DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI TUẦN QUA:
- Trong tuần từ ngày 01/10 đến 05/10/2018, giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Tokyo – Nhật Bản (TOCOM) giao tháng 03/2019 là 1.488 USD/tấn, tăng 2.1% so với cuối tuần trước; giá cao su TSR 20 kỳ hạn tháng 11/2018 trên sàn SICOM (Singapore) là 1.333 USD/tấn; giá cao su xuất khẩu SMR 20 của Malaysia do Tổng cục Cao su Malaysia (MRB) công bố ở mức 1.339 USD/tấn; giá SVR 3L xuất khẩu chào bán của Việt Nam ở mức 1.455 USD/tấn, tăng 20USD/tấn so với cuối tuần trước.
- Kết thúc phiên giao dịch ngày 05/10/2018,tại thị trường New York, giá dầu WTI giảm 2,08 USD tương đương 2,72% xuống 74,33 USD/thùng . Trong khi đó, dầu Brent giảm 1,71 USD tương đương 1,98% xuống 84,58 USD/thùng, sau khi đạt mức cao nhất (86,74 USD/thùng) kể từ cuối năm 2014.
TIN TỨC LIÊN QUAN ĐẾN THỊ TRƯỜNG CAO SU TRONG TUẦN
- Giá dầu vẫn tăng cao bất chấp dự trữ cao. Trong tuần, dầu chạm mức cao nhất 4 năm kể từ năm 2014, do thị trường tập trung vào lệnh trừng phạt sắp tới của Mỹ đối với Iran bất chấp thông tin dự trữ dầu thô của Mỹ tuần đạt mức cao nhất trong năm và sản lượng dầu thô của Saudi Arabia, Nga cùng tăng cao.
- Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết, dự trữ dầu thô của Mỹ tăng 8 triệu thùng trong tuần trước, gấp 4 lần kỳ vọng của các nhà phân tích và đạt mức cao nhất kể từ tháng 3/2017. Bộ trưởng Năng lượng Saudi, Khalid al-Falih cho biết, vương quốc này đã nâng sản lượng lên 10,7 triệu thùng/ngày (bpd) trong tháng 10/2018 và sẽ bơm thêm trong tháng 11/2018, trong khi đó mức sản lượng cao kỷ lục của Saudi đạt 10,72 triệu bpd trong tháng 11/2016.
- Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, nước này dự kiến đánh thuế 10% đối với các sản phẩm lốp xe và cao su tổng hợp các loại có nguồn gốc từ Mỹ hoặc Canada. Quyết định được đưa ra sau đợt áp thuế lần thứ ba của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc từ ngày 24/9.
- Trong danh sách các sản phẩm của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ phải chịu thuế 10% gồm nhiều loại sản phẩm cao su tổng hợp như cao su neoprene và các sản phẩm lốp xe.
- Khi hàng hóa Trung Quốc gặp khó khăn khi xâm nhập thị trường Hoa Kỳ, thì sẽ chuyển hướng sang các nước khác, làm tăng áp lực cạnh tranh tại thị trường châu Á, trong đó có Việt Nam. Điều này có nghĩa, doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nguy cơ, gồm: tăng áp lực cạnh tranh với hàng hóa (như các sản phẩm cao su) Trung Quốc... trên sân nhà và mất thị trường Trung Quốc với vai trò cung ứng nguyên liệu (như cao su thiên nhiên...) cho nước này sản xuất thành phẩm để xuất sang Hoa Kỳ.
- Theo báo cáo của tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s cho biết: “Căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc nhiều khả năng sẽ trở nên tồi tệ hơn trong năm nay và sẽ tác động tới tăng trưởng toàn cầu năm 2019. Hầu hết các tác động của hạn chế thương mại đối với tăng trưởng kinh tế sẽ được cảm nhận rõ nhất vào năm tới”
- Với những diễn biến kém lạc quan từ thị trường Trung Quốc và để hạn chế sự phụ thuộc vào thị trường này, các nhà sản xuất, xuất khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam cần đa dạng hóa mặt hàng cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu, trong đó, đặc biệt lưu ý tới thị trường Ấn Độ.
- Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, khối lượng xuất khẩu (XK) cao su 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 1,06 triệu tấn, với giá trị 1,45 tỷ USD; tăng 19,9% về khối lượng nhưng giảm 10% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.
- Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết, Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2018, chiếm thị phần lần lượt 63,3%, 5,7% và 3,9%. Đáng chú ý, XK sang thị trường Ấn Độ tiếp tục tăng trưởng mạnh cả về giá trị và sản lượng do lũ lụt tại Kerala đã gây thiệt hại nặng nề đến nguồn cung cao su tự nhiên của nước này.
- Theo phân tích của Hiệp hội Cao su Việt Nam, từ đầu năm 2018 đến nay, giá cao su trong nước luôn ở mức thấp do nguồn cung trên thế giới tăng cao, trong khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ – Trung Quốc kéo dài khiến cho ngành cao su Việt Nam cũng bị tác động, bởi mặt hàng lốp xe ô tô nằm trong danh sách các mặt hàng chịu thuế bổ sung 10% của Mỹ.
- Giá cao su XK bình quân tháng 9/2018 ước đạt 1.285 USD/tấn, tăng 1,26% so với tháng 8/2018 nhưng giảm 19,7% so với mức giá 1.601 USD/tấn của cùng kỳ năm 2017. Giá mủ cao su trong nước tháng 9 giảm nhẹ so với tháng 8. Tại Đồng Nai, giá mủ tiếp tục giảm 500 đồng/kg, từ 12.500 đồng/kg xuống còn 12.000 đồng/kg.
- Giá thu mua mủ chén tỉ lệ 50% DRC tại thị trường Malaysia ngày 05/10/2018 ở mức 498 USD/tấn ( 11.619đ/kg). Tính trung bình, giá mủ chén tăng 0,4% so với tuần trước. Giá mủ nước 1050 USD/tấn ( 24.469 đ/kg), tăng 0.2% so với tuần trước.
- Đồng JPY giảm thấp nhất 11 tháng so với đồng USD. So với đồng Yên, đồng USD giao dịch ở mức 113,87 Yên ngày 05/10/2018, tăng 0,3% so với cuối tuần trước.
- Trong tuần, giá thu mua mủ nước vườn cây tại Bình Dương ở mức 240 Đ/độ TSC; tại Bình Phước: 230 Đ/độ TSC, tại Tây Ninh: 240 Đ/độ TSC, tăng 5đ so với tuần trước.
NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CAO SU THIÊN NHIÊN:
Tổng cục Cao su Malaysia (MRB) trong báo cáo được đưa ra vào tháng 8/2018 nhận định thị trường cao su vẫn suy yếu do lực mua giảm và nhà đầu tư tiếp tục giữ thái độ thận trọng vì căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, tồn kho cao tại Trung Quốc, biến động tiền tệ và giá dầu thô. MRB dự báo giá cao su có thể cải thiện nhẹ trong ngắn hạn do điều kiện thời tiết kém thuận lợi và giá cao su thấp dẫn đến sự sụt giảm sản lượng cao su ở Malaysia, Việt Nam, Ấn Độ và Sri Lanka. Dù vậy, giá cao su vẫn duy trì ở mức tương đối thấp trong vòng 1 – 2 năm tới do dư thừa nguồn cung có khả năng kéo dài đến năm 2023.
Báo cáo này có sử dụng tin tức từ các nguồn: http://www.vra.com.vn/, http://www.tocom.or.jp/,http://www3.lgm.gov.my/, http://www.sgx.com/; http://vneconomy.vn/, http://cafef.vn ...
Buôn Ma Thuột, ngày 08 tháng 10 năm 2018
PHÒNG KD.XNK
DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI TUẦN QUA:
NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CAO SU THIÊN NHIÊN:
Các nhà đầu tư lo ngại sự xung đột leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu và nhu cầu cao su có thể giảm nếu như Hoa Kỳ xem xét áp thuế nhập khẩu lên ô tô từ Nhật Bản. Dù vậy, sự giảm giá RSS 3 không lớn và được bù đắp một phần với phiên tăng vào ngày 20/9/2018 nhờ sự hỗ trợ từ giá dầu thô thế giới tăng vào giữa tuần khi dự trữ dầu Hoa Kỳ giảm và OPEC phát tín hiệu có thể không tăng sản lượng để bù đắp phần sản lượng giảm từ Iran. Với tác động trái chiều từ các yếu tố bên ngoài như hiện nay, giá cao su được nhận định sẽ có sự dao động nhất thời nhưng nhìn chung vẫn duy trì ở mức giá hiện tại.
