Trong khuôn khổ hợp tác của Dakruco và PanNature (Trung tâm con người và thiên nhiên), sau 03 tháng PanNature đánh giá quá trình đáp ứng EUDR của Dakruco.
Đến thời điểm hiện tại, Dakruco đã và đang tiến hành thực hiện các bước hoàn thiện theo các yêu cầu về Quy định của EU đồng thời lồng ghép tích hợp hệ thống thông tin quản lý rừng và hệ thống quản lý chất lượng.
Yêu cầu thông tin: Dakruco đã hoàn thiện sửa đổi các quy trình để việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm cao su từ vườn cây đến khi xuất bán cho khách hàng; Định vị được vị trí các lô cao su; Dakruco tuân thủ các quy định về pháp luật, các sản phẩm của Dakruco là sản phẩm không có nguồn gốc từ phá rừng;
Xác định và đánh giá rủi ro về phá rừng: diện tích trồng cao su của Dakruco đã là lần canh tác chu kỳ thứ 2 đối với cây cao su nên việc phá rừng là không có;
Xây dựng và triển khai các biện pháp giảm thiểu rủi ro: Dakruco đang kết hợp với Trung tâm con người và thiên nhiên (PanNature) thực hiện đánh giá các rủi ro có thể xảy ra và biện pháp khắc phục.
Quy định chống mất rừng và suy thoái rừng chính thức có hiệu lực vào ngày 29 tháng 6 năm 2023; chính thức áp dụng toàn diện cho các doanh nghiệp lớn tháng 12 năm 2024, và các doanh nghiệp nhỏ vào tháng 6 năm 2025. Riêng đối với gỗ và các sản phẩm gỗ đến năm 2027.
Đây là thời điểm quan trọng và mấu chốt để nhanh chóng hoàn tất các thủ tục vfa yêu cầu của Quy định để năm 2025 các sản phẩm của Dakruco tiến thẳng vào thị trường Châu Âu mà không gặp phải bất kỳ một rào cản nào.
Song song với việc đánh giá mức độ sẵn sàng đáp ứng EUDR, PanNature cùng Dakruco tiến hành khảo sát thực địa tại Nông trường Cư Kpô, Cư M’gar tiếp tục đưa diện tích tại 02 nông trường vào hệ thống Quản lý rừng cao su bền vững của công ty dựa trên bước đệm thành công từ diện tích tại 02 nông trường (Phú Xuân, 19/8).
Một số hình ảnh làm việc tại nông trường Cư Kpô và Cư M’gar
Thanh Hương – Phòng Quản lý chất lượng
Công ty cổ phần cao su Đắk Lắk thực hiện quan trắc môi trường lao động theo Luật An toàn vệ sinh lao động, đảm bảo công tác an toàn vệ sinh lao động luôn gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các rủi ro khác liên quan đến sức khỏe người lao động, giúp bảo vệ sức khỏe người lao động, đảm bảo an toàn lao động.
Năm 2024, Công ty đã tiến hành đo đạc ở 09 đơn vị gồm các đơn vị khai thác, sản xuất và kinh doanh dịch vụ với tổng cộng hơn 1000 mẫu được đo và phân tích ở các chỉ tiêu vi khí hậu, ánh sáng, bụi, tiếng ồn…
Môi trường lao động bao gồm nhiều yếu tố như vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió), ánh sáng, bức xạ nhiệt, tiếng ồn, rung chuyển, bụi, khói, hơi khí độc, hóa chất,… Chúng luôn tồn tại trong môi trường làm việc do đó chúng ta cần thường xuyên tổ chức đo kiểm nhằm quản lí được môi trường làm việc của người lao động, phát hiện ra những yếu tố nguy cơ, các tác hại nghề nghiệp để cải thiện điều kiện làm việc hoặc trang bị phương tiện phòng hộ cá nhân phù hợp nhằm đảm bảo được an toàn sức khỏe cho người lao động. Người lao động tiếp xúc thường xuyên với yếu tố nguy cơ, tác hại nghề nghiệp vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ bị ảnh hưởng sức khỏe, hoặc nặng hơn có thể mắc các bệnh nghề nghiệp tùy vào thời gian tiếp xúc và mức độ độc hại tại nơi làm việc.
Chính vì vậy, việc thực hiện quan trắc môi trường lao động là một việc làm cần thiết nhằm phát hiện sớm các nguy cơ, kịp thời có biện pháp kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc phòng tránh tai nạn lao động và các bệnh nghề nghiệp là một điều hết sức cần thiết.
Hình ảnh quan trắc môi trường lao động tại một số đơn vị:
Ban lãnh đạo Công ty luôn quan tâm ưu tiên hàng đầu việc cải thiện môi trường làm việc và an toàn vệ sinh lao động, quan tâm sức khỏe người lao động: tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp, bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật cho người lao động,… nhằm tạo môi trường làm việc thân thiện, an toàn, an tâm và ấm áp.
Phòng Nhân sự - pháp chế
Thực hiện Công văn số 17/MTTQ-BTT ngày 11/9//2024 của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk V/v tổ chức vận động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Với tinh thần “Tương thân, tương ái”, “nhường cơm sẻ áo”, Ngày 12/9/2024, trên cơ sở trao đổi, thống nhất giữa Ban Lãnh đạo Công ty với Ban Thường vụ Công đoàn Công ty về việc triển khai hoạt động hưởng ứng cuộc vận động của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp, nhằm kịp thời huy động nguồn lực, chia sẻ khó khăn với đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.
Kêu gọi toàn thể cán bộ, nhân viên khối gián tiếp văn phòng Công ty, khối gian tiếp các chi nhánh, đơn vị trực thuộc Công ty mỗi người ủng hộ 01 ngày lương cơ bản; Đối với Lao động công nhân viên, người lao động trực tiếp kêu gọi mỗi người ủng hộ tối thiểu 100.000đ. Thời gian triển khai thực hiện và hoàn thành các nội dung vận động, quyên góp ủng hộ kết thúc trước ngày 30/9/2024.
Sau thời gian kêu gọi, tổng số tiền toàn Dakruco kêu gọi quyên góp được là: 287.667.000đ. Trong đó, Công ty trích quỹ phúc lợi 50.000.000đ để ủng hộ. Để kịp thời hỗ trợ ngày 16/9/2024, toàn bộ số tiền được chuyển cho UBMTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk và các huyện tại các chi nhánh Dakruco đóng chân trên địa bàn với hy vọng rằng những đóng góp nhỏ bé của Dakruco sẽ phần nào giúp họ vượt qua những mất mát sau cơn bão tàn khốc này.
Phòng Hành chính