DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI TUẦN QUA:
- Trong tuần từ ngày 03/09 đến 07/09/2018, giá cao su thiên nhiên tại các sàn giao dịch TOCOM, SICOM và MRE giảm so với cuối tuần trước. Kết thúc phiên ngày 07/09, giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Tokyo – Nhật Bản (TOCOM) giao tháng 02/2019 là 1.500 USD/tấn, giảm 3.5% so với cuối tuần trước; giá cao su RSS 3 trên sàn Shanghai giao tháng 04/2019 là 1806 USD/tấn; giá cao su TSR 20 kỳ hạn tháng 10/2018 trên sàn SICOM (Singapore) là 1.317 USD/tấn; giá cao su xuất khẩu SMR 20 của Malaysia do Tổng cục Cao su Malaysia (MRB) công bố ở mức 1.324 USD/tấn; giá SVR 3L xuất khẩu chào bán của Việt Nam ở mức 1.415 USD/tấn, giảm 20 USD/tấn so với cuối tuần trước.
- Kết thúc phiên giao dịch ngày 07/09/2018,tại thị trường New York, giá dầu WTI giảm 95 US cent tương đương 1,3% xuống 67,77 USD/thùng. Trong khi đó, dầu Brent giảm 77 US cent tương đương 1% xuống 76,5 USD/thùng.
TIN TỨC LIÊN QUAN ĐẾN THỊ TRƯỜNG CAO SU TRONG TUẦN
- Giá dầu chịu áp lực giảm do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc dấy lên mối lo ngại về nhu cầu giảm. Trump có thể áp thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc có trị giá 200 tỉ USD sau giai đoạn lấy ý kiến về thuế quan mới kết thúc vào 6/9/2018.
- Ngoài ra, khủng hoảng tiền tệ Thổ Nhĩ Kỳ cũng ảnh hưởng đến giá dầu, đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm hơn 40% trong năm nay. Abhishek Kumar, chuyên gia phân tích năng lượng cao cấp thuộc Interfax Energy cho biết: "Lo ngại về khủng hoảng tiền tệ Thổ Nhĩ Kỳ lan rộng sang các thị trường mới nổi khác, thúc đẩy mối lo ngại về nhu cầu dầu".
- Ole Hansen, quản lý cấp cao thuộc Saxo Bank cho biết: "Trong tuần qua, áp lực lên giá dầu chuyển từ cung sang cầu và chứng khoán, trái phiếu và tiền tệ tại thị trường mới nổi, gây áp lực đối với triển vọng nhu cầu dầu trung và dài hạn". Trong khi đó, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) dự kiến nhu cầu dầu toàn cầu sẽ vượt ngưỡng 100 triệu thùng/ngày – lần đầu tiên – trong năm nay.ư
- Trang CNN Money dẫn kết quả một cuộc khảo sát do Công ty truyền thông Caixin phối hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Markit thực hiện cho biết, tăng trưởng sản lượng trong ngành sản xuất và chế tạo có quy mô khổng lồ của Trung Quốc trong tháng 8/2018 đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 1 năm.
- Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) đưa ra trong kết quả khảo sát công bố ngày thứ Hai đã giảm còn 50,6 điểm trong tháng 8/2018, từ mức 50,8 điểm trong tháng 7/2018. Điểm số trên 50 cho thấy sự tăng trưởng, nhưng mức tăng đạt được trong tháng 8 là chậm nhất trong 14 tháng.
- Cuộc khảo sát Caixin-Markit tháng 8/2018 nói rằng chiến tranh thương mại đang đè nặng lên "tâm lý nói chung" của các doanh nghiệp trong ngành sản xuất Trung Quốc. Nhiều nhà máy được khảo sát cho biết đã phải cắt giảm số lượng việc làm.
- Ngoài chiến tranh thương mại, Trung Quốc còn đang đối mặt với hàng loạt thách thức kinh tế khác: tình trạng giảm tốc đầu tư vào cơ sở hạ tầng và suy giảm tăng trưởng tín dụng. Thị trường chứng khoán và đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc gần đây sụt giảm liên tục do giới đầu tư lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế nước này.
