HomeTIN TỨCTHỊ TRƯỜNG
Datetime: 29 03 2019

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su ngày 29/3/2019 kỳ hạn tháng 9/2019 giảm xuống mức thấp nhất gần 6 tuần, có tuần giảm thứ 4 liên tiếp.

Giá cao su RSS3 tại sàn TOCOM lúc 12h30 ngày 29/3/2019 (giờ Hà Nội)

Thị trường cao su châu Á tuần đến 29/3/2019: Giá tại Tokyo tuần giảm thứ 4 liên tiếp

Giá cao su kỳ hạn trên sàn TOCOM giảm 0,5 JPY tương đương 0,3% xuống 180,8 JPY (1,64 USD)/kg, khi các nhà đầu tư để mắt tới các cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung. Tính chung cả tuần, giá cao su giảm 4,7%, và giảm khoảng 10% trong tháng 3/2019, tháng giảm đầu tiên trong 4 tháng.

Giá cao su TSR20 tại sàn TOCOM lúc 12h30 ngày 29/3/2019 (giờ Hà Nội)

Thị trường cao su châu Á tuần đến 29/3/2019: Giá tại Tokyo tuần giảm thứ 4 liên tiếpGiá cao su kỳ hạn trên sàn Thượng Hải kết thúc giao dịch đêm giảm 0,7% xuống 11.185 CNY (1.660 USD)/tấn.

Giá cao su RSS3 tại sàn Thượng Hải lúc 12h30 ngày 29/3/2019 (giờ Hà Nội)

Thị trường cao su châu Á tuần đến 29/3/2019: Giá tại Tokyo tuần giảm thứ 4 liên tiếp

Japan Exchange Group (JPX) 8697.T, chủ sở hữu Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo cho biết, sẽ tiếp quản Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) thu hút nhiều thương nhân và nhà đầu tư nước ngoài.

Trung Quốc sẽ đẩy mạnh mở rộng tiếp cận thị trường cho các ngân hàng,  công ty chứng khoán và bảo hiểm nước ngoài, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ tài chính, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết, khi các quan chức cấp cao của Mỹ đến Bắc Kinh cho các cuộc đàm phán thương mại.

Đồng USD ở mức khoảng 110,55 JPY so với khoảng 110,07 JPY trong ngày thứ năm (28/3/2019).

Giá dầu duy trì ổn định trong ngày thứ năm (28/3/2019), sau khi  hồi phục từ mức giảm mạnh nhất trong ngày, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi OPEC thúc đẩy sản lượng dầu thô  trong 1 nỗ lực nhằm giảm giá, có quý tăng mạnh nhất trong 1 thập kỷ.

Chỉ số Nikkei trung bình của Nhật Bản tăng khoảng 1% trong ngày thứ sáu (29/3/2019).

Giá cao su TSR20 kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn TOCOM tăng 0,1% lên 160,6 JPY/kg.

Giá cao su kỳ hạn tháng 4/2019 trên sàn SICOM tăng 0,9% lên 145,4  US cent/kg.

Giá cao su đóng cửa tại châu Á ngày 28/3/2019

Thị trường Chủng loại ĐVT Kỳ hạn Giá đóng cửa
Thái Lan RSS3 USD/kg 19-Apr 1,75
Thái Lan STR20 USD/kg 19-Apr 1,52
Malaysia SMR20 USD/kg 19-Apr 1,44
Indonesia SIR20 USD/kg 19-Apr 1,50
Thái Lan USS3 THB/kg 19-Apr 49,77
Thái Lan Mủ 60%(drum) USD/tấn 19-Apr 1.360
Thái Lan Mủ 60% (bulk) USD/tấn 19-Apr 1.260
Singapore

 

 

 

 

 

 

 

 

 

RSS3

 

 

 

 

 

US cent/kg

 

 

 

 

19-Apr 160,5
19-May 163
19-Jun 164,5
 

 

TSR20

 

 

 

19-Jul 164,4
19-Apr 135,6
19-May 135,9
19-Jun 138,5
19-Jul 139,7
19-Aug 141

Nguồn: VITIC/Reuters

Datetime: 29 03 2019

Tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế giới giảm do nhu cầu thấp. Giá cao su trong nước giảm theo giá thế giới. Xuất khẩu cao su tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Ấn Độ tiếp tục đẩy mạnh nhập khẩu cao su tự nhiên từ Việt Nam, thị phần cao su Việt Nam tăng.

