HomeTIN TỨCTHỊ TRƯỜNG
Datetime: 12 05 2023

Làm sao để giải quyết tình trạng "trống trước, dột sau" cho chuỗi giá trị xuất khẩu nông sản chất lượng cao? 

 
Bài toán xuất khẩu nông sản Việt nhìn từ kinh nghiệm Thái Lan: Thiếu hệ sinh thái từ doanh nghiệp, chuyên gia đến đội ngũ xúc tiến hỗ trợ người nông dân - Ảnh 1.

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nông sản định hướng xuất khẩu tăng khả năng tiếp cận thị trường và cơ hội kinh doanh, Sáng kiến Hỗ trợ Phụ nữ Khởi nghiệp và Kinh doanh (WISE) đã tổ chức sự kiện kết nối kinh doanh, hỗ trợ xuất khẩu tại TP.HCM.

Tại sự kiện, ông Lê Hoàng Tài – Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương) – cho biết ba tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nông sản lại sụt giảm so với cùng kỳ năm 2022.

Xu hướng suy giảm đã xuất hiện từ cuối năm 2022, nhiều đơn hàng bị hủy hoặc hoãn. Đây là sự ảnh hưởng bởi hiệu ứng suy giảm dây chuyền từ bối cảnh kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, theo ông Lê Hoàng Tài, dù thế giới cắt giảm chi phí cho tiêu dùng nhưng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm nói chung và hàng nông sản nói riêng vẫn có dư địa, còn tín hiệu tốt.

Tạm thời, thị trường Trung Quốc vẫn đang là thị trường tiêu thụ hàng nông sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Sắp tới, nước này cũng có kế hoạch phát triển vùng trồng, thay thế hàng nhập khẩu (đơn cử như sầu riêng). Đây là một tín hiệu được ông Lê Hoàng Tài cảnh báo doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.

Việt Nam có thế mạnh là nước nông nghiệp xuất khẩu nông sản nhưng hầu hết là xuất khẩu nông sản thô. Sản phẩm qua chế biến còn quá nhỏ so với tỷ trọng nông sản sản xuất được.

Trong khi đó, thị trường thế giới rất chú trọng các sản phẩm hữu cơ, đảm bảo vấn đề sức khoẻ và môi trường. "Nếu sản phẩm của chúng ta cứ loay hoay với cách làm cũ thì sẽ không đáp ứng xu hướng tiêu dùng của thị trường thế giới", ông Tài nói.

Một điểm nghẽn nữa là hoạt động xúc tiến thương mại thiếu chuyên nghiệp. Ông Tài chia sẻ, doanh nghiệp Việt Nam tham gia triển lãm xúc tiến thương mại không bài bản, từ công tác chuẩn bị, đóng gói đến trưng bày đều chưa kỹ càng, dẫn đến thiếu sức cạnh tranh.

Bài toán xuất khẩu nông sản Việt nhìn từ kinh nghiệm Thái Lan: Thiếu hệ sinh thái từ doanh nghiệp, chuyên gia đến đội ngũ xúc tiến hỗ trợ người nông dân - Ảnh 2.

Lý giải điều này, bà Hạnh nói: "Trong nghề, chúng tôi gọi đó là điểm knock-out, tức là không đạt yêu cầu tiêu chuẩn thì không nói chuyện gì đến xuất khẩu nữa. Nó không phải khó khăn mà nó là tấm giấy thông hành rất hiển nhiên".

Tuy vậy, đối với nông dân hay ngư dân, hiểu đúng về tiêu chuẩn và tính tuân thủ như đạo đức trong làm ăn cũng chưa trở thành một tập quán. "Chúng ta còn khá tùy tiện", bà Hạnh nói về câu chuyện đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn.

Bà Hạnh kể rằng, trong chuyến thăm Bộ Nông nghiệp và các hợp tác xã của Thái Lan, một lãnh đạo ngành nước bạn bày tỏ quan điểm: Người nông dân chuyên nghiệp chỉ cần làm tốt một công việc duy nhất là đảm bảo sản xuất đạt chất lượng ổn định, còn lại cả hệ sinh thái phải ở xung quanh họ để hỗ trợ.