- Chính phủ Trung Quốc hiện đang nỗ lực tìm các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng, bao gồm cắt giảm thuế, tăng đầu tư cơ sở hạ tầng và nới lỏng chính sách tiền tệ. Các chuyên gia cho rằng các biện pháp này có thể hạn chế đà suy giảm tăng trưởng, nhưng một sự phục hồi tăng trưởng rõ rệt trong thời gian sớm là điều khó có thể xảy ra.
- Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo giảm 5 phiên liên tiếp và kết thúc phiên giảm xuống mức thấp nhất gần 1,5 tháng, trong bối cảnh lo ngại về tăng trưởng kinh tế sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa thuế quan mới đối với nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc có trị giá 200 tỉ USD.
- Cao su tự nhiên chiếm hơn 20% tổng diện tích gieo trồng tại Kerala và địa phương này đóng góp phần lớn nhất sản lượng của Ấn Độ, đạt 84%. Trận lũ tại Kerala do những cơn mưa lớn bất thường là nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm của sản lượng cao su tự nhiên, chiếm 35% tổng chi phí đầu vào của ngành sản xuất lốp xe. Theo ICRA, điều này có thể gây áp lực lên doanh thu hoạt động của các nhà sản xuất lốp xe.
- Theo hãng xếp hạng tín dụng ICRA của Ấn Độ, nhập khẩu cao su tự nhiên của quốc gia này được dự báo lên mức cao chưa từng thấy ở 530.000 – 550.000 tấn trong năm tài chính 2019.
- Trong năm tài chính 2018, Ấn Độ sản xuất 690.000 tấn cao su tự nhiên, nhưng tiêu thụ tới 11,1 tấn với chênh lệch nguồn cung được bù đắp nhờ thập khẩu từ Indonesia, Thái Lan, Việt Nam …
- Giá thu mua mủ chén tỉ lệ 50% DRC tại thị trường Malaysia ngày 07/9/2018 ở mức 490 USD/tấn ( 11.401đ/kg). Tính trung bình, giá mủ chén giảm 2% so với tuần trước. Giá mủ nước 1030 USD/tấn ( 23.958 đ/kg), giảm 1% so với tuần trước.
- Trong tuần, giá thu mua mủ nước vườn cây tại Bình Dương ở mức 235 Đ/độ TSC; tại Bình Phước: 225 Đ/độ TSC, tại Tây Ninh: 245 Đ/độ TSC, không đổi so với tuần trước.
- So với đồng Yên, đồng USD giao dịch ở mức 110,61 Yên ngày 07/09/2018, giảm 0,4% so với cuối tuần trước.
- Trên Sàn Giao dịch Tương lai Thượng Hải (Shanghai Futures Exchange – SHFE), tuần từ ngày 03/9 – 07/9/2018, tồn kho cao su thiên nhiên dựa theo chứng từ đạt 508.990 tấn, tăng 7.720 tấn so với tuần trước; số liệu tồn kho theo hợp đồng tương lai đạt 554.719 tấn, tăng 3085 tấn.
NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CAO SU THIÊN NHIÊN:
- Trong báo cáo cập nhật tháng 8/2018, Tổng cục Cao su Malaysia (MRB) nhận định thị trường cao su vẫn suy yếu do lực mua giảm và nhà đầu tư tiếp tục giữ thái độ thận trọng vì căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, tồn kho cao tại Trung Quốc, biến động tiền tệ và giá dầu thô. MRB dự báo giá cao su có thể cải thiện nhẹ trong ngắn hạn do điều kiện thời tiết kém thuận lợi và giá cao su thấp dẫn đến sự sụt giảm sản lượng cao su ở Malaysia, Việt Nam, Ấn Độ và Sri Lanka. Dù vậy, giá cao su vẫn duy trì ở mức tương đối thấp trong vòng 1 – 2 năm tới do dư thừa nguồn cung có khả năng kéo dài đến năm 2023.
Báo cáo này có sử dụng tin tức từ các nguồn: http://www.vra.com.vn/, http://www.tocom.or.jp/, http://www3.lgm.gov.my/, http://www.sgx.com/; http://vneconomy.vn/, http://cafef.vn ...