1. Thị trường thế giới

Trong tháng 3/2019, giá cao su trên thị trường thế giới biến động theo xu hướng giảm, cụ thể:

+ Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), tháng 3/2019 giá cao su biến động mạnh. Giá đạt mức cao nhất trong hơn 1 năm qua vào ngày 05/3/2019 đạt 198,3 Yên/kg, sau đó giảm mạnh. Chốt phiên giao dịch ngày 29/3/2019, giá cao su giao kỳ hạn tháng 4/2019 ở mức 172,8 Yên/kg (tương đương 1,56 USD/ kg), giảm 9,1% so với cuối tháng 2/2019.

Bản tin thị trường cao su đến ngày 31/3/2019

+ Tại Thượng Hải, giá cao su giao kỳ hạn tháng 4/2019 đạt mức cao nhất vào ngày 04/3/2019 là 12.630 NDT/tấn (tương đương 1,88 USD/kg), sau đó giảm mạnh. Chốt phiên giao dịch ngày 29/3/2019, giá cao su kỳ hạn giao tháng 4/2019 giao dịch ở mức 11.400 NDT/tấn (tương đương 1,69 USD/kg), giảm 6,9% so với cuối tháng 2/2019.

Bản tin thị trường cao su đến ngày 31/3/2019

+ Tại Thái Lan, tháng 3/2019, giá cao su RSS3 có nhiều biến động, giá tăng giảm liên tục, so với cuối tháng 2/2019 giá tăng nhẹ. Ngày 28/3/2019 giá cao su RSS 3 chào bán ở mức 53,1 Baht/kg (tương đương 1,67 USD/kg), tăng 2,1% so với cuối tháng 2/2019.

Bản tin thị trường cao su đến ngày 31/3/2019

Giá cao su giảm do nhu cầu chậm và nhà đầu tư đẩy mạnh bán ra trước khi Trung Quốc giảm thuế giá trị gia tăng vào ngày 01/4/2019. Doanh số bán ô tô tháng 2/2019 tại Trung Quốc giảm 13,8% so với cùng kỳ năm 2018, đánh dấu tháng giảm thứ 8 liên tiếp. Bên cạnh đó, việc Thái Lan dự kiến sẽ hoãn thực hiện kế hoạch hạn chế xuất khẩu hàng hóa thêm hơn một tháng cũng tác động lên thị trường. Xuất khẩu cao su của Thái Lan tiếp tục tăng. Theo Cơ quan Hải quan Thái Lan, tháng 2/2019, xuất khẩu cao su của Thái Lan đạt 467,69 nghìn tấn, trị giá 18,85 tỷ Baht (tương đương 592,61 triệu USD), tăng 3,7% về lượng nhưng giảm 7,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu cao su chính của Thái Lan. Trong tháng 2/2019, xuất khẩu cao su của Thái Lan sang Trung Quốc đạt 269,24 nghìn tấn, trị giá 10,69 tỷ Baht (tương đương 336,12 triệu USD), tăng 3,4% về lượng nhưng giảm 8,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 57,6% thị phần xuất khẩu cao su của Thái Lan, giảm nhẹ so với mức 57,7% của cùng kỳ năm 2018. Lũy kế 2 tháng  đầu năm 2019 Thái Lan xuất khẩu được 913,33 nghìn tấn cao su, trị giá 37,04 tỷ Baht (tương đương 1,16 tỷ USD), tăng 0,7% về lượng nhưng giảm 10,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 480,32 nghìn tấn, trị giá 19,25 tỷ Baht (tương đương với 605,36 triệu USD), giảm 1,7% về lượng và giảm 13,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Trong 2 tháng đầu năm 2019, Thái Lan xuất khẩu được 586,08 nghìn tấn cao su tự nhiên (mã HS: 4001) giảm 5,6% so với cùng kỳ năm 2018, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, Ma-lai-xi-a và Nhật Bản, trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 199,91 nghìn tấn, chiếm 34,1% lượng cao su tự nhiên xuất khẩu của Thái Lan. Lượng cao su tổng hợp (mã HS: 4002) xuất khẩu của Thái Lan đạt 298,39 nghìn tấn, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm 2018, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, Ma-lai-xi-a và Nhật Bản, trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 88,4% lượng cao su tổng hợp xuất khẩu của Thái Lan với 236,76 nghìn tấn, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2018. (Tỷ giá: 1 Baht = 0,03144 USD).

