Trong phiên sáng nay , giá cao su kỳ hạn trên hai sàn giao dịch ghi nhận tăng - giảm trái chiều với mức điều chỉnh gần 1%. Trong đó, giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 3/2024 trên sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) tăng nhẹ 0,76%.
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 2/2024 đạt mức 279,3 yen/kg, giảm 0,21% (tương đương 0,6 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h12 (giờ Việt Nam).
Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam, điểm sáng Cao su Chư Prông đó là sản lượng, tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm vượt kế hoạch dù giá mủ cao su toàn ngành cũng như công ty ở mức thấp.
Đó là thông tin được lãnh đạo Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông (đóng chân trên địa bàn tỉnh Gia Lai) báo cáo tại hội nghị người lao động 2024 và tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2023 vừa tổ chức vào ngày 1/2.
Theo đó, kết thúc năm 2023 toàn công ty đã khai thác được 8.979 tấn, vượt 179 tấn và đạt trên 102% kế hoạch, về đích trước 6 ngày. Sản lượng thu mua hơn 489 tấn, đạt 139% kế hoạch, gia công gần 1.300 tấn, đạt 162%. Tổng sản lượng tiêu thụ được 10.210 tấn, đạt 111% kế hoạch.
Trong đó, xuất khẩu trực tiếp 723 tấn, đạt 100% kế hoạch. Tổng doanh thu hơn 373 tỷ đồng, giá bán bình quân đạt 32,6 triệu đồng/tấn, thấp hơn so với năm 2022 là 3,8 triệu đồng/tấn.
Lợi nhuận trước thuế 63 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước gần 33 tỷ đồng, đạt 188% kế hoạch, tiền lương bình quân 6,7 triệu đồng/người/tháng và thu nhập bình quân đạt 7,5 đồng/người/tháng.
Có được kết quả đó là nhờ công ty có cơ chế khen thưởng kịp thời cho các đơn vị theo tháng, quý...từ đó tạo được khí thế thi đua sôi nổi ngay từ những ngày đầu vụ, tháng đầu.
Đặc biệt, năm 2023, Cao su Chư Prông tiếp tục được Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam - VCCI cấp giấy chứng nhận Top 100 "Doanh nghiệp bền vững" và Top 50 "Doanh nghiệp tiêu biểu sáng tạo".
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Trần Thanh Phụng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) cho rằng, tuy sản lượng và tỷ lệ vượt của Cao su Chư Prông không cao, nhưng ông đánh giá cao sự quyết tâm, nỗ lực của toàn thể Ban lãnh đạo và người lao động trong Công ty.
Theo ông Trần Thanh Phụng, năm 2024 sẽ còn nhiều khó khăn thử thách, vì vậy ông đề nghị công ty cần xây dựng kịch bản dự phòng với nhiều tình huống, nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững, chăm lo tốt đời sống cho người lao động.
Trong năm 2024, dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước sẽ có nhiều khó khăn thách thức mới. Giá bán cao su có tăng lên nhưng không đáng kể. Vì vậy, lãnh đạo Công ty đã xác định rõ những khó khăn, quyết tâm, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đề ra.
Cụ thể, Công ty phấn đấu khai thác đạt và vượt 10.050 tấn, bằng 106%, thu mua 350 tấn. Chế biến là 11.200 tấn, sản phẩm chế biến đạt tiêu chuẩn VRG 92% trở lên. Tiêu thụ 9.850 tấn với giá bán bình quân 35,5 triệu đồng/tấn, giá thành tiêu thụ bình quân 29 triệu đồng/tấn. Tổng doanh thu 403 tỷ. Trong đó, doanh thu cao su 350 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 56 tỷ đồng.
Giá tiêu hôm nay 12/2: Nối dài chuỗi đi ngang tại thị trường trong nước
Theo Hậu Hoàng
Đây là hoạt động nằm trong chuỗi chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, do Hiệp hội xuất khẩu Rau quả Việt Nam (Vinafruit) phối hợp với Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức tổ chức.
