HomeTIN TỨCTHỊ TRƯỜNG
Datetime: 18 03 2019

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su ngày 15/3/2019 kỳ hạn tháng 8/2019 giảm xuống mức thấp nhất 3 tuần, giảm phiên thứ 3 liên tiếp, sau số liệu nền kinh tế tại nước mua hàng đầu – Trung Quốc – suy giảm, gây áp lực đối với giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải.

Giá cao su RSS3 tại sàn TOCOM lúc 12h30 ngày 15/3/2019 (giờ Hà Nội)

Thị trường cao su châu Á ngày 15/3/2019: Giá tại Tokyo chạm thấp nhất 3 tuần

Giá cao su kỳ hạn trên sàn TOCOM giảm 3,3 JPY tương đương 1,7% xuống 193,2 JPY (1,73 USD)/kg, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ ngày 22/2/2019 (192 JPY/kg) trong phiên trước đó. Tính chung cả tuần, giá cao su giảm khoảng 2%.

Giá cao su TSR20 tại sàn TOCOM lúc 12h30 ngày 15/3/2019 (giờ Hà Nội)

Thị trường cao su châu Á ngày 15/3/2019: Giá tại Tokyo chạm thấp nhất 3 tuần

Giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải kết thúc giao dịch đêm giảm 1,6% xuống 11.835 CNY (1.761 USD)/tấn.

Giá cao su RSS3 tại sàn Thượng Hải lúc 12h30 ngày 15/3/2019 (giờ Hà Nội)

Thị trường cao su châu Á ngày 15/3/2019: Giá tại Tokyo chạm thấp nhất 3 tuần

Tăng trưởng sản lượng công nghiệp Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất 17 năm trong 2 tháng đầu năm 2019 và tỉ lệ thất nghiệp tăng, cho thấy sự suy giảm tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, có khả năng kích hoạt nhiều biện pháp hỗ trợ từ Bắc Kinh.

Các nhà hoạch định chính sách Anh bỏ phiếu áp đảo trong ngày thứ năm (14/3/2019), nhằm trì hoãn việc Anh rời khỏi EU, tạo tiền đề cho Thủ tướng Anh Theresa May tiếp tục nỗ lực để có được thỏa thuận ly hôn, được quốc hội phê chuẩn vào tuần tới.

Đồng USD ở mức khoảng 111,77 JPY so với khoảng 111,56 JPY trong ngày thứ năm (14/3/2019).

Giá dầu duy trì vững trong ngày thứ năm (14/3/2019), sau khi đạt mức cao nhất năm 2019, do OPEC mở rộng chương trình cắt giảm sản lượng qua tháng 6, trong khi giảm dự báo nhu cầu dầu thô.

Giá cao su TSR20 kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn TOCOM giảm 1,4% xuống 168,3  JPY/kg. Trong khi đó, giá cao su kỳ hạn tháng 4/2019 trên sàn SICOM tăng 0,4% lên 147,9 US cent/kg.

Giá cao su đóng cửa tại châu Á ngày 14/3/2019

Thị trường Chủng loại ĐVT Kỳ hạn Giá đóng cửa
Thái Lan RSS3 USD/kg 19-Apr 1,79
Thái Lan STR20 USD/kg 19-Apr 1,56
Malaysia SMR20 USD/kg 19-Apr 1,49
Indonesia SIR20 USD/kg 19-Apr 1,49
Thái Lan USS3 THB/kg 19-Apr 48,51
Thái Lan Mủ 60%(drum) USD/tấn 19-Apr 1.360
Thái Lan Mủ 60% (bulk) USD/tấn 19-Apr 1.260
Singapore  

RSS3

US cent/kg 19-Apr 160,5
19-May 163
19-Jun 164,5
TSR20 19-Jul 164,4
19-Apr 135,6
19-May 135,9
19-Jun 138,5
19-Jul 139,7
19-Aug 141