Ví dụ, Chính phủ đưa ra chính sách đúng và có tính dự phóng. Doanh nghiệp làm tất cả công việc để cung cấp cho người nông dân thông tin thị trường cần thiết. Đội ngũ xúc tiến chuyên nghiệp của nhà nước hay tư nhân phải làm giúp cho nông dân công việc marketing và phân phối. Các trường Đại học và chuyên gia thì giám sát.

Hiện tại, ở Việt Nam, chúng ta hay nói nông dân phải theo dõi thị trường. "Nông dân làm sao hiểu thị trường được?", bà Hạnh băn khoăn. Nông dân Việt Nam không nhận được hệ sinh thái như vậy sẽ gặp tình trạng "trống trước, dột sau" . Đó là chưa kể giá logistics ở Việt Nam rất cao, làm giảm năng lực cạnh tranh.

Dẫn chứng cho việc cách phát triển năng lực xuất khẩu nông sản còn chung chung, thiếu chuyên nghiệp, bà Vũ Kim Hạnh chia sẻ: "Có một công ty phân phối của Hà Lan hỏi tôi rằng khi tôi làm công việc kết nối và xúc tiến như vậy, bà nhận được chiết khấu phần trăm thế nào trên toàn bộ chuỗi giá trị".

Bà Hạnh thật tình trả lời "Không. Chúng tôi không thu bất kỳ khoản nào". Thế là đối tác từ chối làm việc với bà vì đánh giá "đây là một chuỗi không ổn định, không vững vàng".

Từ đó, bà Vũ Kim Hạnh đưa ra một tổng kết thực tế, ở Việt Nam, người làm công tác xúc tiến, hỗ trợ chưa quen với việc tính toán chi phí với doanh nghiệp. Nhưng thương mại chuyện nghiệp bắt buộc phải như vậy.

"Chúng ta còn phải khiêm tốn đi học (lề lối) chuyên nghiệp trong cách làm ăn của các nước làm thương mại giỏi, như châu Âu", bà Hạnh đưa ra khuyến nghị.

Nhịp Sống Thị Trường

Datetime: 12 05 2023

Kết thúc phiên giao dịch 11/5 giá dầu giảm khoảng 2% xuống mức thấp nhất một tuần, vàng, đồng, quặng sắt, cao su đồng loạt giảm, gạo Thái Lan cao nhất 4 tháng.

Dầu giảm 2%

Giá dầu giảm khoảng 2% xuống mức thấp nhất một tuần do bế tắc chính trị về trần nợ của Mỹ làm dấy lên lo lắng về suy thoái tại nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới này, trong khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ tăng và số liệu kinh tế của Trung Quốc yếu cũng gây sức ép.

Chốt phiên 11/5, dầu thô Brent giảm 1,43 USD hay 1,9% xuống 74,98 USD/thùng, dầu WTI giảm 1,69 USD hay 2,3% xuống 70,87 USD/thùng. Cả hai loại dầu này đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 4/5.

USD tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 1/5 so với rổ các đồng tiền chủ chốt, sau khi số liệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp gần đây củng cố khả năng Fed dừng tăng lãi suất nhưng không kỳ vọng sẽ giảm lãi suất vào cuối năm.

USD mạnh lên khiến dầu đắt hơn cho các nước khác. Lãi suất tăng có thể gây áp lực lên nhu cầu dầu bởi làm tăng chi phí vay.

Bộ trưởng Tài Chính Mỹ Janet Yellen kêu gọi Quốc hội nâng trần nợ liên bang 31,4 nghìn tỷ USD và ngăn cản vỡ nợ chưa từng có sẽ gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu.

Lãi suất cao kéo dài có thể gây căng thẳng nhiều hơn cho các ngân hàng, nhưng sẽ là cần thiết nếu lạm phát vẫn ở mức cao.

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC đã giữ dự báo nhu cầu dầu toàn cầu năm 2023 ổn định trong tháng thứ 3, cho rằng tăng trưởng tiềm năng của Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, có thể được bù đắp bằng các rủi ro kinh tế ở nơi khác như cuộc chiến nợ của Mỹ.