Báo cáo này có sử dụng tin tức từ các nguồn: http://www.vra.com.vn/, http://www.tocom.or.jp/, http://www3.lgm.gov.my/, http://www.sgx.com/; http://vneconomy.vn/, http://cafef.vn ...
Buôn Ma Thuột, ngày 24 tháng 09 năm 2018
PHÒNG KD.XNK
DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI TUẦN QUA:
Trong tuần từ ngày 10/09 đến 14/09/2018, giá cao su thiên nhiên tại các sàn giao dịch TOCOM, SICOM và MRE tăng nhẹ so với cuối tuần trước. Kết thúc phiên ngày 14/09, giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Tokyo – Nhật Bản (TOCOM) giao tháng 02/2019 là 1.501 USD/tấn, tăng 0.1% so với cuối tuần trước; giá cao su RSS 3 trên sàn Shanghai giao tháng 04/2019 là 1847 USD/tấn; giá cao su TSR 20 kỳ hạn tháng 10/2018 trên sàn SICOM (Singapore) là 1.327 USD/tấn; giá cao su xuất khẩu SMR 20 của Malaysia do Tổng cục Cao su Malaysia (MRB) công bố ở mức 1.339 USD/tấn; giá SVR 3L xuất khẩu chào bán của Việt Nam ở mức 1.415 USD/tấn, không đổi so với cuối tuần trước.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/09/2018,tại thị trường New York, giá dầu WTI tăng 40 cent lên mức 68,99 USD/thùng sau khi giảm 2,5% trong phiên liền trước. Tính chung cả tuần, giá loại dầu này tăng 1,8%. Trong khi đó, dầu Brent kỳ hạn chốt phiên giảm 9 cent/thùng xuống còn 78,09 USD/thùng. Tuy nhiên, tính chung cả tuần giá đã tăng hơn 1,6%. Trong tuần qua, dầu thô Brent kỳ hạn có lúc đã đạt mức cao trên 80 USD/thùng.
TIN TỨC LIÊN QUAN ĐẾN THỊ TRƯỜNG CAO SU TRONG TUẦN:
Dầu thô tăng giá trong bối cảnh báo cáo hàng tháng từ OPEC dự báo nguồn cung từ các nước phi thành viên phạt của giảm trong năm 2018 và 2019 nhưng nhu cầu cũng giảm. OPEC bắt đầu tăng sản lượng trở lại từ sau cuộc họp cuối tháng 6 nhằm tránh tình trạng khan hiếm dầu do nguồn cung từ Iran có nguy cơ giảm mạnh vì lệnh trừng Mỹ.
Sản lượng dầu thô Mỹ giảm 0,1 triệu thùng/ngày xuống còn 10,9 triệu thùng/ngày nhưng vẫn gần mức cao kỷ lục.
Mỹ đã áp đặt một số biện pháp trừng phạt tài chính đối với Iran từ ngày 6/8, sau đó sẽ cấm xuất khẩu hoàn toàn dầu khí từ 4/11/2018. Các nhà máy lọc dầu Ấn Độ, khách mua dầu thô truyền thống của Iran, đã thông báo sẽ giảm một nửa lượng mua dầu trong tháng 9 và tháng 10 so với đầu năm nay. Tuy nhiên, bộ trưởng dầu mỏ Iran cho rằng Mỹ sẽ không thể đạt được mục tiêu cấm vận hoàn toàn xuất khẩu dầu của nước này vì nguồn cung khan hiếm.
Nhà Trắng đã mời các quan chức Trung Quốc khởi động lại các cuộc đàm phán thương mại khi họ chuẩn bị leo thang một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc với mức thuế trị giá 200 tỷ đô la hàng hóa của Trung Quốc.
Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo tăng lên mức cao nhất trong một tuần do kỳ vọng nhu cầu theo mùa tăng mạnh cùng với xu hướng tăng giá tại Thượng Hải và hy vọng mới về đàm phán thương mại Mỹ Trung.
