HomeTIN TỨCTHỊ TRƯỜNG
Datetime: 10 02 2022

Dự báo, năm 2022 Việt Nam sẽ hưởng lợi kép cả về lượng xuất khẩu và giá trị cao su do trên thế giới vẫn đang khan hiếm nguồn nguyên liệu cao su, mức giá mủ cao sủ dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh.

Xuất khẩu cao su Việt Nam dự báo hưởng lợi kép trong năm 2022

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong tháng 1/2022, giá cao su nước ta có xu hướng tăng nhẹ. Mức giá mủ cao su tiểu điền được thu mua dao động ở mức 290 – 350 đồng/ độ TSC.

Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu dao động ở mức 345-350 đồng/ độ TSC. Trên địa bàn tỉnh Bình Phước, giá thu mua mủ nước được doanh nghiệp thu mua ở mức giá dao động từ 300 – 340 đồng/ độ TSC. Giá thu mua mủ cao su nguyên liệu tại tỉnh Đồng Nai dao động ở mức 323 đồng/độ TSC.

Dự báo, năm 2022, Việt Nam có khả năng hưởng lợi kép cả về lượng xuất khẩu và giá trị cao su do trên thế giới vẫn đang khan hiếm nguồn nguyên liệu cao su, mức giá mủ cao sủ dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh. Thị trường cao su thế giới đang kỳ vọng sự phục hồi vào năm 2022, sau khi các ngân hàng trung ương lớn tung ra các gói cứu trợ.

Trong quý I/2022, giá cao su thế giới có thể sẽ tăng trở lại, do nguồn cung cao su tự nhiên trên thế giới đang thiếu hụt, đặc biệt, nguồn cung cao su của khu vực Đông Nam Á đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi thời tiết dẫn đến việc sản lượng mủ cao su tự nhiên sụt giảm.

Bên cạnh đó, hoạt động xuất nhập khẩu đang gặp khó khăn do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Các cảng biển, của khẩu ùn tắc, hoạt động khó khăn, tình trạng thiếu container nghiêm trọng. Giá cao su tự nhiên trong tháng 1/2022 tại các sàn giao dịch châu Á có nhiều biến động rõ rệt.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange (Nhật Bản) mức giá cao su lên cao nhất vào ngày 19/1/2022 (ở mức 238,4 Yên/kg), sau đó giảm trở lại, nhưng vẫn tăng so với cuối năm 2021. Đến ngày 26/1/2022, giá cao su RSS3 giao tháng 1/2022 giao dịch ở mức 223,7 Yên/kg (tương đương 1,96 USD/kg), tăng 0,4% so với cuối tháng 12/2021, nhưng giảm 3,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thương Hải của Trung Quốc, mức giá cao su cung đạt đỉnh điểm vào ngày 19/1/2022 (ở mức 14.925 nhân dân tệ/tấn), sau đó lại biến động theo hướng giảm mạnh. Cũng đến ngày 26/1/2022, giá cao su RSS3 giao tháng 1/2022 ở mức 14.220 nhân dân tệ/tấn (tương đương 2,25 USD/kg), giảm 2% so với cuối tháng 12/2021, nhưng tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Vấn đề đáng lo ngại của các nhà đầu tư Thượng Hải (Trung Quốc) là dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp sẽ dẫn đến nhu cầu cao su của Trung Quốc chậm lại.

Tại Thái Lan, sau khi mức giá cao su tăng lên mức đỉnh điểm 61,7 Baht/kg vào ngày 21/1/2022, giá cáo su ngay lập tức giảm trở lại, nhưng vẫn tăng so với cuối năm 2021. Ngày 26/1/2022, giá cao su RSS 3 chào bán ở mức 61 Baht/kg (tương đương 1,85 USD/kg), tăng 61% so với cuối tháng 12/2021 và tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2021, …

Quang Huy

Theo: Thương hiệu & Sản phẩm

Datetime: 31 01 2022

Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) cũng cho rằng trong giai đoạn 2022 – 2024, cao su thế giới có thể sẽ bước vào chu kỳ tăng giá khá mạnh do nguồn cung đang giảm dần.

Cao su sẽ bước vào chu kỳ tăng giá khá mạnh

Theo dự báo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong ngắn hạn, giá cao su sẽ tiếp tục tăng do cây cao su bước vào thời kỳ nghỉ khai thác, nguồn cung hạn chế và nhu cầu tăng trở lại sau kỳ nghỉ Đông.

Tuy nhiên, đà tăng vẫn bị hạn chế bởi sự lan rộng của biến thể COVID-19 mới trên toàn cầu, cùng với sự chậm lại trong sản xuất ô tô đã làm tăng lên mối lo ngại về nhu cầu tiêu thụ trên thị trường yếu đi.

Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) cũng cho rằng trong giai đoạn 2022 – 2024, cao su thế giới có thể sẽ bước vào chu kỳ tăng giá khá mạnh do nguồn cung đang giảm dần.

