vụ sản xuất; là món ăn tinh thần để nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ, nhân viên của VRG.

Hai bên phối hợp chia sẻ thông tin; hợp tác đầu tư trong những lĩnh vực hai bên cùng quan tâm.