2. Thị trường trong nước

Tháng 3/2019, giá mủ cao su nguyên liệu tại Bình Phước, Bình Dương và Tây Ninh có xu hướng giảm theo thị trường thế giới. Ngày 29/3/2019, tại Đắk Lắk giá thu mua mủ cao su nước tại vườn và nhà máy đạt lần lượt 233 đ/độ TSC và 238 đ/độ TSC, giảm 27 đ/độ TSC so với cuối tháng 2/2019.

3. Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam

Theo ước tính, xuất khẩu cao su trong tháng 3/2019 đạt 110 nghìn tấn, trị giá 152 triệu USD, tăng 38,3% về lượng và tăng 44,5% về trị giá so với tháng 2/2019, tăng 43,5% về lượng và tăng 32,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; giá xuất khẩu bình quân giảm 7,6% so với cùng kỳ năm 2018 xuống còn 1.318 USD/tấn. Tính chung 3 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su ước đạt 347 nghìn tấn, trị giá 457 triệu USD, tăng 32% về lượng và tăng 17,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 2/2019, xuất khẩu hầu hết các chủng loại cao su đều tăng so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, xuất khẩu cao su tổng hợp đạt 42,52 nghìn tấn, trị giá 56,2 triệu USD, tăng 102,3% về lượng và tăng 79,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 53,5% trong tổng khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam trong tháng. Cao su Skim block xuất khẩu tăng 2.366%, cao su SVR 20 xuất khẩu tăng 315,6%, cao su SVR 3L tăng 42,9%… Ngược lại, lượng cao su CVR 5 xuất khẩu giảm 30%, SVR CV 50 xuất khẩu giảm 7,6%…

Chủng loại cao su xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2019

Chủng loại Tháng 2/2019 So với tháng 2/2018 (%) 2 tháng 2019 So với 2 tháng 2018 (%)
Lượng (tấn) Trị giá (nghìn USD) Lượng Trịgiá Lượng (tấn) Trị giá (nghìn USD) Lượng Trịgiá
Cao   su   tổng hợp 42.524 56.202 102,6 79,3 134.084 173.227 56,3 36,8
SVR 3L 11.335 16.020 42,6 26,4 31.170 42.713 17,9 2,8
SVR 10 7.027 9.215 20,5 6,3 20.428 25.976 -14,3 -24,3
Latex 5.827 5.270 38,6 17,6 17.138 15.107 36,4 12,7
SVR CV60 4.745 6.948 -7,7 -18,1 12.397 17.632 -11,1 -22,5
RSS3 4.181 6.003 27,9 15,6 11.134 15.623 -20,5 -28,5
SVR CV50 1.270 1.918 35 22,8 3.113 4.531 -13,7 -23,4
SVR 20 942 1.253 315,3   2.975 3.860 271 204
Cao  su  hỗn hợp 770 1.281 37,9 20,1 1.655 3.074 19,2 19,5
RSS1 389 586 34,7 21 1.190 1.788 70,5 56,5
SVR 5 141 216 -30,1 -35,6 446 645 121,2 92,3
Skim block 31 32 2.3606 1.903 71 69 -83,3 -86,5
SVR CV40 20 32     101 150    
Loại khác 298 155 -37,2 19,1 808 425 -50 -6,1

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan


Tháng 2/2019, giá xuất khẩu các chủng loại cao su đều giảm so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, cao su SVR 20 có giá xuất khẩu bình quân giảm mạnh nhất, giảm 19,5%, kế đến là cao su Skim block giảm 18,6%, giá cao su hỗn hợp giảm 12,9%, SVR 10 giảm 11,8%, Latex giảm 15,1%…

Giá xuất khẩu bình quân các chủng loại cao su của Việt Nam trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2019