Nguồn: VITIC/Reuters

Datetime: 14 03 2019

Theo báo cáo của Trung tâm tin học & Thống kê Bộ NN&PTNT, khối lượng xuất khẩu cao su tháng 2 năm 2019 của Việt nam ước đạt 71 nghìn tấn với giá trị đạt 93 triệu USD. Với ước tính này, khối lượng xuất khẩu cao su 2 tháng đầu năm 2019 đạt 228 nghìn tấn và 293 triệu USD, tăng 22,4% về khối lượng và tăng 6,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Giá cao su xuất khẩu bình quân tháng 1 năm 2019 đạt 1.271 USD/tấn, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm 2018. Trung Quốc, Ấn Độ, và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong tháng 1 năm 2019, chiếm thị phần lần lượt là 65,6%, 8,9% và 3,1%.

Thị trường cao su nguyên liệu trong nước trầm lắng trước và sau Tết Nguyên đán. Giá mủ cao su Bình Phước tháng 2/2019 giữ ở mức 255 đồng/độ. Tại Đồng Nai, mủ cao su dạng nước vẫn giữ ở mức 12.000 đồng/kg. Đầu năm 2019, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang các nước đạt 157,15 nghìn tấn, ứng với 199,78 triệu USD, tăng 16 % về lượng và 0,8% về giá trị.

Dự báo trong năm nay, mức tăng trưởng tiêu thụ cao su thiên nhiên của toàn cầu sẽ chậm lại, ở mức 2,5%/năm, thêm nữa bất cứ động thái nào của Mỹ áp thuế lên ô tô và phụ tùng ô tô từ Trung Quốc đều có thể ảnh hưởng tiêu cực tới nhu cầu cao su tự nhiên, đây cũng là nước nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam. Trong thời gian tới, doanh nghiệp Việt Nam nên tìm kiếm những thị trường mới, tránh phụ thuộc vào những thị trường lớn như trước đây.

THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHÍNH CỦA CAO SU VIỆT NAM THÁNG 1 NĂM 2019

Tháng 2, xuất khẩu cao su Việt Nam đạt 71 nghìn tấn, giá trị đạt 93 triệu USD

Ở chiều ngược lại, khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 2/2019 ước đạt 36 nghìn tấn với giá trị đạt 64 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị cao su nhập khẩu 2 tháng đầu năm đạt 97 nghìn tấn với giá trị 166 triệu USD, tăng 1,4% về khối lượng nhưng lại giảm 0,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Bốn thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu trong tháng 1 năm 2019 là Hàn Quốc, Nhật Bản, Campuchia và Đài Loan, chiếm 53,1% thị phần. Trong tháng 1 năm 2019, giá trị nhập khẩu cao su tang mạnh nhất tại thị trường Nga (+36,2%). Ngược lại, thị trường có giá trị nhập khẩu cao su giảm mạnh là thị trường Campuchia (-38,4%).

NGUỒN NHẬP KHẨU CHÍNH CỦA CAO SU VIỆT NAM THÁNG 1 NĂM 2019

Tháng 2, xuất khẩu cao su Việt Nam đạt 71 nghìn tấn, giá trị đạt 93 triệu USD

Nguồn: Trung tâm TH&TK Bộ NN&PTNT

Datetime: 13 03 2019

Giá mủ cao su tại Việt Nam trong tháng 2/2019 tăng nhẹ sau 3 năm rớt giá. Trên thế giới, giá cao su có dấu hiệu phục hồi tốt. Hoạt động xuất, nhập khẩu ảm đạm khi đều sụt giảm cả lượng và trị giá, tuy nhiên giá xuất bình quân tăng, đây là dấu hiệu hứa hẹn cho ngành cao su.

Việt Nam

Cùng với xu hướng giá thế giới, giá cao su xuất khẩu trong tháng 2/2019 đạt bình quân 1.217,3 USD/tấn – đây là mức giá đã tăng và đem đến dự báo cho một năm với những hứa hẹn cho ngành cao su.

