HomeTIN TỨCTHỊ TRƯỜNG
Datetime: 25 08 2021

 

 

 

Bất chấp đại dịch COVID-19, xuất khẩu cao su ra thị trường nước ngoài 7 tháng đầu năm 2021 tăng cả khối lượng, kim ngạch và giá so với cùng kỳ năm 2020.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2021 cả nước xuất khẩu 918.791 tấn cao su, thu về gần 1.54 tỷ USD, giá trung bình đạt 1.677,8 USD/tấn tăng 34,2% về khối lượng, tăng 74,5% về kim ngạch và giá tăng 30%.

Riêng tháng 7/2021 xuất khẩu tăng 25,3% về lượng, tăng 22,8% về kim ngạch nhưng giảm 2% về giá so với tháng 6/2021. So với tháng 7/2020 thì tăng cả về lượng, kim ngạch và giá với mức tăng tương ứng 1%, 38% và 36,7%, đạt 204.520 tấn, tương đương 338,2 triệu USD, giá trung bình 1.653,6 USD/tấn.

Xuất khẩu cao su tăng trưởng tốt

Xuất khẩu cao su tăng trưởng tốt

Cao su của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc, chiếm 70% trong tổng lượng và chiếm 67,4% trong tổng kim ngạch cao su xuất khẩu của cả nước, đạt trên 643.167 tấn, tương đương 1,04 tỷ USD, giá trung bình 1.615,8 USD/tấn, tăng 26,4% về lượng, tăng 62,7% về kim ngạch và tăng 28,8% về giá so với cùng kỳ năm 2020.

Đứng sau thị trường chủ đạo Trung Quốc là thị trường EU đạt 49.815 tấn, tương đương 89,79 triệu USD, giá trung bình 1.802,5 USD/tấn, tăng 71,4% về lượng, tăng 124,7% về kim ngạch và tăng 31% về giá so với cùng kỳ năm 2020; chiếm trên 5% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cao su của cả nước.

Xuất khẩu cau su sang thị trường Ấn Độ đạt 47.363 tấn, tương đương 85,5 triệu USD, giá 1.805,3 USD/tấn, tăng 70,6% về lượng, tăng 119,4% kim ngạch, giá tăng 28,6% so với cùng kỳ, chiếm trên 5% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cao su của cả nước.

Nhìn chung, xuất khẩu cao su 7 tháng đầu năm sang hầu hết các thị trường chủ đạo đều tăng cả lượng, kim ngạch và giá so với cùng kỳ năm 2020.

Tuấn Anh

Theo: Thương hiệu & Sản phẩm

 

 

 

Datetime: 18 08 2021

 

 

 

Trong 6 tháng đầu năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ hai cho Trung Quốc, đạt gần 868 triệu USD, tăng 70,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ hai cho Trung Quốc

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ hai cho Trung Quốc

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu cao su (mã HS 4001, 4002, 4003, 4005) của Trung Quốc đạt 6,04 tỷ USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2020.

Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Hàn Quốc và Nhật Bản là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Trung Quốc.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ hai cho Trung Quốc, đạt gần 868 triệu USD, tăng 70,2% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2021 chiếm 14,4%, tăng mạnh so với mức 10,9% của 6 tháng đầu năm 2020.

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ hai cho Trung QuốcCác thị trường cung cấp cao su lớn nhất cho Trung Quốc trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2021. (Nguồn: Cơ quan Hải quan Trung Quốc/Bộ Công Thương)

Trong kỳ, Trung Quốc nhập khẩu cao su tự nhiên (mã HS 4001) đạt 1,76 tỷ USD, tăng 53% so với cùng kỳ năm 2020. Trung Quốc nhập khẩu cao su tự nhiên chủ yếu từ các thị trường: Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Bờ Biển Ngà và Việt Nam.

Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 5 cho Trung Quốc với 101,47 triệu USD, tăng hơn 89% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam chiếm 5,8% trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc, tăng so với mức 4,7% của 6 tháng đầu năm 2020.

Ngoài ra, Trung Quốc nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (mã HS 400280) đạt 2,32 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2020. Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Mianmar và Indonesia là 5 thị trường lớn nhất cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp cho Trung Quốc.

Việt Nam là thị trường cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp lớn thứ hai cho Trung Quốc với 761,02 triệu USD, tăng gần 69% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Việt Nam chiếm 32,8% trong tổng trị giá nhập khẩu chủng loại cao su này của Trung Quốc, tăng so với mức 21,2% của 6 tháng đầu năm 2020.

Tuấn Anh

Theo: Thương hiệu & Sản phẩm

 

 

 

Datetime: 02 08 2021

 

 

 

Giá cao su kỳ hạn trên thị trường Nhật Bản tăng trong phiên vừa qua, lên mức cao nhất trong gần 3 tuần, do kỳ vọng nền kinh tế Mỹ phục hồi.

