Theo Nikkei Asia, giá cao su tự nhiên quốc tế đã chạm mức thấp nhất trong hơn hai tháng qua, do mối quan ngại về nguồn cung giảm đã dịu bớt cùng với sự bất ổn về nhu cầu của Trung Quốc.
Trên Sàn giao dịch Osaka, hợp đồng cao su tương lai RSS3 (hợp đồng được giao dịch tích cực nhất) cuối tuần trước đã chạm mức 310,1 yên (2,11 USD)/kg . Đây là mức giá thấp nhất tín từ giữa tháng 5.
Ở các quốc gia xuất khẩu cao su lớn, bao gồm Thái Lan và Việt Nam, tháng 4 và tháng 5 được coi là những tháng sản xuất khó khăn. Tuy nhiên, giai đoạn khó khăn đã kéo dài hơn trong năm nay khi mùa mưa bị trì hoãn do hiệu ứng El Nino, đẩy giá cao su lên mức cao hiếm thấy vào tháng 6.
Nhưng mối lo ngại về nguồn cung đã giảm bớt khi giai đoạn khó khăn kết thúc.
Lốp xe chiếm hơn 70% nhu cầu cao su thiên nhiên và Trung Quốc là thị trường ô tô lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, tại Trung Quốc, "nhu cầu về cao su thiên nhiên đã suy yếu do doanh số bán ô tô giảm sút, đặc biệt là xe điện", ông Gu Jiong của Yutaka Trusty Securities cho biết.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương Việt Nam) thị trường cao su châu Á chịu áp lực bởi số liệu kinh tế của Trung Quốc thấp hơn so với dự kiến. Trung Quốc là thị trường ô tô lớn nhất thế giới. Quốc gia này dẫn đầu toàn cầu trong việc phát triển các phương tiện sử dụng năng lượng mới, bao gồm cả ô tô chạy bằng pin và xe hybrid (xe động cơ xăng - điện).
Trong 6 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, nhưng lượng cao su xuất khẩu sang thị trường này giảm so với cùng kỳ năm 2023. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 489,37 nghìn tấn cao su, trị giá 717,9 triệu USD, giảm 16% về lượng và giảm 8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm 67,35% về lượng và chiếm 64,8% về trị giá trong tổng xuất khẩu cao su của cả nước trong 6 tháng đầu năm 2024.
Cơ quan này nhận định rằng thời gian tới, nhu cầu cao su của thị trường Trung Quốc có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi EU đã áp mức thuế 37,6% đối với xe điện nhập khẩu từ nước này kể từ ngày 05/7/2024.
Giới chuyên gia dự báo thuế tạm thời cao hơn sẽ làm giảm 42% nhập khẩu xe điện của Trung Quốc và giá xe điện có thể tăng trung bình 0,3- 0,9% tại EU. Xuất khẩu xe điện của Trung Quốc bị ảnh hưởng thì nhu cầu nhập khẩu cao su để sản xuất lốp xe của Trung Quốc cũng sẽ giảm tương ứng.
Ngoài vấn đề nhu cầu từ Trung Quốc giảm, sự tăng giá gần đây của đồng yên cũng góp phần làm giảm giá của hợp đồng tương lai cao su được định giá bằng đồng tiền này. Mặc dù vậy quan điểm chủ đạo trên thị trường là giá cao su sẽ vẫn ở mức cao trong thời gian tới.
PHÒNG KD XNK
CTCP Cao su Sao Vàng (Mã: SRC) vừa công bố BCTC hợp nhất quý II với doanh thu thuần đạt 328 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ. Lợi nhuận nhận gộp đạt gần 47 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ.
Kỳ này, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều tăng. Song, công ty lại ghi nhận khoản thu nhập khác lên tới 306 tỷ đồng nhờ chuyển nhượng quyền thuê lại đất với cơ sở hạ tầng và tài sản gắn liền với đất. Sau khi trừ đi khoản chi phí 144 tỷ đồng, công ty còn ghi nhận khoản lợi nhuận hơn 162 tỷ đồng.
Kết quả, Cao su Sao Vàng báo lãi sau thuế gần 114 tỷ đồng, gấp 19 lần so với cùng kỳ. Đây cũng là mức lãi quý cao nhất của công ty kể từ khi niêm yết.
(Nguồn: Lâm Anh tổng hợp từ BCTC).