Buôn Ma Thuột, ngày 10 tháng 09 năm 2018
PHÒNG KD.XNK
DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI TUẦN QUA:
- Trong tuần từ ngày 27/08 đến 31/08/2018, giá cao su thiên nhiên tại các sàn giao dịch TOCOM, SICOM và MRE giảm so với cuối tuần trước. Kết thúc phiên ngày 31/08, giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Tokyo – Nhật Bản (TOCOM) giao tháng 01/2019 là 1.550 USD/tấn, giảm 1.7% so với cuối tuần trước; giá cao su RSS 3 trên sàn Shanghai giao tháng 03/2019 là 1848 USD/tấn; giá cao su TSR 20 kỳ hạn tháng 09/2018 trên sàn SICOM (Singapore) là 1.320 USD/tấn; giá cao su xuất khẩu SMR 20 của Malaysia do Tổng cục Cao su Malaysia (MRB) công bố ở mức 1.349 USD/tấn; giá SVR 3L xuất khẩu chào bán của Việt Nam ở mức 1.435 USD/tấn, không đổi so với cuối tuần trước.
- Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/08/2018,tại thị trường New York, giá dầu WTI tăng 74 US cent lên 70,25 USD/thùng. Trong khi đó, dầu Brent tăng 63 US cent lên 77,77 USD/thùng, mức cao nhất trong vòng hơn 1 tháng.
TIN TỨC LIÊN QUAN ĐẾN THỊ TRƯỜNG CAO SU TRONG TUẦN
- Xuất khẩu dầu thô Iran chắc chắn sẽ giảm xuống chỉ hơn 2 triệu thùng/ngày, so với mức cao điểm 3,1 triệu thùng/ngày hồi tháng 4/2018, vì các nhà nhập khẩu từ chối mua do sức ép từ Mỹ. Sản lượng của Venezuela tiếp tục giảm, Angola cũng đang rất khó khăn mới duy trì được sản lượng, trong khi một số khu vực sản xuất của Libya cũng gặp vấn đề.
- Mặc dù có nhiều nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ một số nước OPEC, ngân hàng Merrill Lynch vẫn nhận định cung dầu toàn cầu có thể tăng vào cuối năm nay, một phần do sản lượng của những nước ngoài OPEC như Canada, Mỹ và Brazil sẽ tăng lên. Hãng Equinor của Nauy vừa cho biết sẽ phát triển những giếng dầu mới ở Brazil để tăng sản lượng từ 90.000 thùng/ngày lên 300.000 – 500.000 thùng/ngày.
- Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, tháng 8/2018 khối lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam ước đạt 163 nghìn tấn với giá trị đạt 207 triệu USD. Với ước tính này, khối lượng và giá trị xuất khẩu cao su 8 tháng đầu năm 2018 của nước ta đạt 870 nghìn tấn và 1,2 tỷ USD, tăng 8,2% về khối lượng nhưng giảm 11,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.
- Trung Quốc, Ấn Độ, và Malaysia là ba thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2018, chiếm thị phần lần lượt 63,3%; 5,7% và 3,9%. Các thị trường tăng mạnh về lượng và giá trị xuất khẩu cao su trong 7 tháng đầu năm là Ấn Độ tăng 46,4% về lượng và 28,9% về giá trị; và Indonesia tăng 41 % về lượng và 17,8% về giá trị.
- Ở chiều ngược lại, khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 8/2018 ước đạt 49 nghìn tấn với giá trị đạt 92 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị cao su nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2018 đạt 383 nghìn tấn với giá trị 702 triệu USD, tăng 11,6% về khối lượng nhưng giảm 1,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Năm thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu trong 7 tháng đầu năm 2018 là Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan và Campuchia chiếm 61,5% thị phần. Trong 7 tháng đầu năm 2018, giá trị cao su ở một số thị trường nhập khẩu chính giảm. Trong đó, thị trường có giá trị nhập khẩu giảm mạnh nhất là Nga (-43%), Trung Quốc (-29,2%) và Nhật Bản (-12,4%). Ngược lại, một số thị trường có giá trị nhập khẩu tăng mạnh là Malaixia (+38,1%) và Hoa Kỳ (+15,1%).
