HomeTIN TỨCSỰ KIỆN

TIN TỨC & SỰ KIỆN

Datetime: 22 02 2025

Theo Công ước Đa dạng sinh học (CBD), thuật ngữ “các biện pháp bảo tồn dựa trên phân định khu vực có hiệu quả” - viết tắt là OECM (Other effective area-based conservation measures) là khu vực được xác định về mặt địa lý, không phải là khu bảo vệ, được quản trị và quản lý theo những phương thức nhằm đạt được kết quả tích cực và bền vững lâu dài về bảo tồn nguyên vị đa dạng sinh học với các chức năng và dịch vụ hệ sinh thái liên quan và trong trường hợp phù hợp, bảo tồn cả các giá trị văn hóa, tinh thần, kinh tế xã hội, và các giá trị có liên quan khác tại địa phương).
Đối với Công ty cổ phần cao su Đắk Lắk việc xác định tại khu rừng được cấp chứng chỉ FSC-FM/CoC đối với Hệ thống quản lý rừng cao su bền vững đã công nhận có sự xuất hiện của Cò trắng (Egretta garzetta) được ICUN xếp hạng LC (ít quan tâm). Tuy nhiên, nhằm tuân thủ đúng các yêu cầu đối với việc bảo tồn các quần thể chim di cư thì việc áp dụng phương thức OCEMs nhằm bảo tồn khu vực di cư của đàn cò hàng năm là việc thiết yếu phải thực hiện.

OECMs là các khu vực nằm ngoài hệ thống khu bảo tồn chính thức nhưng đóng góp đáng kể vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học thông qua các phương thức quản lý và quản trị hiệu quả. Nhằm tạo điều kiện cho các bên trao đổi đa chiều về OECMs, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức Chương trình gặp gỡ đầu xuân với chủ đề “Thúc đẩy các biện pháp bảo tồn hiệu quả khác (OECMs) nhằm hiện thực hóa mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2030” tại xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La trong 02 ngày 14 – 15/02/2025.

Qua buổi gặp gỡ và trao đổi về OCEMs cùng với các đại biểu như bà Phan Thị Quỳnh Lê, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Bộ TNMT; Ông Nguyễn Đức Tuấn, Điều phối viên - IUCN Việt Nam; PGS.TS. Nguyễn Tài Tuệ, Phó Trưởng khoa, Khoa Địa chất Trường Đại học Khoa học Tự nhiên; Bà Đỗ Thị Nhung - Chuyên gia bản đồ, Khoa Địa lý Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG HN cùng các đại biểu đến từ các vùng miền khác nhau chia sẻ kinh nghiệm thực tế khi thực hiện OCEMs. Các CBNV Dakruco được tham dự đã tiếp cận thêm nhiều nguồn thông tin và được tham quan hoạt động tham quan không gian sinh sống của quần thể Vượn đen má trắng cực kỳ nguy cấp tại Vân Hồ. Khu vực này hiện đang được cộng đồng tự nguyện bảo vệ nhưng ngày càng bị thu hẹp và phân mảnh. Sinh cảnh phân mảnh của quần thể Vượn quý hiếm cho thấy sự cần thiết phải thúc đẩy hoạt động phục hồi rừng và hỗ trợ cho cộng đồng bảo tồn loài vượn tại đây.

Sau chương trình “Thúc đẩy các biện pháp bảo tồn hiệu quả khác (OECMs) nhằm hiện thực hóa mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2030” do Pan Nature tổ chức, CBNV Dakruco dựa trên nền tảng đang thực hiện tại các khu rừng cao su Dakruco và cách tiếp cận mới hơn về OCEMs sẽ xây dựng biện pháp thực hiện bảo tồn khu vực của đàn cò di cư cũng như các khu vực phục hồi sinh thái trong rừng cao su.

Một số hình ảnh làm việc trong buổi gặp gỡ đầu xuân:


Thanh Hương – P.QLCL

Datetime: 14 02 2025

 Trong năm 2024, Công ty cổ phần cao su Đắk Lắk (DAKRUCO) đã được cấp giấy chứng nhận đối với Hệ thống quản lý rừng cao su bền vững bởi Bureau Veritas Certification VIETNAM (BV) ngày 06/9/2024 với mã số BV-FM/CoC-196797.

Nhằm đảm bảo việc tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc trong Bộ tiêu chuẩn Quản lý rừng FSC Quốc gia Việt Nam (FSC-STD-VN-01-2018) và Tiêu chuẩn quản lý rừng tạm thời của FSC đối với lâm sản ngoài gỗ cho Việt Nam (FSC-STD-VN-NTFP-01-2023), trong 02 ngày 11 – 12/02/2025 chuyên gia của BV đã thực hiện đánh giá giám sát lần thứ nhất đối với Hệ thống quản lý rừng cao su bền vững của Dakruco.
Đoàn đánh giá gồm 03 chuyên gia:

Ông Hoàng Hải Hiếu – Trưởng đoàn;
Ông Đỗ Như Trung Đức – Chuyên gia đánh giá;
Ông Nguyễn Ngọc Quang – Người quan sát;

Tại buổi khai mạc, Ông Hoàng Hải Hiếu trình bày và thống nhất chương trình làm việc trong 02 ngày đánh giá với lãnh đạo của Dakruco.