Các khoản vay ngân hàng mới của Trung Quốc đã giảm mạnh hơn nhiều so với dự kiến trong tháng 4, thêm vào những lo lắng rằng sự phục hồi sau đại dịch của nền kinh tế này đang mất đà.

Về phía nguồn cung, Iraq đã gửi một yêu cầu chính thức tới Thổ Nhĩ Kỳ để khởi động lại xuất khẩu dầu qua một đường ống chạy từ khu vực Kurdistan bán tự trị ở phía bắc Iraq đến cảng Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ, điều đó có thể bổ sung thêm 450.000 thùng mỗi ngày vào nguồn dầu thô toàn cầu.

Vàng giảm do USD tăng

Giá vàng thoái lui do USD tăng và lấn át hỗ trợ vàng từ nguy cơ kinh tế kéo dài, trong khi các nhà đầu tư đã tiếp nhận ảnh hưởng của số liệu yếu tới triển vọng lãi suất.

Vàng giao ngay giảm 0,8% xuống 2.013,84 USD/ounce, vàng Mỹ kỳ hạn tháng 6 đóng cửa giảm 0,8% xuống 2.020,5 USD.

Vàng tăng sau khi số liệu cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần tăng vọt và giá sản xuất tăng thường niên trong tháng 4 ít nhất hai năm qua.

Tuy nhiên kim loại này sớm từ bỏ mức tăng do USD tăng khiến vàng đắt hơn cho người mua bằng ngoại tệ khác.

Giá đồng thấp nhất 5 tháng

Giá đồng và các kim loại cơ bản khác ở London giảm, xuống mức thấp nhất nhiều tháng sau khi số liệu lạm phát từ Trung Quốc bổ sung lo ngại về sự phục hồi kinh tế của nước này.

Đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London LME giảm 3,7% xuống 8.164 USD/tấn, sau khi chạm mức 8.152 USD, thấp nhất kể từ ngày 30/11/2022.

Giá tiêu dùng của Trung Quốc tháng 4 tăng với tốc độ chậm nhất trong hơn hai năm. Giảm phát sản xuất sâu trong tháng trước đang nhấn mạnh khó khăn phục hồi của nền kinh tế sau khi dỡ bỏ những hạn chế về Covid.

Trung Quốc cũng đã chứng khiến sự gia tăng đáng kể xuất khẩu đồng trong vài tháng qua, cho thấy nhu cầu trong nước không mạnh như nhiều người dự kiến.

Dự trữ đồng của sàn LME tiếp tục tăng trong ngày 11/5, đạt 75.950 tấn, cao nhất kể từ ngày 20/3.

Quặng sắt giảm

Giá quặng sắt giảm, giá ở Đại Liên thoái lui từ mức cao nhất trong hơn hai tuần và hợp đồng tại Singapore giảm trở lại xuống dưới 100 USD/tấn do hoài nghi về triển vọng phục hồi nhu cầu ở Trung Quốc.

Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, Trung Quốc đóng cửa giảm 3,5% xuống 698,5 CNY (101,05 USD)/tấn. Giá đã tăng lên 733 CNY trong phiên 10/5, cao nhất kể từ ngày 24/4.

Tại Singapore, giá quặng sắt giao tháng 6 giảm 3,7% xuống 99,5 USD/tấn.

Giá của thành phần sản xuất thép này đã phục hồi trong đầu tuần này sau khi lỗ lũy kế mạnh kể từ tháng trước. Giá được thúc đẩy tăng bởi dự đoán thêm kích thích đối với nền kinh tế Trung Quốc trong bối cảnh phục hồi không đều và triển vọng đầy thách thức.

Giá tiêu dùng của Trung Quốc tháng 4 tăng với tốc độ chậm nhất trong hơn hai năm, trong khi giá bán tại xưởng sản xuất giảm sâu, cho thấy thêm kích thích kinh tế có thể là cần thiết để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế hậu Covid.