Tại huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước – nơi được coi là thủ phủ của cao su Việt Nam trong thời gian này, giá thu mua cao su tại các đại lý đã đạt từ 3.200 đồng – 10.200 đồng/kg cao su các loại (tăng 1.200 đồng/kg), tín hiệu đáng mừng cho người trồng cao su sau 3 năm vừa qua rớt giá.

Theo số liệu thống kê mới nhất của TCHQ, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 2/2019 giảm cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 49,4% và giảm 47,3% tương ứng với 79,5 nghìn tấn, trị giá 105,1 triệu USD.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2019, lượng cao su xuất khẩu đạt 237 nghìn tấn, trị giá 305,44 triệu USD, tăng 27,3% về lượng và 11,5% trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Hiện nay theo thống kê, Trung Quốc vẫn đang là thị trường đứng đầu về tiêu thụ cao su của Việt Nam. Trong tháng 2/2019, thị trường này đã tiêu thụ cao su Việt Nam với tổng trị giá là 131,63 triệu USD. Thị trường Trung Quốc chiếm 65,9% tổng khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tăng mạnh so với mức tỷ trọng 54,9% của cùng kỳ năm 2018. Các thị trường khác cũng đang tăng nhập khẩu cao su của Việt Nam đầu năm 2019 là Hà Lan tăng 182,6%, Phần Lan 100%, Mexico 78,5%…

Xuất khẩu cao su Việt Nam đang được coi là gặp thuận lợi khi ngay từ đầu năm 2019, 3 quốc gia sản xuất cao su lớn tại khu vực ASEAN là Thái Lan, Indonesia và Malaysia (chiếm khoảng 70% sản lượng cao su thiên nhiên thế giới) đã đưa ra kế hoạch giảm số lượng cao su xuất khẩu để đẩy giá tăng hơn. Theo đó, các nước này dự kiến sẽ giảm khoảng 300.000 tấn cao su xuất khẩu trong năm 2019 này.

Ngược lại, tháng 2/2019 nhập khẩu cao su chỉ có 40,2 nghìn tấn, trị giá 69,12 triệu USD, giảm 34,1% về lượng và 32,7% trị giá so với tháng 1/2019. Tính chung 2 tháng 2019 đã nhập khẩu 101,5 nghìn tấn cao su, trị giá 172,8 triệu USD, tăng 6,1% về lượng và tăng 3,4% trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Để ngành cao su phát triển bền vững và tạo hướng đi ổn định lâu dài, ngành cao su đã được Chính phủ đưa vào hệ thống pháp lý từ cách đây nhiều năm. Chính phủ đã ban hành Quyết định 432/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020…Trong năm 2017, Thủ tướng cũng đã ra Quyết định 419/QĐ-TTg về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng. Trong đó, cao su là 1 trong 4 nông sản được đưa vào thí điểm mô hình phát triển bền vững. Theo thống kê của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), Việt Nam hiện đang là một trong những nước dẫn đầu về năng suất ở châu Á, là nước đứng thứ ba về cung cao su thiên nhiên, chiếm khoảng 8,1% tổng sản lượng cao su thế giới, đứng sau Thái Lan và Indonesia.

Ngoài xuất khẩu, tiêu thụ nội địa các sản phẩm của ngành cao su cũng ngày càng được mở rộng, với nhiều thành phần kinh tế tham gia, từ khâu sản xuất, trồng trọt, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 500 nghìn lao động tham gia trong các khâu khác nhau của chuỗi cung và trên 260.000 hộ gia đình trực tiếp tham gia khâu sản xuất.

