Kỳ hạn | Giá khớp | Thay đổi | Cao nhất | Thấp nhất | Khối lượng | Mở cửa | Hôm trước | HĐ mở |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
08/24 | 328.90 | +1.900.58% | 359.70+32.70 | 294.30-32.70 | 3 | 327.60 | 327.00 | 138 |
09/24 | 329.90 | +3.200.98% | 359.30+32.60 | 294.10-32.60 | 20 | 329.90 | 326.70 | 225 |
10/24 | 329.10 | +4.401.36% | 357.10+32.40 | 292.30-32.40 | 2 | 330.20 | 324.70 | 381 |
11/24 | 326.70 | +4.301.33% | 354.60+32.20 | 290.20-32.20 | 16 | 322.50 | 322.40 | 1291 |
12/24 | 320.90 | +5.901.87% | 346.50+31.50 | 283.50-31.50 | 40 | 316.70 | 315.00 | 1015 |
Kỳ hạn | Giá khớp | Thay đổi | Cao nhất | Thấp nhất | Khối lượng | Mở cửa | Hôm trước | HĐ mở |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
09/24 | 14405 | +1150.80% | 14430+140 | 14310+20 | 23010 | 14325 | 14290 | 79932 |
10/24 | 14455 | +1100.77% | 14455+110 | 14385+40 | 37 | 14415 | 14345 | 437 |
11/24 | 14535 | +1150.80% | 14550+130 | 14430+10 | 1420 | 14445 | 14420 | 6559 |
01/25 | 15710 | +1450.93% | 15730+165 | 15575+10 | 101466 | 15600 | 15565 | 118826 |
03/25 | 15725 | +1250.80% | 15760+160 | 15685+85 | 31 | 15690 | 15600 | 186 |
Kỳ hạn | Giá khớp | Thay đổi | Cao nhất | Thấp nhất | Khối lượng | Mở cửa | Hôm trước | HĐ mở |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
09/24 | 168.40 | +1.100.66% | 168.60+1.30 | 168.00+0.70 | 101 | 168.00 | 167.30 | 4962 |
10/24 | 170.50 | +0.900.53% | 170.90+1.30 | 169.80+0.20 | 384 | 170.50 | 169.60 | 13685 |
11/24 | 171.40 | +10.59% | 171.80+1.40 | 171.10+0.70 | 347 | 171.10 | 170.40 | 14062 |
12/24 | 172.50 | +1.200.70% | 172.80+1.50 | 172.00+0.70 | 489 | 172.10 | 171.30 | 9284 |
01/25 | 173.00 | +0.800.46% | 173.40+1.20 | 172.60+0.40 | 294 | 172.70 | 172.20 | 6542 |
Bảng giá cao su
Thị trường sầu riêng Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những quốc gia sản xuất hàng đầu thế giới. Theo ước tính, tổng diện tích canh tác sầu riêng năm 2024 đạt khoảng 150.000 ha, sản lượng dự kiến là 1,5 triệu tấn. Các vùng trồng sầu riêng tập trung ở khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Thị trường tiêu thụ nội địa của sầu riêng khá lớn. Tuy nhiên, xuất khẩu mới chính là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng vượt bậc của ngành trồng và chế biến sầu riêng Việt Nam. Theo Bộ NN-PTNT, sầu riêng Việt Nam đang xuất khẩu sang 22 quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ tháng 7/2022, Việt Nam chính thức xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc, đạt kim ngạch 190 triệu USD. Con số trên liên tục tăng cao qua các năm và được các chuyên gia dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ do nhu cầu tiêu thụ sầu riêng tăng cao của thị trường tỷ dân.
Sầu riêng được bày bán phổ biến mỗi khi đến vụ thu hoạch
Sầu riêng Việt Nam đã và đang chinh phục thành công 22 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dưới đây là những thị trường xuất khẩu sầu riêng mũi nhọn của Việt Nam:
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu sầu riêng lớn nhất của Việt Nam. Theo Hiệp hội rau quả Việt Nam, trong nửa đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc đạt 1,22 tỷ USD, chiếm 92,4% tổng kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam.
Sầu riêng Việt Nam được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon, chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh và khả năng sản xuất sầu riêng trái vụ. Bên cạnh đó, lợi thế về đường vận chuyển ngắn cũng góp phần thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đặt ra yêu cầu cao về truy xuất nguồn gốc, kiểm dịch thực vật và chất lượng sản phẩm.
Thái Lan là quốc gia nhập khẩu sầu riêng lớn thứ hai từ Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm nay, Thái Lan đã chi 47 triệu USD để nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam, tăng 90,5% so với cùng kỳ năm trước. Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT),Thái Lan nhập khẩu sầu riêng đông lạnh từ Việt Nam chủ yếu để tái xuất khẩu sang các thị trường khác và làm nguyên liệu chế biến bánh kẹo.
Bên cạnh hai thị trường chính, Nhật Bản và Campuchia cũng tăng cường nhập khẩu sầu riêng Việt Nam. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng sang Nhật Bản đạt gần 2,7 triệu USD và Campuchia đạt gần 1,7 triệu USD, tăng lần lượt gấp 2 lần và 23 lần so với năm ngoái.
