8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su đạt khoảng 1,12 triệu tấn, trị giá 1,87 tỷ USD, tăng 23,3% về lượng và tăng 61,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Xuất khẩu cao su đạt khoảng 1,87 tỷ USD trong 8 tháng
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) ước tính, trong tháng 8/2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt khoảng 200 nghìn tấn, trị giá 328 triệu USD, giảm 2,2% về lượng và giảm 3% về trị giá so với tháng 7/2021; so với tháng 8/2020 giảm 10,3% về lượng, nhưng tăng 19,6% về trị giá; giá xuất khẩu bình quân ở mức 1.640 USD/tấn, giảm 0,8% so với tháng 7/2021, nhưng tăng 33,2% so với tháng 8/2020.
Lũy kế 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su đạt khoảng 1,12 triệu tấn, trị giá 1,87 tỷ USD, tăng 23,3% về lượng và tăng 61,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Xuất khẩu cao su của Việt Nam đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất do nằm trong khu vực phong tỏa hoặc sản xuất bị ảnh hưởng bởi công nhân nghỉ việc, bị cách ly, sống trong vùng có dịch…
Trong khi đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tình hình vận chuyển chưa có dấu hiệu được cải thiện, tình trạng thiếu container rỗng sẽ tiếp tục diễn ra. Đồng thời, giá cước vận chuyển cao được dự báo kéo dài sang tận năm 2022, do đó sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu cao su của Việt Nam.
Tuy nhiên, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang các thị trường lớn như EU, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ dự báo tiếp tục xu hướng tăng nhờ nhu cầu tại các nước này được cải thiện và kinh tế đang dần hồi phục do các biện pháp phong tỏa được nới lỏng.
Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), dựa trên những ước tính sơ bộ từ các nước thành viên, dự báo sản lượng cao su tự nhiên năm 2021 giảm xuống còn 13,78 triệu tấn, với sản lượng của Malaysia ước tính giảm 300 nghìn tấn. Các dấu hiệu phục hồi kinh tế tại một số nền kinh tế lớn nhờ dịch bệnh được kiểm soát, các biện pháp kiểm soát dịch được nới lỏng dẫn tới dự báo nhu cầu cao su tự nhiên toàn cầu ở mức 13,9 triệu tấn, tăng 7,2% so với năm 2020.
Thị trường trong nước, trong tháng 8/2021, các công ty nhiều lần điều chỉnh giá mủ cao su nguyên liệu trong nước. Cụ thể, tại Bình Phước, cuối tháng 8/2021, giá thu mua mủ nước dao động khoảng 315 – 320 đồng/độ TSC, giảm nhẹ so với đầu tháng 8/2021; tại Đông Nam bộ, giá mủ cao su tiểu điền được các thương lái thu mua giao động quanh mức 250 – 300 đồng/độ mủ; Tại Đồng Nai, Công ty TNHH MTV Cao su Đồng Nai cũng 4 thông báo điều chỉnh thu mua một số mủ cao su tiểu điền.
Tuấn Anh
Theo: Thương hiệu & Sản phẩm
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) giá cao su tăng trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm khi số ca nhiễm COVID-19 tại các nước sản xuất chính ở Đông Nam Á tăng cao.
Cục Xuất nhập khẩu cho biết trong 10 ngày giữa tháng 8/2021, giá cao su trên các sàn giao dịch châu Á tăng.
Cụ thể, tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su tăng trở lại. Ngày 18/8, giá cao su RSS3 kỳ hạn tháng 9/2021 giao dịch ở mức 218,3 Yên/kg (tương đương 1,99 USD/kg), tăng 1% so với 10 ngày trước đó và tăng 30,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Nguồn cung khan hiếm, giá cao su giữa tháng 8 tiếp tục tăng
Giá cao su kỳ hạn tại Nhật Bản tăng khi hoạt động kinh tế ở một số quốc gia hồi phục, ngay cả khi biến thể Delta lan nhanh khắp thế giới.
Tuy nhiên, triển vọng thị trường cao su Nhật Bản không chắc chắn do nền kinh tế nước này phải đối mặt với số ca nhiễm COVID-19 gia tăng, chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ kéo dài tình trạng khẩn cấp ở các khu vực bao gồm Tokyo đến giữa tháng 9/2021, cũng như mở rộng thêm một số khu vực khác.
Tại sàn SHFE Thượng Hải, ngày 18/8, giá cao su RSS3 kỳ hạn tháng 9/2021 giao dịch ở mức 13.805 NDT/tấn (tương đương 2,13 USD/ tấn), tăng 1,3% so với 10 ngày trước đó và tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Tuần từ ngày 9/8 – 13/8, tồn kho cao su tự nhiên dựa theo chứng từ tại SHFE đạt 181.570 tấn, giảm 240 tấn (tương đương giảm 0,1%) so với tuần trước; số liệu tồn kho theo hợp đồng tương lai đạt 207.064 tấn, tăng 5.914 tấn (tương đương tăng gần 3%) so với tuần trước.
