Người lao động phân loại tấm cao su thô tại một nhà máy tại tỉnh Rayong, Thái Lan. Ảnh: AGENCE FRANCE-PRESSE |
Năm 2020, xuất khẩu cao su tổng hợp (mã HS 4002) của Thái Lan đạt 1,78 triệu tấn, trị giá 75,55 tỷ Baht, tương đương 2,51 tỷ USD, tăng 18,8% về lượng và tăng gần 13% về trị giá so với năm 2019, chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Thái Lan cho biết năm 2020, Thái Lan xuất khẩu được 4,6 triệu tấn cao su (mã HS: 4001; 4002; 4003; 4005), trị giá 192,5 tỷ Baht, tương đương 6,41 tỷ USD, giảm 4,4% về lượng và giảm 5,6% về trị giá so với năm 2019.
Trong đó, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm 58,38% tổng lượng cao su xuất khẩu của Thái Lan trong năm 2020 với 2,68 triệu tấn, trị giá 109,51 tỷ Baht, tương đương với 3,65 tỷ USD, tăng 2,5% về lượng, nhưng giảm 0,1% về trị giá so với năm 2019.
Về cơ cấu chủng loại xuất khẩu, trong năm 2020, Thái Lan xuất khẩu được 2,66 triệu tấn cao su tự nhiên (mã HS 4001), trị giá 108,91 tỷ Baht, tương đương 3,63 tỷ USD, giảm 15,4% về lượng và giảm 15,2% về trị giá so với năm 2019, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc.
Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 36,73% tổng lượng cao su tự nhiên xuất khẩu của Thái Lan trong năm 2020 với 978.490 tấn, trị giá 39,61 tỷ Baht, tương đương 1,32 tỷ USD, giảm gần 20% về lượng và giảm 21% về trị giá so với năm 2019.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên của Thái Lan trong năm 2020 có sự thay đổi khi tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường lớn là Malaysia và Hàn Quốc tăng, trong khi tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ lại giảm.
Cơ cấu 5 thị trường tiêu thụ cao su tự nhiên (mã HS 4001) lớn nhất của Thái Lan (tỷ trọng tính theo lượng). Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Thái Lan/Bộ Công Thương.
Trong năm 2020, xuất khẩu cao su tổng hợp (mã HS 4002) của Thái Lan đạt 1,78 triệu tấn, trị giá 75,55 tỷ Baht, tương đương 2,51 tỷ USD, tăng 18,8% về lượng và tăng gần 13% về trị giá so với năm 2019, chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ.
Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc lớn nhất chiếm 91,03% tổng lượng cao su tổng hợp xuất khẩu của Thái Lan trong năm 2020, với 1,62 triệu tấn, trị giá 67,4 tỷ Baht, tương đương 2,51 tỷ USD, tăng gần 24% về lượng và tăng 18,7% về trị giá so với năm 2019.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su tổng hợp của Thái Lan trong năm 2020 có sự thay đổi khi tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Malaysia, Mỹ và Việt Nam giảm, trong khi tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc lại tăng mạnh.
T.Anh
Theo: Thương hiệu & Sản phẩm
Thu hoạch mủ cao su tại miền Đông Nam bộ (Việt Nam) |
Theo báo cáo mới nhất của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, đầu tháng 2/2021, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt đã tăng trở lại.
Cụ thể, tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange (OSE), ngày 5/2, giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 3/2021 giao dịch ở mức 246,4 Yên/kg, tương đương 2,33 USD/kg, tăng 0,7% so với cuối tháng 1/2021 và tăng 49,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), ngày 5/2 giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 3/2021 ở mức 14.655 NDT/tấn, tương đương 2,26 USD/kg, tăng 2,4% so với cuối tháng 1/2021 và tăng 32,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Tại Thái Lan, ngày 5/2, giá cao su RSS3 chào bán ở mức 59,9 Baht/kg, tương đương 1,99 USD/kg, tăng 1,8% so với cuối tháng 1/2021 và tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo Cục Xuất nhập khẩu giá cao su tăng do nhu cầu tại Mỹ hồi phục khi các nhà đầu tư kỳ vọng vào gói kích thích kinh tế mới sẽ giúp nền kinh tế hồi phục; thị trường cũng được hỗ trợ bởi nhu cầu mủ tự nhiên của các nhà máy tăng mạnh do nhu cầu sử dụng thiết bị y tế tăng cao trong đại dịch.
Tại thị trường Việt Nam, từ đầu tháng 2/2021 đến nay, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước không có biến động so với cuối tháng 1/2021.
Ngày 5/2, giá thu mua mủ nước của Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng được giữ ở mức 335 đồng/TSC, ổn định so với cuối tháng 1/2021; giá thu mua mủ tạp ở mức 250 đồng/TSC, ổn định so với cuối tháng 1/2021.
Đức Thiện
Theo: Thương hiệu & Sản phẩm
Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 12021 đạt 200 nghìn tấn với giá trị đạt 321 triệu USD, gấp 2,2 lần về khối lượng và gấp 2,4 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
Năm 2020, giá trị xuất khẩu cao su giảm ở hầu hết các thị trường, ngoại trừ Pakistan (tăng 48,1%), Trung Quốc (tăng 18,1%), Đài Loan (tăng 6,3%) và Tây Ban Nha (tăng 0.5%). Giá cao su xuất khẩu bình quân năm 2020 đạt 1.362,6 USD/tấn, tăng 0,7% so với năm 2019.TheoTrung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong năm 2020, chiếm thị phần lần lượt là 76,8%, 3,7% và 2,1%.
Năm 2020, Trung Quốc đã nhập khẩu 4,34 tỷ USD cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (mã HS: 400280), tăng 35,2% so với cùng kỳ năm 2019. Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc với 1,3 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2019.
Trung Quốc cũng là nhà nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam trong năm 2020. Tuy nhiên trong 2 tháng cuối năm 2020, quốc gia này đã giảm mạnh lượng nhập khẩu cao su so với những tháng trước đó, cho thấy một lượng lớn cao su nguyên liệu đã được tích lũy.
Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản dự báo trong năm 2021 nhiều khả năng Trung Quốc sẽ có xu hướng giảm nhập khẩu cao su do đã dự trữ lượng hàng nội địa khổng lồ.
Trong khi đó, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ lại được kỳ vọng sẽ có sự tăng trưởng tích cực hơn trong năm 2021.
Theo Viện nghiên cứu Nomura, ngành công nghiệp ô tô Ấn Độ dự kiến sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm tài khoái 2021/22 sau tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.
Loạt doanh nghiệp ngành cao su báo vượt chỉ tiêu lợi nhuận năm 2020, Năm 2021, Cao su Phước Hòa lên kế hoạch lợi nhuận đạt 751 tỷ đồng.
Tuấn Anh
Theo: Thương hiệu & Sản phẩm