Sầu riêng được thu hoạch và vận chuyển khỏi vườn
Cơ hội và thách thức của sầu riêng Việt Nam trên thị trường quốc tế
Thị trường quốc tế mở ra những cơ hội phát triển lớn cho ngành sầu riêng Việt Nam, nhưng đồng thời cũng tồn tại không ít thách thức:
Sầu riêng là loại trái cây được ưa chuộng ở nhiều quốc gia châu Á, đặc biệt là Trung Quốc - thị trường nhập khẩu sầu riêng lớn nhất thế giới. Từ 2022 đến nay, nhu cầu tiêu thụ sầu riêng toàn cầu tăng mạnh do nhu cầu mua trái sầu riêng của người tiêu dùng Trung Quốc. Theo dự báo, nhu cầu của thị trường này sẽ tiếp tục tăng lên.
Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại với các đối tác quan trọng, trong đó có các thị trường tiềm năng cho sầu riêng như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Các thỏa thuận trên đã giúp giảm thiểu hàng rào thuế quan, tạo điều kiện thuận lợi cho sầu riêng Việt Nam mở rộng cơ hội kinh doanh sầu riêng trong thương trường quốc tế.
Việt Nam có khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi cho việc trồng sầu riêng chính vụ và trái vụ. Bên cạnh đó, nguồn lao động dồi dào và chi phí sản xuất cạnh tranh cũng là lợi thế giúp sầu riêng Việt Nam có thể cạnh tranh về giá cả trên thị trường quốc tế.
Việt Nam có khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi cho việc trồng sầu riêng
Theo Tin Thị trường
Theo Nikkei Asia, giá cao su tự nhiên quốc tế đã chạm mức thấp nhất trong hơn hai tháng qua, do mối quan ngại về nguồn cung giảm đã dịu bớt cùng với sự bất ổn về nhu cầu của Trung Quốc.
Trên Sàn giao dịch Osaka, hợp đồng cao su tương lai RSS3 (hợp đồng được giao dịch tích cực nhất) cuối tuần trước đã chạm mức 310,1 yên (2,11 USD)/kg . Đây là mức giá thấp nhất tín từ giữa tháng 5.
Ở các quốc gia xuất khẩu cao su lớn, bao gồm Thái Lan và Việt Nam, tháng 4 và tháng 5 được coi là những tháng sản xuất khó khăn. Tuy nhiên, giai đoạn khó khăn đã kéo dài hơn trong năm nay khi mùa mưa bị trì hoãn do hiệu ứng El Nino, đẩy giá cao su lên mức cao hiếm thấy vào tháng 6.
Nhưng mối lo ngại về nguồn cung đã giảm bớt khi giai đoạn khó khăn kết thúc.
Lốp xe chiếm hơn 70% nhu cầu cao su thiên nhiên và Trung Quốc là thị trường ô tô lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, tại Trung Quốc, "nhu cầu về cao su thiên nhiên đã suy yếu do doanh số bán ô tô giảm sút, đặc biệt là xe điện", ông Gu Jiong của Yutaka Trusty Securities cho biết.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương Việt Nam) thị trường cao su châu Á chịu áp lực bởi số liệu kinh tế của Trung Quốc thấp hơn so với dự kiến. Trung Quốc là thị trường ô tô lớn nhất thế giới. Quốc gia này dẫn đầu toàn cầu trong việc phát triển các phương tiện sử dụng năng lượng mới, bao gồm cả ô tô chạy bằng pin và xe hybrid (xe động cơ xăng - điện).
Trong 6 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, nhưng lượng cao su xuất khẩu sang thị trường này giảm so với cùng kỳ năm 2023. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 489,37 nghìn tấn cao su, trị giá 717,9 triệu USD, giảm 16% về lượng và giảm 8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm 67,35% về lượng và chiếm 64,8% về trị giá trong tổng xuất khẩu cao su của cả nước trong 6 tháng đầu năm 2024.
Cơ quan này nhận định rằng thời gian tới, nhu cầu cao su của thị trường Trung Quốc có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi EU đã áp mức thuế 37,6% đối với xe điện nhập khẩu từ nước này kể từ ngày 05/7/2024.
Giới chuyên gia dự báo thuế tạm thời cao hơn sẽ làm giảm 42% nhập khẩu xe điện của Trung Quốc và giá xe điện có thể tăng trung bình 0,3- 0,9% tại EU. Xuất khẩu xe điện của Trung Quốc bị ảnh hưởng thì nhu cầu nhập khẩu cao su để sản xuất lốp xe của Trung Quốc cũng sẽ giảm tương ứng.
Ngoài vấn đề nhu cầu từ Trung Quốc giảm, sự tăng giá gần đây của đồng yên cũng góp phần làm giảm giá của hợp đồng tương lai cao su được định giá bằng đồng tiền này. Mặc dù vậy quan điểm chủ đạo trên thị trường là giá cao su sẽ vẫn ở mức cao trong thời gian tới.
PHÒNG KD XNK