Nhà Trắng đã đồng ý đình chỉ một số mức thuế đối với hàng hóa của Trung Quốc và giảm các khoản thuế khác để đổi lấy cam kết của Bắc Kinh tăng mua sản phẩm nông nghiệp của Mỹ vào năm 2020, làm giảm căng thẳng cuộc chiến thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Giá cao su physical trên thị trường châu Á, giá cao su cũng tăng cùng với xu thế trên thị trường kỳ hạn. Cụ thể, RSS3 Thái Lan ngày 23/12 ở mức 1,60 USD/kg, tăng 0,07 USD/kg; STR20 Thái Lan ở mức 1,50 USD/kg, tăng 0,04 USD/kg; SMR20 Malaysia ở mức 1,50 USD/kg, tăng 0,03 USD/kg, SIR20 Indonesia ở mức 1,50 USD/kg, tăng 0,09 USD/kg so với ngày 29/11.
Biểu 1 – Diễn biến giá cao su thế giới tháng 12/2019
II. Việt Nam:
1. Thị trường và biến động giá cả:
Thị trường mủ cao su nguyên liệu tiếp tục xu hướng tăng nhẹ trong tháng 12. Cụ thể, tại Bình Phước, giá mủ từ mức 270 đồng/độ lên 290 đồng/độ. Giá mủ tại Đồng Nai không thay đổi ở mức 12.000 đồng/kg.
So với thời điểm đầu năm, giá mủ cao su tại Bình Phước diễn biến tăng, từ mức 240 – 250 đồng/độ lên 290 đồng/độ, tương đương mức cao nhất đạt được trong năm là 290 đồng/độ vào tháng 5 và 6.
Ngành gỗ cao su đang có lợi thế lớn, nhưng làm sao biến lợi thế này thành hiện thực thì các doanh nghiệp cần biết khách hàng đang cần gì. Nếu không có liên kết chuỗi về nguyên liệu đến sản xuất thì sẽ không tận dụng hết cơ hội.
Chế biến các sản phẩm từ gỗ cao su đang được coi là một trong những hướng đi nhằm nâng cao giá trị gia tăng của ngành. Tuy nhiên, hiện nay dường như giữa các công ty chế biến gỗ và các doanh nghiệp trồng cao su chưa tìm được tiếng nói chung. Hiện tại giữa hai bên gần như chưa có sự liên thông, do vậy giá trị cộng hưởng giữa hai bên là còn thấp.
Biểu 2 – Giá mủ cao su trong nước tháng 12/2019
Theo Trung tâm Tin học và Thống kê (CIS), Bộ Nông nghiệp và PTNT, ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 12 năm 2019 đạt 181 nghìn tấn với giá trị đạt 238 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị xuất khẩu cao su năm 2019 ước đạt 1,68 triệu tấn và 2,26 triệu USD, tăng 7,7% về khối lượng và tăng 8,3% về giá trị so với năm 2018. Giá cao su xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2019 đạt 1.348 USD/tấn, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm 2018. Trung Quốc, Ấn Độ, và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2018, chiếm thị phần lần lượt là 66,5%, 8,3% và 3%.
Ước khối lượng nhập khẩu cao su tháng 12 năm 2019 đạt 81 nghìn tấn với giá trị đạt 119 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị cao su nhập khẩu năm 2019 ước đạt 741 nghìn tấn và 1,21 tỷ USD, tăng 19,8% về khối lượng và tăng 8,1% về giá trị so với năm 2018. Năm thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu trong 11 tháng đầu năm 2019 là Hàn Quốc, Nhật Bản, Campuchia, Lào và Đài Loan chiếm 63,1% thị phần. Trong 11 tháng đầu năm 2019, thị trường có giá trị nhập khẩu cao su tăng mạnh nhất là Pháp (+89,7%). Ngược lại, Thái Lan là thị trường có giá trị nhập khẩu cao su giảm mạnh nhất (-25%).
Nguyễn Lan Anh
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo Thống kê của Trung tâm Tin học và Thống kê (CIS), Bộ Nông nghiệp & PTNT
2. CSDL giá nông sản PMARD của CIS
3. Tin Reuters
Website: VRA, TTXVN, Vinanet, Vneconomy