Thế giới

Trên thị trường thế giới, trong một nỗ lực nhằm thúc đẩy giá cao su trên thị trường thế giới, Hiệp hội ba nhà xuất khẩu cao su gồm Thái Lan, Indonesia và Malaysia đã nhất trí thông qua kế hoạch cắt giảm sản lượng cao su xuất khẩu. Được biết, lượng cắt giảm trong kế hoạch này có thể lên tới 300 nghìn tấn. Con số cụ thể sẽ được đưa ra thảo luận giữa 3 nhà xuất khẩu này vào ngày 4 tháng 3 tới. Việc giá dầu thô liên tục tăng kể từ mức 45,63 USD/thùng cuối tháng 12/2018 lên mức 56,79 USD/thùng là yếu tố tích cực thúc đây nhu cầu thị trường cao su tự nhiên.

Trong hai tháng đầu năm 2019, giá cao su có dấu hiệu phục hồi tốt. Ngày 27/02/2019 giá cao su trên Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) đạt mức 191,2 yên/kg, tăng 41% so với mức thấp nhất là 135,6 yên/kg vào tháng 11/2018.

Diễn biến giá cao su RSS3 tại sàn Tocom

Nguồn: Agromonitor

Theo EIU (Economic Intelligent Unit), mức tăng trưởng tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn cầu năm 2019 và 2020 dự báo sẽ chậm lại, còn 2,5%/năm. Thấp hơn mức tăng trưởng ước tính 4% của năm 2018, nguyên nhân bởi kinh tế thế giới tăng chậm dần, chủ yếu do kinh tế Trung Quốc và Mỹ nhiều khả năng sẽ yếu đi trong năm 2019.

Tuy nhiên cho đến nay, vẫn có nhiều dự báo cho rằng nhu cầu của nhà đầu tư cao su cũng như lượng tiêu thụ ô tô sẽ mạnh. Tuy nhiên, trong bối cảnh bất ổn về căng thằng thương mại, bất cứ động thái nào của Mỹ áp thuế lên ô tô và phụ tùng ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc đều có thể tác động tiêu cực tới nhu cầu cao su tự nhiên, nhất là trong ngắn hạn.

Về nguồn cung, EIU dự báo sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu cũng sẽ tăng chậm lại, còn khoảng 1%/năm trong năm nay và năm tới do tồn kho còn nhiều và giá thấp kéo dài trong thời gian qua.

Theo ANRPC, năm 2018, sản xuất cao su tự nhiên thế giới đạt 13,96 triệu tấn, tăng 4,6% so với mức 13,35 triệu tấn trong năm 2017. Trong khi đó, nhu cầu cao su tự nhiên thế giới ghi nhận mức tăng 5,2% trong cùng kỳ so sánh lên 14,017 triệu tấn trong năm 2018, dẫn đến mức thâm hụt cung – cầu 57.000 tấn cao su tự nhiên trong năm 2018. Kịch bản này chủ yếu xuất phát từ một động thái điều chỉnh gần đây từ Thái Lan. Giá cao su tự nhiên trên các thị trường vật chất và tương lai phục hồi nhẹ trong tháng 12/2018. Mặc dù hàng triệu nông dân trồng cao su tiểu điền bị tác động bởi giá cao su thấp, nhưng sự phục hồi giá cao su này đã đến đúng lúc khi vào cuối năm 2018 đưa giá cao su lên mức 1,5 USD/kg (giá trung bình cao su mủ tờ và mủ khối trong tháng 12/2018). IMF vẫn giữ nguyên ước tính trước đó về tăng trưởng kinh tế thế giới ở mức 3,7% bất chấp tình hình tăng trưởng yếu đi tại một số nền kinh tế. Căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ giảm bớt sau khi hai nước đồng thuận lùi lịch áp dụng các chính sách thuế mới thêm 90 ngày và mở ra các cuộc thảo luận trong thời gian này. Với sự tham gia của tổng thống Trump trong các cuộc thảo luận và cho thấy mong muốn của ông trong việc đạt được một thỏa thuận với Trung Quốc.

Nguồn: VITIC tổng hợp