Diễn biến giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 9/2021 tại sàn SHFE từ đầu tháng 7/2021 đến nay (ĐVT: NDT/tấn). (Nguồn: shfe.com.cn/Bộ Công Thương)
Tại Thái Lan, ngày 18/8 giá cao su RSS 3 chào bán ở mức 59,2 Baht/kg (tương đương 1,78 USD/kg), tăng 2,7% so với 10 ngày trước đó và tăng gần 12% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo Cục Xuất nhập khẩu giá cao su tăng trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm khi số ca nhiễm COVID-19 tại các nước sản xuất chính ở Đông Nam Á tăng cao; nhu cầu cao su tại Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và châu Âu cải thiện nhờ kinh tế phục hồi do các biện pháp phong tỏa được nới lỏng.
Tại thị trường trong nước, 10 ngày giữa tháng 8/2021, giá mủ cao su nguyên liệu trong nước có xu hướng tăng theo giá của thị trường thế giới.
Hiện giá thu mua mủ nước tại Bình Phước dao động khoảng 320 – 327 đồng/độ TSC, nhiều hộ nông dân trồng cao su tiểu điền ngưng cạo mủ để thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu dao động khoảng 337 – 340 đồng/độ TSC. Tại Đồng Nai, Công ty TNHH MTV Cao su Đồng Nai cũng thông báo điều chỉnh tăng giá thu mua một số mủ cao su tiểu điền, cụ thể:
Giá thu mua mủ cao su của Công ty TNHH MTV Cao su Đồng Nai. (Nguồn: Công ty TNHH MTV Cao su Đồng Nai/Bộ Công Thương).
Tuấn Anh
Theo: Thương hiệu & Sản phẩm
hị phần cao su Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu cao su của Mỹ chiếm 2,3% trong 6 tháng đầu năm 2021, tăng so với mức 1,6% của 6 tháng đầu năm 2020.
ao su Việt Nam chiếm 2,3% thị phần trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ cho biết 6 tháng đầu năm 2021, Mỹ nhập khẩu 912.350 tấn cao su (mã HS 4001, 4002, 4003, 4005), trị giá 1,81 tỷ USD, tăng 3,6% về lượng và tăng 16,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Indonesia, Thái Lan, Canada, Hàn Quốc và Bờ Biển Ngà là 5 thị trường cung cấp cao su nhiều nhất cho Mỹ.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 11 cho Mỹ với 21.010 tấn, trị giá 37,14 triệu USD, tăng 54,4% về lượng và tăng 81,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu cao su của Mỹ chiếm 2,3% trong 6 tháng đầu năm 2021, tăng so với mức 1,6% của 6 tháng đầu năm 2020.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, Mỹ nhập khẩu 444.950 tấn cao su tự nhiên (mã HS: 4001), trị giá 789,22 triệu USD, giảm 3,5% về lượng, nhưng tăng 13,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Indonesia, Thái Lan, Bờ Biển Ngà, Việt Nam và Liberia là 5 thị trường cung cấp cao su tự nhiên nhiều nhất cho Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2021.
Các thị trường cung cấp cao su lớn nhất cho Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2021
Trong 6 tháng đầu năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 4 cho Mỹ, với 20.950 tấn, trị giá 36,93 triệu USD, tăng 54,2% về lượng và tăng 82,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ chiếm 4,7% trong 6 tháng đầu năm 2021, tăng so với mức 2,9% của 6 tháng đầu năm 2020.
Ngoài ra, Mỹ nhập khẩu 333.640 tấn cao su tổng hợp (mã HS: 4002), trị giá 683,93 triệu USD, tăng 7,9% về lượng và tăng 9,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Cơ cấu thị trường cung cấp cao su tổng hợp cho Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2021 có sự thay đổi khi thị phần cao su tổng hợp của Nhật Bản trong tổng nhập khẩu của Mỹ tăng; trong khi thị phần của Đức, Hàn Quốc, Mexico, Nga giảm. Cao su tổng hợp của Việt Nam chỉ chiếm 0,02% trong tổng lượng cao su tổng hợp nhập khẩu vào Mỹ.
Theo báo cáo của Freedonia Focus Reports, nhu cầu cao su của Mỹ được dự báo sẽ tăng gần 1,1%/năm cho tới năm 2023, do nhu cầu gia tăng của các sản phẩm từ cao su. Nhu cầu tăng cùng với biến đổi khí hậu và đứt gãy chuỗi cung ứng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 là những vấn đề được ngành cao su và lốp xe cao su Mỹ quan tâm trong thời điểm hiện nay.
Trúc Mai
Theo: Thương hiệu & Sản phẩm