Tính chung 6 tháng đầu năm, doanh thu công ty đạt 503 tỷ đồng tăng 5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế 117 tỷ đồng, gấp gần 12 lần so với nửa đầu năm 2023.
Năm nay, công ty đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng và 78,2 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, sau hai quý, công ty vượt 50% kế hoạch lợi nhuận đặt ra.
(Nguồn: Lâm Anh tổng hợp từ BCTC).
Về tình hình tài chính, tính đến cuối quý II, tổng tài sản của Cao su Sao Vàng đạt 1.157 tỷ đồng, giảm 14% so với đầu năm. Công ty có khoảng 33 tỷ đồng tiền, khoản tương đương tiền và tiền gửi có kỳ hạn. Hàng tồn kho giảm 13% xuống 199 tỷ đồng.
Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản của công ty (44%) là khoản đầu tư vào các công ty liên kết với 505 tỷ đồng. Trong đó, Cao su Sao Vàng rót 130 tỷ đồng vào Công ty TNHH Sao Vàng Hoành Sơn và 375 tỷ đồng vào CTCP Sao Vàng Hoành Sơn.
(Nguồn: Thuyết minh BCTC).
Cuối kỳ, nợ phải trả của Cao su Sao Vàng 617 tỷ đồng, gấp 1,14 lần vốn chủ sở hữu (541 tỷ đồng).
Tổng nợ vay khoảng 168 tỷ đồng, chủ yếu là nợ vay ngắn hạn với 165 tỷ đồng từ ngân hàng bằng đồng USD và đồng Việt Nam. Nửa đầu năm nay, công ty phải trả gần 8 tỷ đồng tiền lãi.
Tại ngày 30/6, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Cao su Sao Vàng hơn 143 tỷ đồng.
Lâm Anh
Bên cạnh việc xuất khẩu dưới dạng quả tươi, các doanh nghiệp đã và đang hướng đến chế biến sâu sầu riêng để gia tăng giá trị cho loại nông sản này.và có thêm cơ hội nâng cao thị phần, chiếm lĩnh thị trường nhập khẩu.
Trao đổi với phóng viên, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, thời gian qua, doanh nghiệp chú trọng đầu tư chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, hướng đến xuất khẩu thịt sầu riêng, sầu riêng cấp đông để nâng cao giá trị kinh tế.
Hướng đến xuất khẩu thịt sầu riêng, sầu riêng cấp đông để nâng cao giá trị kinh tế.
Theo ông Lê Văn Thiệt - Cục phó Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), thực tế cho thấy, xuất khẩu sầu riêng tươi có chi phí bảo quản và vận chuyển khá cao do đòi hỏi lịch trình vận chuyển ngắn hạn, điều kiện bảo quản khắt khe khiến lợi nhuận bị hạn chế. Đó là còn chưa kể đến nhiều rủi ro, hư hỏng trong quá trình xuất khẩu.
"Vì vậy, hiện nay có nhiều doanh nghiệp đang nghiên cứu tiêu chuẩn chế biến chuyên sâu, chuyển đổi sang hình thức xuất khẩu múi sầu riêng cấp đông để giảm thiểu rủi ro, nâng cao giá trị kinh tế", ông Thiệt nhấn mạnh.
Bàn về vấn đề này, đại diện Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk cho hay, trái sầu riêng Việt xuất khẩu có rất nhiều thế mạnh so với các đối thủ, nhất là Thái Lan và chúng ta có thể tận dụng thế mạnh, biến thành cơ hội để nâng cao kim ngạch.
Trong đó, điển hình là "lệch mùa", ví như sầu riêng Đắk Lắk có vụ chính từ tháng 7 - 9, sau đó đến tỉnh Gia Lai, huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng). Những thời điểm này sai khác với vụ thu hoạch sầu riêng ở miền Tây Nam Bộ (từ tháng 3 - 5), và khá lệch so với sầu riêng Thái Lan vốn thu hoạch từ tháng 4 - 6 hằng năm. Lệch mùa thu hoạch sẽ tạo “khan hiếm” cục bộ ở dòng xuất khẩu chính của thị trường. Trên thực tế đây cũng chính là lý do để một nước xuất khẩu sầu riêng rất cạnh tranh như Thái Lan phải mua sầu riêng Việt Nam.
Phòng KD XNK