Theo số liệu thống kê sơ bộ cập nhật của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8/2018 xuất khẩu cao su ước đạt 171.121 tấn, trị giá 217,9 triệu USD, tăng 20,1% về lượng và tăng 15,8% về trị giá so với tháng 7/2018. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu cao su đạt 877.644 tấn, trị giá 1,23 tỷ USD, tăng 9,2% về lượng, nhưng giảm 11,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Về cơ cấu chủng loại cao su xuất khẩu, trong 7 tháng đầu năm 2018, chủng loại cao su xuất khẩu nhiều nhất vẫn là cao su hỗn hợp (nhóm mã HS 400280 – Mixtures of natural and synthetic rubber) đạt 363.663 tấn, chiếm 51,4%; giá trị 513,8 triệu USD, tăng 7,9% về lượng và giảm 13% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Cao su khối SVR 3L xuất khẩu đạt 86.445 tấn, chiếm 12,2% với giá trị 133,5 triệu USD, tăng 1,4% về lượng và giảm 17,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Cao su khối SVR 10 xuất khẩu đạt 80.939 tấn (11,4%), tăng 32,1% về lượng, đạt giá trị 113,4 triệu USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Giá thu mua mủ chén tỉ lệ 50% DRC tại thị trường Malaysia ngày 14/9/2018 ở mức 491 USD/tấn ( 11.392đ/kg). Tính trung bình, giá mủ chén giảm 0.1% so với tuần trước. Giá mủ nước 1036 USD/tấn ( 24.054 đ/kg), tăng 0.1% so với tuần trước.
Trong tuần, giá thu mua mủ nước vườn cây tại Bình Dương ở mức 235 Đ/độ TSC; tại Bình Phước: 225 Đ/độ TSC, tại Tây Ninh: 240 Đ/độ TSC.
So với đồng Yên, đồng USD giao dịch ở mức 111,83 Yên ngày 14/09/2018, tăng 1,1% so với cuối tuần trước.
Trên Sàn Giao dịch Tương lai Thượng Hải (Shanghai Futures Exchange – SHFE), tuần từ ngày 10/9 – 14/9/2018, tồn kho cao su thiên nhiên dựa theo chứng từ đạt 512.870 tấn, tăng 3.880 tấn so với tuần trước; số liệu tồn kho theo hợp đồng tương lai đạt 560.045 tấn, tăng 5.326 tấn.
Theo Báo cáo hàng tuần về tình hình thị trường cao su Trung Quốc (Chinese Rubber Market Intelligence: CRMI), tồn kho cao su thiên nhiên tại Khu Thương mại tự do Thanh Đảo ngày 30/08/2018 đạt 92.300 tấn, tăng 15.100 tấn (+19,56%) so với ngày 15/08; tồn kho cao su hỗn hợp đạt 3.700 tấn; cao su tổng hợp đạt 121.900 tấn, giảm 1.800 tấn (-1,46%).
NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CAO SU THIÊN NHIÊN:
Giá dầu thô tăng trong giữa tuần nhờ nguồn cung tại Hoa Kỳ giảm mạnh và thị trường bị ảnh hưởng từ bão Florence dự kiến đổ bộ North Carolina. Các yếu tố cơ bản của thị trường vẫn chưa cải thiện với nguồn cung lớn và tiêu thụ chững lại. Theo Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc (CAAM), doanh số ô tô tháng 8/2018 tại Trung Quốc – nước sản xuất ô tô cũng như tiêu thụ cao su hàng đầu thế giới – vừa ghi nhận mức giảm 3,8% so với cùng kỳ năm trước, đây là tháng giảm thứ hai liên tiếp với nguyên nhân được cho là đến từ sự suy yếu kinh tế, quan hệ căng thẳng với Hoa Kỳ làm người dân hạn chế chi tiêu. Giá cao su thiên nhiên dự báo sẽ tiếp tục ổn định ở mức giá hiện tại trong ngắn hạn.
Báo cáo này có sử dụng tin tức từ các nguồn: http://www.vra.com.vn/, http://www.tocom.or.jp/, http://www3.lgm.gov.my/, http://www.sgx.com/; http://vneconomy.vn/, http://cafef.vn ...
Buôn Ma Thuột, ngày 18 tháng 09 năm 2018
PHÒNG KD.XNK