Sau buổi họp khai mạc, chuyên gia đánh giá cùng với CBNV DAKRUCO tiến hành làm việc khẩn trương và nghiêm túc để có kết quả tốt nhất.

Sau 02 ngày làm việc nghiêm túc và hợp tác giữa 2 bên, tại buổi họp kết thúc đoàn chuyên gia đã có một số nhận định như sau:

Hệ thống tài liệu được xây dựng chi tiết và công khai trên webisde của Công ty;

CBNV phụ trách FSC có trách nhiệm, phối hợp cung cấp tài liệu kịp thời giúp đoàn đánh giá hoàn thành chương trình theo đúng lịch dự kiến;

Công ty đã hoàn thành khắc phục các điểm không phù hợp lớn và không phù hợp nhỏ trong đợt đánh giá chứng nhận năm 2024 theo đúng thời gian quy định
Ngoài ra ông Hoàng Hải Hiếu cùng đoàn chuyên gia cũng đưa ra một điểm không phù hợp nhỏ và 01 điểm khuyến nghị đối với hệ thống giúp Công ty hoàn thiện và đáp ứng một cách đúng nhất các tiêu chuẩn của FSC-FM/CoC.

Đoàn chuyên gia kết luận: đối với 01 điểm không phù hợp nhỏ và 01 điểm khuyến nghị trong kỳ đánh giá giám sát lần thứ nhất này, Dakruco tiếp tục được duy trì chứng nhận đối với Hệ thống quản lý rừng cao su bền vững.

Đối với những ý kiến đóng góp của chuyên gia, Ban lãnh đạo Dakruco ghi nhận và sẽ sớm khắc phục điểm không phù hợp nhỏ và điểm khuyến nghị; cũng cảm ơn đoàn chuyên gia đã tích cực làm việc trong 02 ngày vừa qua.

Một số hình ảnh làm việc trong buổi đánh giá giám sát FSC-FM/CoC:

 Thanh Hương – P.QLCL

 

 

 

 

Datetime: 14 02 2025

Ngày 17/01/2025 Công ty cổ phần cao su Đắk Lắk (DAKRUCO) được chuyên gia của Bureau Veritas Certification VIETNAM (BV) thực hiện đánh giá giám sát lần thứ nhất đối với Chuỗi hành trình sản phẩm mà DAKRUCO đã được đánh giá chứng nhận vào tháng 2 năm 2024.

Bà Võ Thị Kim Thoa – chuyên gia đánh giá về FSC-CoC đã có buổi họp khai mạc cùng với Ban lãnh đạo, Nhà máy chế biến mủ cao su cùng một số CBCNV trực tiếp thực hiện chuỗi hành trình sản phẩm.
Sau buổi họp khai mạc, chuyên gia đánh giá cùng với CBNV DAKRUCO tiến hành làm việc khẩn trương và nghiêm túc để có kết quả tốt nhất.

Sau 1 ngày làm việc nghiêm túc và hợp tác giữa 2 bên, tại buổi họp kết thúc bà Võ Thị Kim Thoa đã có một số nhận định như sau:
Hệ thống tài liệu được xây dựng chi tiết và công khai trên webisde của Công ty;

Vì năm vừa rồi là năm đầu tiên công ty có chứng chỉ và thực hiện bán sản phẩm có chứng nhận FSC-CoC sẽ có một số điểm khó khăn trong khâu thực hiện nhưng công ty đã thực hiện gần như là hoàn thiện các thủ tục và yêu cầu cần thiết theo tiêu chuẩn quy định;

Các sản phẩm trong kho chứa được phân luồng nhận diện rõ ràng, không bị lẫn vào các loại sản phẩm khác;

Nhà máy thực hiện công tác vệ sinh tốt, từng khu riêng biệt để chứa nguyên liệu không bị pha lẫn vào nhau, đảm bảo minh bạch, rõ ràng trong quá trình sản xuất;
Công nhân nắm bắt được các chế độ chính sách và những thay đổi kịp thời của công ty.

Ngoài ra bà Võ Thị Kim Thoa cũng đưa ra một điểm không phù hợp nhỏ và 03 điểm khuyến nghị đối với hệ thống giúp Công ty hoàn thiện và đáp ứng một cách đúng nhất các tiêu chuẩn của FSC-CoC.
Một số hình ảnh làm việc trong buổi đánh giá giám sát FSC-CoC:

 

 Sau kỳ đánh giá giám sát, Ban lãnh đạo Công ty tiếp thu những ý kiến đóng góp của chuyên gia, tiến hành khắc phục các điểm không phù hợp theo báo cáo đánh giá của chuyên gia để DAKRUCO tiếp tục được duy trì chứng nhận cho hệ thống chuỗi hành trình sản phẩm theo tiêu chuẩn.