Số liệu từ Bộ Công Thương cho biết trong 10 ngày giữa tháng 1, giá cao su trên các thị trường châu Á tiếp tục tăng do các nhà đầu tư đẩy mạnh mua vào.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange (OSE), ngày 18/1, giá cao su RSS3 giao tháng 1 ở mức 233 yên/kg, tương đương 2,03 USD/kg, tăng 4,6% so với 10 ngày trước đó, nhưng vẫn giảm 8,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Cao su sẽ bước vào chu kỳ tăng giá khá mạnh

Tại sàn SHFE Thượng Hải, ngày 18/1, giá cao su RSS3 giao tháng 1/2022 giao dịch ở mức 14.710 nhân dân tệ/tấn, tương đương 2,31 USD/kg, tăng 1,3% so với 10 ngày trước đó, nhưng vẫn giảm 0,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Cao su sẽ bước vào chu kỳ tăng giá khá mạnh

Tại Thái Lan, ngày 17/1, giá cao su RSS 3 chào bán ở mức 61 baht/kg, tương đương 1,85 USD/kg, tăng 2% so với 10 ngày trước đó, nhưng giảm 5,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Cao su sẽ bước vào chu kỳ tăng giá khá mạnh

Ở thị trường nội địa, 10 ngày giữa tháng 1, giá mủ cao su nguyên liệu trong nước ổn định so với 10 ngày trước.

Tại Bình Phước, giá mủ cao su nguyên liệu được công ty cao su Phú Riềng thu mua ở mức 293 – 333 đồng/độ mủ, ổn định so với 10 ngày trước đó.

Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa dao động ở mức 343 – 345 đồng/TSC. Giá mủ cao su Tây Ninh được các công ty thu mua với giá 335 đồng/độ mủ.

Năm 2021, tình hình dịch COVID-19 diễn biến khó lường đã tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành cao su.

Tuy nhiên, tổng sản lượng mủ cao su của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam vẫn vượt so với kế hoạch, đạt 403 nghìn tấn, tăng hơn 30 nghìn tấn so với năm 2020, vượt 6% kế hoạch.

Lượng thu mua của tập đoàn đạt trên 90,5 nghìn tấn, vượt 28% so với kế hoạch; tiêu thụ trên 490 nghìn tấn, vượt 7% so với kế hoạch.

H.Anh

Theo: Thương hiệu & Sản phẩm

Datetime: 28 01 2022

 

 

 

 

Trong năm 2021, xuất khẩu cao su Việt Nam sang Hàn Quốc đạt gần 40.000 tấn, trị giá 75,4 triệu USD, tăng 17,7% về lượng và tăng 45,8% về trị giá so với năm 2020. Hiện nay, Việt Nam đang là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho Hàn Quốc.

Việt Nam đứng vị trí thứ 4 cung cấp cao su cho Hàn Quốc

Theo thống kê của Cơ quan Hải quan Hàn Quốc, năm 2021, Hàn Quốc nhập khẩu hơn 504.000 tấn cao su (mã HS: 4001, 4002, 4003, 4005), trị giá 1,04 tỷ USD, tăng gần 4% về lượng và tăng 24,6% về trị giá so với năm 2020. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của Hàn Quốc, thế những nước này vẫn đẩy mạnh nhập khẩu sản phẩm cao su để phục vụ cho nhu cầu sản xuất.

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho thị trường Hàn Quốc trong năm 2021, đạt gần 40.000 tấn, trị giá 75,4 triệu USD, tăng 17,7% về lượng và tăng 45,8% về trị giá so với năm 2020. Hiện nay, thị phần cao su của Việt Nam đang chiếm 7,8% trong tổng lượng nhập khẩu cao su của Hàn Quốc, tăng 0,9% so với năm 2020.

Trong năm 2021, Việt Nam đứng vị trí thứ 3 cung cấp cao su tự nhiên (mã HS: 4001) cho Hàn Quốc, với kim ngạch đạt 39.360 tấn, trị giá gần 75 triệu USD, tăng 18,5% về lượng và tăng 47,2% về trị giá so với năm 2020. Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam đang chiếm 12,4% trong tổng lượng nhập khẩu cao su tự nhiên của Hàn Quốc, tăng so với 10,8% của năm 2020.

Đối với chủng loại cao su tổng hợp (mã HS: 4002), trong năm 2021, Hàn Quốc nhập khẩu gần 163.000 tấn cao su tổng hợp, trị giá gần 425 triệu USD, tăng 4,1% về lượng và tăng 17,1% về trị giá so với năm 2020.

Cơ cấu thị trường cung cấp cao su tổng hợp cho Hàn Quốc năm 2021 có sự thay đổi khi thị phần cao su tổng hợp của Trung Quốc tăng, trong khi thị phần của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore giảm. Cao su tổng hợp của Việt Nam chỉ chiếm 0,08% trong tổng lượng cao su tổng hợp nhập khẩu của Hàn Quốc năm 2021.

Đức Hiếu

Theo: Thương hiệu & Sản phẩm