Giá quặng sắt cũng nhận được hỗ trợ thêm từ các báo cáo rằng một số nhà máy thép Trung Quốc sẽ tiếp tục khôi phục sản xuất sau khi dừng hoạt động để bảo dưỡng và việc xác nhận của họ về cắt giảm sản lượng thép, điều này hỗ trợ giá thép và lợi nhuận của các nhà máy thép.

Thép thanh tại Thượng Hải giảm 2,7%, thép cuộn cán nóng giảm 3%, thép cuộn giảm 4,5% và thép không gỉ giảm 1,4%.

Cao su Nhật Bản giảm phiên thứ 3

Giá cao su Nhật Bản tiếp tục giảm phiên thứ ba do các nhà đầu tư điều chỉnh vị thế của họ sau số liệu kinh tế yếu từ Mỹ và Trung Quốc.

Hợp đồng cao su giao tháng 10 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa giảm 1,6 JPY hay 0,8% xuống 209,5 JPY (1,55 USD)/kg.

Tại Thượng Hải, giá cao su giao tháng 9 tăng 15 CNY lên 12.160 CNY (1.759,23 USD)/tấn.

Cao su Nhật Bản đang giảm do nhà đầu tư điều chỉnh vị thế ngoài ra nhu cầu thực hiện nay là yếu.

Giá gạo Thái Lan cao nhất 4 tháng

Giá gạo tại Thái Lan tăng lên mức cao nhất 4 tháng trong tuần này, trong khi giá tại Việt Nam ổn định gần mức tốt nhất trong hơn một năm bởi đơn hàng đang tăng chủ yếu từ các nước láng giềng.

Sản lượng gạo tại Châu Á dường như tăng trong năm nay do giá tăng thúc đẩy nông dân mở rộng diện tích gieo trồng, làm giảm lo ngại về nguồn cung sau khi sản lượng năm 2022 sụt giảm lần đầu tiên trong 7 năm.

Xuất khẩu gạo tại Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới tăng 23,4% trong 4 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước, đạt 1,85 triệu tấn. Riêng trong tháng 4 xuất khẩu gạo tăng 80% so với tháng 3, đạt 961.608 tấn.

Một thương nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết hoạt động giao dịch là mạnh do các nhà xuất khẩu đang tăng cường thu mua để đáp ứng các hợp đồng đã ký.

Gạo 5% tấm của Việt Nam được chào ở mức 485 – 495 USD/tấn trong ngày 11/5, không đổi so với một tuần trước.

Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 1 tại 498 – 500 USD/tấn, so với mức 485 USD/tấn một tuần trước. Các thương nhân cho rằng giá tăng do nhu cầu trong khu vực đang tăng, gồm từ Indonesia và đồng baht mạnh lên.

Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ không đổi so với tuần trước ở mức 376 – 380 USD/tấn, khi giá giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2022.

Cà phê giảm

Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 đóng cửa giảm 88 USD hay 3,5% xuống 2.393 USD/tấn sau khi lên mức đỉnh 12 năm tại 2.500 USD/tấn trong phiên này.

Các đại lý cho biết tiếp tục lo ngại về thời tiết khô tại Việt Nam mặc dù mưa gần đây, vì hiện tượng thời tiết El Nino. Hiện tượng El Nino có thể dẫn tới thời tiết khô và nóng hơn bình thường, gây ảnh hưởng tới cây trồng.

Trong khi đó xuất khẩu robusta từ Brazil trong tháng 4 giảm 13,6% so với cùng tháng năm trước, mặc dù người đứng đầu hiệp hội xuất khẩu Cecafe, Marcio Ferreira cho biết xuất khẩu có thể cải thiện trong những tháng tới khi giá của Brazil tiếp cận mức của Việt Nam.

Cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 giảm 2,95 US cent hay 1,6% xuống 1,83 USD/lb.

Một số nơi ở Tây Nguyên đã có mưa làm giảm lo sợ về hạn hán, trong khi các thương nhân tại Indonesia giảm ước tính sản lượng vụ chính trong năm nay.

Nông dân tại Việt Nam đã bán cà phê nhân xô ở mức 53.200 – 54.200 đồng (2,27 – 2,31 USD)/kg, tăng từ 50.800 – 52.800 đồng một tuần trước.