Giá cao su thế giới

Tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 7/2021 trên sàn Osaka giao dịch ở mức 210,0 Yen/kg, giữ nguyên so với giao dịch trước đó.

Kỳ hạn tháng 8/2021 đạt mức 211,7 Yen/kg, tăng 1,2 Yen so với phiên giao dịch trước đó; kỳ hạn tháng 9/2021 đạt mức 213,2, tăng 1,2 Yen so với phiên giao dịch trước đó.

Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su giao kỳ hạn tháng tháng 7/2021 ở mức 13.000 Nhân dân tệ/tấn, giữ nguyên so với giao dịch trước đó.

Kỳ hạn tháng 8/2021 ở mức 13.280 Nhân dân tệ/tấn, tăng 100 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó, kỳ hạn tháng 9/2021 ở mức 13.365 Nhân dân tệ/tấn, giảm 65 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó.

Giá cao su hôm nay 1/8: Khởi sắc nhờ kỳ vọng nền kinh tế Mỹ phục hồi

Giá cao su khởi sắc những phiên gần đây nhờ kỳ vọng nền kinh tế Mỹ phục hồi

Giá cao su kỳ hạn trên thị trường Nhật Bản tăng trong phiên vừa qua, lên mức cao nhất trong gần 3 tuần, do kỳ vọng nền kinh tế Mỹ phục hồi.

Trong báo cáo mới nhất, Tổ chức Các nước sản xuất cao su tự nhiên thế giới (ANRPC) giữ nguyên dự báo nguồn cung cao su tự nhiên thế giới năm 2021 ở mức 13,81 triệu tấn; trong khi nhu cầu cao su tự nhiên dự báo đạt 13,87 triệu tấn, tăng 8% so với năm 2020.

Nhu cầu cao su tự nhiên tăng nhờ kinh tế Mỹ, châu Âu và Anh phục hồi tốt hơn dự kiến. Tuy nhiên, giá cao su chịu tác động giảm khi thị trường dầu mỏ thế giới giảm do lo ngại khả năng bổ sung nguồn cung trong thời điểm số ca mắc Covid-19 tăng nhanh có thể dẫn tới các biện pháp hạn chế nhằm kiểm soát dịch.

ANRPC dự báo, trong ngắn hạn thị trường cao su tự nhiên ít có cơ hội phục hồi do tình trạng thiếu chip ảnh hưởng đến ngành sản xuất ô tô toàn cầu, tiêu thụ ô tô tại nhiều thị trường chậm lại do tác động của dịch Covid-19, nguồn cung cao su tự nhiên tăng khi các nước sản xuất vào vụ thu hoạch và nhu cầu nhập khẩu của quốc gia tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới giảm.

Giá cao su trong nước

Theo khảo sát, giá mủ cao su tươi hôm nay tại Bình Phước được các thương lái thu mua giao động từ 300 – 315 đồng/ độ mủ.

Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng (Bình Phước) niêm yết ở mức 325 đồng/độ mủ.

Tại Đắk Lắk, giá mủ chén đầu cũng ghi nhận mức 16.000-18.000 đồng/kg tùy loại.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 6/2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 163.280 tấn, trị giá 275,42 triệu USD, tăng 97,3% về lượng và tăng 92,1% về trị giá so với tháng 5/2021; so với tháng 6/2020 tăng 19,7% về lượng và tăng 69,6% về trị giá.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su đạt 714.320 tấn, trị giá 1,2 tỷ USD, tăng 48,2% về lượng và tăng 88,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Tháng 6/2021, giá cao su xuất khẩu bình quân ở mức 1.687 USD/tấn, giảm 2,6% so với tháng 5/2021, nhưng tăng 41,7% so với tháng 6/2020.

Tháng 6/2021, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm 71% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, đạt 115.900 tấn, trị giá 188,89 triệu USD, tăng 121,8% về lượng và tăng 119,1% về trị giá so với tháng 5/2021; tăng 6,4% về lượng và tăng 47,7% về trị giá so với tháng 6/2020.

Giá bình quân xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc ở mức 1.630 USD/ tấn, tăng 38,8% so với tháng 6/2020.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 491.630 tấn cao su, trị giá 793,76 triệu USD, tăng 44,9% về lượng và tăng 82,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Trong khi đó, Mỹ cũng đang có xu hướng tăng mua cao su từ Việt Nam. Theo thống kê của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, 5 tháng đầu năm 2021, Mỹ nhập khẩu 759.160 tấn cao su, trị giá 1,5 tỷ USD, giảm 3,4% về lượng, nhưng tăng 7,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

T.Anh

Theo: Thương hiệu & Sản phẩm