- Mặc dù được hậu thuẫn bởi yếu tố tồn kho cao su Trung Quốc giảm 3,26% so với cuối tháng 7, tuy nhiên giá xuất khẩu cao su Việt Nam vẫn tiếp tục giảm do nhu cầu thị trường thấp, căng thẳng thương mại Mỹ- Trung chưa có dấu hiệu giảm nhiệt có thể làm giảm tăng trưởng tại Trung Quốc. Giá cao su xuất khẩu bình quân tháng 8/2018 ước đạt 1.269 USD/tấn giảm 5,7% so với tháng 7/2018. Giá cao su xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm 2018 đạt 1.427 USD/tấn, giảm 19,2% so với cùng kỳ năm 2017.
- Đến giữa tháng 8, giá mủ cao su trong nước cũng có cùng diễn biến giảm. Giá thu mua mủ cao su nước tại Đồng Nai giảm 500 đồng/kg xuống còn 12.500 đồng/kg so với tháng 7. Tại Bình Phước, giá cao su mủ nước giảm nhẹ 5 đồng/độ xuống còn 230 đồng/độ.
- Việc Ấn Độ tăng mạnh nhập khẩu cao su để đảm bảo nguồn cung nội địa trong thời gian tới có thể hỗ trợ cho giá cao su và thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên của các nhà xuất khẩu lớn.
- Giá thu mua mủ chén tỉ lệ 50% DRC tại thị trường Malaysia ngày 30/8/2018 ở mức 496 USD/tấn ( 11.537đ/kg). Tính trung bình, giá mủ chén giảm 1% so với tuần trước. Giá mủ nước 1048 USD/tấn ( 24.381 đ/kg), giảm 0,2% so với tuần trước.
- Đồng USD mạnh lên nhờ những số liệu kinh tế tích cực từ Mỹ. So với đồng Yên, đồng USD giao dịch ở mức 111,01 Yên ngày 31/08/2018.
- Trên Sàn Giao dịch Tương lai Thượng Hải (Shanghai Futures Exchange – SHFE), tuần từ ngày 20/8 – 24/8/2018, tồn kho cao su thiên nhiên dựa theo chứng từ đạt 498.280 tấn, tăng 300 tấn so với tuần trước; số liệu tồn kho theo hợp đồng tương lai đạt 547.047 tấn, tăng 172 tấn.
NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CAO SU THIÊN NHIÊN:
- Nhiều năm qua, thị trường cao su luôn ở tình trạng cung vượt cầu, khiến giá cao su luôn ở mức thấp. Thông thường, giá cao su thiên nhiên có xu hướng đi theo giá dầu, tức là giá dầu xuống giá cao su cũng xuống và ngược lại. Nhưng hiện nay, tình hình đang đi ngược lại với quy luật trên khi giá dầu đã lên nhưng giá cao su vẫn giảm. Một số chuyên gia dự báo, tình trạng này sẽ còn kéo dài trong vài năm nữa nên các DN sẽ phải đối mặt với việc giá cao su thấp kéo dài.
Báo cáo này có sử dụng tin tức từ các nguồn: http://www.vra.com.vn/, http://www.tocom.or.jp/, http://www3.lgm.gov.my/, http://www.sgx.com/; http://vneconomy.vn/, http://cafef.vn ...
Buôn Ma Thuột, ngày 27 tháng 08 năm 2018
PHÒNG KD.XNK
DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI TUẦN QUA:
- Trong tuần từ ngày 20/08 đến 24/08/2018, giá cao su thiên nhiên tại các sàn giao dịch TOCOM, SICOM và MRE tăng so với cuối tuần trước. Kết thúc phiên ngày 24/08, giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Tokyo – Nhật Bản (TOCOM) giao tháng 01/2019 là là 1.580 USD/tấn, tăng 3.9% so với cuối tuần trước; giá cao su TSR 20 kỳ hạn tháng 09/2018 trên sàn SICOM (Singapore) là 1.356 USD/tấn; giá cao su xuất khẩu SMR 20 của Malaysia do Tổng cục Cao su Malaysia (MRB) công bố ở mức 1.374 USD/tấn; giá SVR 3L xuất khẩu chào bán của Việt Nam ở mức 1.435 USD/tấn, tăng 40 USD/tấn so với cuối tuần trước.
- Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/08/2018,tại thị trường New York, giá dầu WTI giảm 3 US cent xuống 67,83 USD/thùng. Trong khi đó, dầu Brent chốt phiên ngày 23/8/2018 giảm 5 US cent xuống 74,73 USD/thùng.
TIN TỨC LIÊN QUAN ĐẾN THỊ TRƯỜNG CAO SU TRONG TUẦN
- Giá dầu tăng 3% trong phiên vừa qua, dầu thô Brent giao sau đạt mức cao nhất 3 tuần, sau khi số liệu của chính phủ Mỹ cho thấy dự trữ dầu thô giảm nhiều hơn dự kiến và do các lệnh trừng phạt của Washington chống lại Iran đã báo hiệu việc thắt chặt nguồn cung.
- Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 5,8 triệu thùng trong tuần trước, vượt dự báo giảm 1,5 triệu thùng trong một thăm dò của Reuters.
- Ngoài ra triển vọng xuất khẩu dầu thô từ Iran giảm đi do những lệnh trừng phạt mới của Mỹ với nhà sản xuất dầu lớn thứ 3 của OPEC này cũng hỗ trợ giá. Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đang có tác động mạnh tới niền kinh tế Iran và quan điểm của người dân.
- Bắt đầu từ 0h01‟ ngày 23/8 theo giờ Washington khoản thuế bổ sung nhằm vào lượng hàng hóa trị giá 16 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc đã chính thức có liệu lực ở Mỹ. Đáp trả, Trung Quốc cũng tiến hành động thái tương tự với 16 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.
- Bộ Thương mại Trung Quốc còn đe dọa sẽ khiếu nại mức thuế mới của Mỹ lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Theo đó, Mỹ sẽ thu thuế nhập khẩu 25% với hàng loạt mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, từ xe máy, động cơ tới các toa xe lửa. Về phần mình, Trung Quốc chọn đánh thuế nhằm vào các mặt hàng như than đá, dụng cụ y tế, rác thải, ô tô và xe buýt nhập khẩu từ Mỹ.
- Việc áp thuế diễn ra khi Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ David Malpass và Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Wang Shouwen kết thúc cuộc đàm phán ngày 22/8 và chuẩn bị quay lại làm việc trong ngày 23/8 tại Washington để giải quyết những bất đồng. Đây là cuộc gặp đầu tiên của hai phái đoàn Mỹ – Trung Quốc kể từ hồi tháng 6.
- Tính từ tháng 1/2017 đến nay, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) ghi nhận 35 công ty sản xuất lốp rơi vào tình trạng thua lỗ hoặc phá sản hoàn toàn. Sơn Đông trước đây vốn được coi là “căn cứ sản xuất lốp xuất khẩu” với gần một nửa số lốp sản xuất cho thị trường Mỹ.
- Bắt đầu từ tháng 7/2018, Mỹ đã tăng mức thuế 25% đánh vào 34 tỷ USD sản phẩm Trung Quốc, trong đó có lốp máy bay; sau đó công bố danh sách các sản phẩm trị giá 200 tỷ sẽ bị tăng thuế, trong đó bao gồm các loại lốp xe. Đây là cú giáng chí tử đối với ngành công nghiệp sản xuất lốp của Trung Quốc.
- Theo số liệu của Hiệp hội công nghiệp cao su Trung Quốc, tính riêng trong quý I năm nay, 15% trên tổng số 39 công ty sản xuất lốp lớn nhất Trung Quôc rơi vào tình trạng ngừng hoàn toàn hoặc nửa ngừng sản xuất, 40% lỗ lớn, 30% lãi giảm mạnh, chỉ có 15% lượng tiêu thụ và lợi nhuận có tăng.