Một thương nhân cho biết một số nông dân thậm chí chào bán ở mức 56.000 – 57.300 đồng/kg, giá trong nước có thể sẽ đạt 60.000 đồng/kg.

Ngay cả mưa tại một vài nơi ở vành đai cà phê trong tuần này, các thương nhân cho biết tình trạng thời tiết sẽ được theo dõi chặt chẽ do ảnh hưởng của El Nino.

Cà phê robusta loại 2 với 5% hạt đen và vỡ được chào bán ở mức trừ lùi 150 – 160 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 7 tại London, một tuần trước mức trừ lùi 120 – 130 USD/tấn.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 4 đạt 163.607 tấn (2,7 triệu bao loại 60 kg/bao), giảm 22,2% so với tháng 3, tính chung 4 tháng đầu năm nay xuất khẩu cà phê cũng giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tại Indonesia hợp đồng cà phê rubosta giao tháng 5, 6 được chào bán ở mức cộng 100 USD/tấn không đổi so với tuần trước.

Vụ thu hoạch chính thường từ tháng 5 tới tháng 7. Một thương nhân cho biết năm nay, sản lượng được ước tính giảm 20 – 30% so với vụ trước đó. Có nhiều yếu tố khiến sản lượng giảm như mưa nhiều, cây cỗi và thiếu nguồn cung phân bón hỗ trợ.

Đường giảm

Đường thô kỳ hạn tháng 7 đóng cửa giảm 0,64 US cent hay 2,5% xuống 26,02 US cent/lb.

Các đại lý cho biết đà giảm đã giảm đi sau khi tổ chức Unica báo cáo sản lượng đường tại khu vực Trung Nam Brazil đạt tổng cộng 989.000 tấn, thấp hơn dự kiến trong nửa cuối tháng 4.

Đường trắng kỳ hạn tháng 8 giảm 12,9 USD hay 1,8% xuống 705,3 USD/tấn.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 12/5

Thị trường ngày 12/5: Giá dầu giảm 2%, vàng, đồng, quặng sắt, cao su đồng loạt giảm - Ảnh 1.

 Nhịp sống thị trường

Datetime: 10 05 2023

 

 

 

 I. TÌNH HÌNH XNK RAU QUẢ THÁNG 4 NĂM 2023

Theo số liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan ngày 21/4/2023. Hiệp hội tính toán sơ bộ kim ngạch XNK rau quả tháng 4/2023 như sau:

Kim ngạch xuất khẩu rau quả:

- Tháng 4- 2023 đạt 400,584 triệu USD giảm 4,2 % với tháng trước (T3/2023 đạt 417,952 triệu USD) và tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2022 (Tháng 4 năm 2022 đạt 327,048 triệu USD) - 4 tháng – 2023 đạt 1.381,081 triệu USD tăng 17,7 % so với cùng kỳ 4 tháng 2022 (1.173,336 triệu USD)

- Kim ngạch nhập khẩu rau quả: Tháng 4- 2023 sơ bộ đạt 151,642 triệu USD tăng 4,1 % so với tháng trước (tháng 3/2023 đạt 145,190 triệu USD) và tăng 1,3 % so với cùng kỳ (tháng 4 năm 2022 đạt 149,023 triệu USD) - 4 tháng – 2023 sơ bộ đạt 570,315 triệu USD tăng 3,6 % so với cùng kỳ 4 tháng 2022 (550,837 triệu USD )

- Xuất siêu: - Tháng 4 -2023 rau quả xuất siêu : 248,942 triệu USD - 4 Tháng -2023 rau quả xuất siêu : 830,244 triệu USD

 II. GIAO LƯU, KẾT NỐI, LIÊN KẾT SẢN XUẤT KINH DOANH

- Liên kết thu mua Thanh long, mít… xuất khẩu sang Trung Quốc - Kết nối nguồn Vải xuất khẩu đi Malaysia - Kết nối mua dứa MD2 - Kết nối gia công Bơ đông lạnh xuất đi Châu Âu

III. XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

1. Tham dự buổi trao đổi về giải pháp hỗ trợ phát triển xuất khẩu

2. Diễn đàn thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2023

3. Hội thảo trực tuyến “Những lợi ích từ EVFTA sử dụng dịch vụ của Brussels để tiếp cận thị trường Châu Âu”

4. Diễn đàn hội chợ hàng VNXK 2023

5. Hội nghị giao ban XTTM với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài 4/2023 chủ đề “Triển vọng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối cảnh mới”

6. Hội nghị trực tuyến toàn cầu lần thứ 4 hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững – Mạng lưới Một Hành Tinh 2

7. Tham dự chương trình đoàn giao dịch thương mại Úc 8. Hội nghị “Tháo gỡ khó khăn trong sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu do Bộ Công thương tổ chức tại TP.HCM

IV. CUNG CẤP THÔNG TIN, HỘI THẢO, HỘI NGHỊ Hội thảo – Hội nghị:

Hội chợ Foodexpo 5/2023 tại Ba Lan - Mời doanh nghiệp hội viên tham dự “Diễn đàn kết nối giao thương với Trung Quốc qua tỉnh Vân Nam” - Tham dự hội nghị tập huấn thiết lập và cấp mã số vùng trồng cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu - Tập huấn hướng dẫn cơ chế, chính sách và nâng cao năng lực quản lý, thực hiện chương trình cấp Quốc gia về XTTM - Hội nghị kết nối tiêu thụ và thúc đẩy xuất khẩu ngành hàng Xoài - Hội thảo “Nâng cao giá trị và phát triển bền vững ngành hàng Xoài” do tỉnh Đồng Tháp tổ chức. - Tham dự hội nghị phổ biến tuyên truyền các chương trình đề án, kế hoạch do chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thực hiện - Hội nghị kết nối sản xuất với tiêu thụ nông sản tỉnh Hậu Giang Hiệp hội cung cấp một số thông tin đáng chú ý :

- Bản tin rau quả thế giới ngày 24-28/4/2023 - Bản tin hàng hải Logistic số 16 - Bản tin Rau quả Thị trường nông sản số 18/2023 - Hỗ trợ xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương - Cung cấp thông tin về một số ngành hàng trồng trọt cho Bộ NN-PTNT

- Thông tin rau quả: Bản tin Nông Lâm Thuỷ Sản - Thông tin về giá cả của Chợ Đầu mối Thủ Đức ngày 4/2023 - Bản tin sản xuất và tiêu thụ nông sản trong nước tháng 4/2023

- Bản tin về giá cả, thị trường trích từ Thông tin Thương mại Bộ Công thương.

- Bản tin thị trường của các Thương Vụ Việt Nam ở nước ngoài.

- V/v cập nhật một số nội dung đăng ký xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc thực vật theo Lệnh 248 của Trung Quốc V. XÂY DỰNG TỔ CHỨC HIỆP HỘI Hoạt động Hiệp hội

1. Tiếp tục bố trí, sắp xếp bộ máy của Hiệp hội.

2. Tiếp tục nhắc nhở Hội viên nộp Hội phí.

3. Kết nạp Hội viên mới: - Công ty Luật TNHH Finch Law Địa chỉ : 167 (Lầu 2) Đường 30, khu định cư Tân Quy Đông, Phường Tân Phong, Quận 7, TP.HCM

VI. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG THÁNG 5 /2023

1. Triển khai công tác chuẩn bị cho hội chợ Hongkong Logistica 2023.

2. Tổ chức họp BCH HH định kỳ kỳ 1 năm 2023.

3. Tiếp nhận các kiến nghị từ các doanh nghiệp, chuyển những đề xuất, kiến nghị của các đơn vị tới các cấp chính quyền và các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét giải quyết.

4. Tham gia các hội nghị, hội thảo, tọa đàm cung cấp thông tin cho các Bộ, ngành, cơ quan truyền thông nhằm truyền tải những hoạt động của Hiệp hội và các hội viên.

5. Mời hội viên tham gia các chương trình giao lưu kết nối sản xuất, tiêu thụ, liên kết chuỗi cung ứng và hội nghị tại các địa phương.

6. Tiếp tục đôn đốc thu hội phí năm 2023

7. Các công việc khác