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương sau 3 ngày tham gia Fruit Logistica 2024, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) - cho biết: Sở dĩ các doanh nghiệp Việt tham gia Fruit Logistica 2024 vì đây là hội chợ lớn nhất thế giới chuyên về lĩnh vực trái cây tươi, khô và chế biến (tại nhiều hội chợ quy mô khác cũng có lĩnh vực rau quả nhưng lại xen lẫn đa ngành). Việc tham dự cũng nhằm giúp sản phẩm rau quả của Việt Nam hiện diện liên tục ở thị trường 500 triệu dân, đồng thời cũng là dịp quảng bá trái cây thơm ngon của Việt Nam cho người dân EU biết. Đặc biệt, là dịp cho doanh nghiệp gặp lại khách hàng cũ, kết nối khách hàng mới đến từ Ấn Độ, Trung Đông, EU… nhằm tiến tới những thỏa thuận hoặc hợp đồng kinh doanh trong tương lai.
Theo ông Nguyên, tại các chuỗi siêu thị lớn hàng đầu của Đức như AsRopa, Netto, Edeka, Selgros đã nhập khẩu và phân phối nhiều sản phẩm hoa quả của Việt Nam, đặc biệt là sầu riêng, bưởi da xanh. Ngoài ra còn có một số mặt hàng khác như chanh leo tươi, mít sấy khô, chuối sấy, thanh long sấy khô cũng được quan tâm để xuất khẩu. Tuy vậy không phải người tiêu dùng nào cũng có dịp thưởng thức hết những sản phẩm này. Do vậy doanh nghiệp Việt đã trực tiếp mang sản phẩm trái cây tươi đến hội chợ để người tiêu dùng nếm thử, qua đó giúp họ cảm nhận được vị ngon của sản phẩm.
“Ở Việt Nam đang là Tết Nguyên đán Giáp Thìn nhưng các doanh nghiệp rau quả đã hoãn ăn Tết để mang sản phẩm tới Fruit Logistica 2024 giới thiệu, quảng bá nhằm mở rộng kinh doanh. Thậm chí, sau hội chợ họ sẽ tiếp tục đi một số nước EU thăm khách hàng cũ và tìm hiểu khách hàng mới cũng như tham quan công nghệ chế biến bảo quản mới được trưng bày tại hội chợ để mở mang kiến thức. Vì thế dù hội chợ diễn ra trong thời điểm Tết song các doanh nghiệp tham gia đều thích thú và hài lòng với chuyến đi lần này”- ông Nguyên chia sẻ.
Sầu riêng, mít, thanh long… hút khách
Cũng theo ông Đặng Phúc Nguyên, những doanh nghiệp tham gia hội chợ đều đã xuất khẩu sản phẩm qua EU. Trong đó, có doanh nghiệp xuất khẩu khoảng 2 triệu USD/năm, thậm chí có doanh nghiệp xuất khẩu đạt 5-6 triệu USD/năm. Điều đáng mừng là trong suốt thời gian diễn ra hội chợ, khu gian hàng của các doanh nghiệp Việt Nam đã thu hút sự chú ý của khách hàng.
“Sản phẩm của mỗi nước tham gia hội chợ này đều có hương vị riêng. Tuy vậy những sản phẩm rau quả của Việt Nam như mít, sầu riêng, chanh dây, thanh long với nét riêng của xứ nhiệt đới nên thu hút nhiều khách hàng tại hội chợ. Nhìn chung khách hàng rất thích thú rau quả Việt bởi ngoài thưởng thức họ còn chụp hình và lấy thông tin doanh nghiệp để sau này có liên lạc”- ông Nguyên phấn khởi nói.
Theo đánh giá của các doanh nghiệp tham gia hội chợ, châu Âu là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ ba của Việt Nam, sau Trung Quốc và ASEAN. Đây cũng là thị trường có tiêu chuẩn rất cao về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm bởi họ kiểm soát rất chặt vấn đề này. Song những năm gần đây doanh nghiệp đã dần quen với các tiêu chuẩn khắt khe này và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong việc kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cùng các tiêu chuẩn khác mà EU đưa ra. Từ đó giúp xuất khẩu rau quả sang EU tăng trưởng đều đặn qua các năm.
Thống kê từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho thấy, nếu như năm 2022 xuất khẩu rau quả vào EU đạt 200 triệu USD, thì tới năm 2023 con số này đã tăng lên 300 triệu USD (tăng khoảng 20%) và dự kiến trong năm 2024 này sẽ tiếp tục tăng 20%.