- Giá cao su giảm mạnh kể từ đầu năm nay do nguồn cung toàn cầu tăng cao. Các doanh nghiệp xuất khẩu cao su của Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn do nhu cầu thấp từ các nước nhập khẩu cao su chủ chốt. “Hiện xuất cao su thô nguyên liệu chủ yếu là sang Trung Quốc, nay, hàng bên đó tồn kho quá nhiều, ngay cả mủ cao su tại Trung Quốc vẫn khó bán do Mỹ áp thuế,”- chủ 1 doanh nghiệp cho biết.
- Theo thống kê, trong 7 tháng đầu năm 2018, dù sản lượng cao su xuất khẩu tăng 11,3% so với cùng kỳ, nhưng giá xuất khẩu giảm khoảng 20% nên giá trị xuất khẩu chỉ đạt 1 tỉ USD, giảm gần 10% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
- Trước tình cảnh tiêu thụ cao su đang trở nên vô cùng khó khăn, hầu hết các doanh nghiệp chế biến cao su không đạt được mục tiêu lợi nhuận, hoặc phải cắt giảm mục tiêu đề ra từ đầu năm.
- Trong tuần, giá thu mua mủ nước vườn cây tại Bình Dương ở mức 235 Đ/độ TSC; tại Bình Phước: 225 Đ/độ TSC, tại Tây Ninh: 231 Đ/độ TSC.
- Giá thu mua mủ chén tỉ lệ 50% DRC tại thị trường Malaysia ngày 24/8/2018 ở mức 503 USD/tấn ( 11.688đ/kg). Tính trung bình, giá mủ chén tăng 1% so với tuần trước. Giá mủ nước 1046 USD/tấn ( 24.323 đ/kg), không đổi so với tuần trước.
- Đồng USD suy yếu sau bình luận của Tổng thống Trump về việc áp 25% thuế nhập khẩu đối với hàng hóa của Trung Quốc. So với đồng Yên, đồng USD giao dịch ở mức 111,33 Yên ngày 24/08/2018, giảm 0,7% so với cuối tuần trước.
- Trên Sàn Giao dịch Tương lai Thượng Hải (Shanghai Futures Exchange – SHFE), tuần từ ngày 20/8 – 24/8/2018, tồn kho cao su thiên nhiên dựa theo chứng từ đạt 498.280 tấn, tăng 300 tấn so với tuần trước; số liệu tồn kho theo hợp đồng tương lai đạt 547.047 tấn, tăng 172 tấn.
NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CAO SU THIÊN NHIÊN:
- Trong tuần qua, giá cao su thiên nhiên tại các sàn giao dịch chủ chốt đồng loạt tăng theo đà tăng tại thị trường Thượng Hải cùng xu hướng đi lên của thị trường hàng hóa nói chung. Bên cạnh đó, thị trường cao su còn được cải thiện khi các nhà đầu tư cho rằng nguồn cung cao su tại Ấn Độ sẽ gián đoạn sau đợt lũ lụt lớn diễn ra tại miền Nam, ảnh hưởng đến vùng trồng cao su lớn nhất cả nước nằm ở bang Kerala. Giá cao su đã nằm ở mức thấp trong thời gian dài, tạo cơ hội cho tâm lý đầu tư phản ứng lạc quan với các tin tức như lũ lụt tại Ấn Độ nên một lượng vốn lớn từ các hàng hóa khác đã chảy vào mặt hàng cao su giúp đẩy giá lên.
- Giá dầu thô thế giới cũng hỗ trợ khi liên tục tăng lên vào đầu tuần nhờ lượng dự trữ dầu của Hoa Kỳ giảm mạnh hơn dự kiến và khả năng thiếu hụt nguồn cung khi Hoa Kỳ tái áp lệnh trừng phạt với Iran.
- Nhận định trong ngắn hạn, giá cao su thiên nhiên sẽ tiếp tục xu hướng phục hồi nhẹ, xen lẫn với những đợt điều chỉnh nếu không có những yếu tố hỗ trợ mới từ thị trường.
Báo cáo này có sử dụng tin tức từ các nguồn: http://www.vra.com.vn/, http://www.tocom.or.jp/, http://www3.lgm.gov.my/, http://www.sgx.com/; http://vneconomy.vn/, http://cafef.vn ..
Buôn Ma Thuột, ngày 27 tháng 08 năm 2018
PHÒNG KD.XNK