PHÒNG KD XNK
Dẫn đầu trong ngành rau quả xuất khẩu chắc chắn là "vua trái cây" - sầu riêng. Ngay trong năm đầu tiên, sầu riêng Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc đã đạt kim ngạch không tưởng với 2,24 tỉ USD, sản lượng trên 543.000 tấn. Ngoài ra, nhiều thị trường như: Cộng hòa Séc, Papua New Guinea, Canada, Mỹ, Ý… cũng tăng nhập khẩu sầu riêng Việt Nam. Với thế mạnh "một mình một chợ" kéo dài khoảng nửa năm liền (từ khoảng tháng 10 đến tháng 3 năm sau); hiện tại, sầu riêng tại vườn loại 1 có giá khoảng 200.000 đồng/kg.
Hiện tại, sầu riêng tại vườn loại 1 có giá khoảng 200.000 đồng/kg; sản phẩm được người Trung Quốc mua làm quà biếu dịp tết nên giá rất cao
ĐÀO NGỌC THẠCH
Xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam dự báo tiếp tục tăng trưởng tốt trong năm 2024. Với việc Trung Quốc đang chuẩn bị ký nghị định thư cho sầu riêng đông lạnh và chế biến của Việt Nam cùng với việc nhiều thị trường khác tăng nhập khẩu; dự báo kim ngạch xuất khẩu sầu riêng có thể đạt từ 3 - 3,5 tỉ USD trong năm 2024.
Ngày 13.12.2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc ký kết nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả dưa hấu tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Xuất khẩu dưa hấu hứa hẹn tăng trưởng mạnh trong năm 2024 vì cuối năm 2023 Việt Nam vừa ký nghị định thư với Trung Quốc
Bưởi
Cùng tăng trưởng 3 con số còn có quả bưởi tăng gần 131%, với kim ngạch là 43 triệu USD. Trong cuộc làm việc mới đây của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Trần Thành Nam tại Trung Quốc, phía bạn cho biết đang tích cực chuẩn bị thủ tục để ký nghị định thư với quả bưởi và các loại cây có múi khác. Nếu nghị định thư được ký kết sẽ mở ra cơ hội thị trường cho trái bưởi cũng như các loại cây có múi nói chung.
Quả bưởi cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu nhiều triển vọng trong năm 2024
Nhãn
Xuất khẩu nhãn tăng trưởng mạnh nhất sau sầu riêng với tốc độ lên tới 244%, tuy nhiên giá trị thu về thật sự không lớn chỉ có 14 triệu USD; đứng thứ 16 trong số các loại trái cây xuất khẩu chính của Việt Nam. Trong nhiều năm qua, xuất khẩu nhãn không có nhiều đột phá.
Xuất khẩu nhãn tuy tăng trưởng mạnh nhưng giá trị thu về còn thấp
Đây là 2 mặt hàng có cùng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 44%. Tuy nhiên, giá trị mà mít mang lại lên đến 237 triệu USD trong khi xoài chỉ có 174 triệu USD; đứng lần lượt thứ 4 và 5 trong số các mặt hàng trái cây xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Theo các chuyên gia, 2 mặt hàng này vẫn có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu trong năm nay.
Mít, xoài
Hai mặt hàng vừa có tốc độ tăng trưởng mạnh và kim ngạch tương đối lớn
Gừng
Cùng tăng trưởng 3 con số còn có sản phẩm gừng chế biến, tăng 134% so với năm 2022, đạt kim ngạch 27 triệu USD.
Sản phẩm gừng chế biến dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng trong nhóm sản phẩm rau quả chế biến
Ớt
Ớt tươi xuất khẩu đạt tới 72 triệu USD, tăng 34,5% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mặt hàng xuất khẩu đứng đầu trong nhóm rau củ xuất khẩu của Việt Nam. Tiềm năng xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam vẫn còn lớn, thậm chí một số doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này.
Xuất khẩu ớt đứng đầu trong nhóm rau củ xuất khẩu của Việt Nam, tiềm năng tăng trưởng vẫn còn lớn
PHÒNG KD XNK