Đơn vị tính: USD/tấn

Chủng loại Tháng 2/2019 So với tháng 1/2019 (%) So với tháng 2/2018 (%) 2 tháng năm 2019 So với 2 tháng năm 2018 (%)
Cao su tổng hợp 1.322 3,4 -11,5 1.292 -12,4
SVR 3L 1.413 5,0 -11,3 1.370 -12,8
SVR 10 1.311 4,8 -11,8 1.272 -11,6
Latex 904 4,0 -15,1 881 -17,4
SVR CV60 1.464 4,9 -11,3 1.422 -12,8
RSS3 1.436 3,8 -9,6 1.403 -10,1
SVR 20 1.330 3,7 -19,5 1.297 -18,1
SVR CV50 1.510 6,6 -9,0 1.455 -11,3
Cao su hỗn hợp 1.664 -17,9 -12,9 1.857 0,3
RSS1 1.508 0,6 -10,2 1.502 -8,2
SVR 5 1.533 8,9 -8,0 1.447 -13,1
Skim block 1.026 10,6 -18,6 970 -19,5
loại khác 521 -1,6 89,7 526 87,6
Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan

2. Thị phần cao su của Việt Nam tại Ấn Độ

Theo Bộ Thương mại Ấn Độ, trong tháng 01/2019 Ấn Độ nhập khẩu 90,49 nghìn tấn cao su, trị giá 162,28 triệu USD, tăng 2,2% về lượng, nhưng giảm 0,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, chủ yếu nhập khẩu từ In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Hàn Quốc… Trong tháng 01/2019, Ấn Độ tăng cường nhập khẩu cao su từ Ma-lai-xi-a (tăng 308,8%), Xin-ga-po (tăng 277,9%), Bờ Biển Ngà (tăng 118,8%) và Việt Nam (tăng 53,6%). Trong đó, Ấn Độ nhập khẩu cao su từ Việt Nam đạt 12,89 nghìn tấn, trị giá 17,84 triệu USD, tăng 53,6% về lượng và tăng 37,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng nhập khẩu cao su của Ấn Độ cũng tăng từ 9,5% trong tháng 01/2018 lên 14,2% trong tháng 01/2019.

Trong tháng 01/2019, nhập khẩu cao su tự nhiên (mã HS: 4001) của Ấn Độ đạt 43,48 nghìn tấn, trị giá 61,02 triệu USD, tăng 5,1% về lượng, nhưng giảm 6,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Cao su tự nhiên chiếm 48,1% trong lượng cao su nhập khẩu của Ấn Độ. Ấn Độ nhập khẩu cao su tự nhiên chủ yếu từ các thị trường: In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Ma-lai-xi-a… Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp mặt hàng cao su tự nhiên lớn thứ 2 cho Ấn Độ, với thị phần chiếm 29,5% trong tổng lượng nhập khẩu của Ấn Độ. Tháng 1/2019, Ấn Độ tiếp tục đẩy mạnh nhập khẩu cao su tự nhiên từ Việt Nam với tốc độ tăng trưởng đạt 54%, lên 12,85 nghìn tấn.

Tháng 01/2019, Ấn Độ nhập khẩu 40,63 nghìn tấn cao su tổng hợp (mã HS: 4002), trị giá 90,44 triệu USD, giảm 1,9% về lượng, nhưng tăng 4,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, cao su tổng hợp của Việt Nam mới chỉ chiếm một lượng nhỏ, chiếm 0,1% trong nhập khẩu của Ấn Độ.

10 thị trường cung cấp cao su chính cho Ấn Độ trong tháng 01/2019

(mã HS: 4001, 4002, 4003, 4005; tỷ trọng tính theo lượng)

Thị trường Tháng 1/2019 So với tháng 1/2018 (%) Tỷ trọng (%)
Lượng (tấn) Trị giá (triệu USD) Lượng Trị giá Tháng 1/2018 Tháng 1/2019
Tổng 90.486 162,38 2,2 -0,9 100,0 100,0
In-đô-nê-xi-a 17.977 25,61 -15,4 -22,6 24,0 19,9
Việt Nam 12.889 17,84 53,6 37,4 9,5 14,2
Hàn Quốc 12.200 22,12 -9,3 -8,3 15,2 13,5
Xin-ga-po 7.577 16,04 277,9 271,3 2,3 8,4
Nga 5.178 10,35 -41,7 -34,8 10,0 5,7
Ma-lai-xi-a 5.137 7,93 308,8 238,9 1,4 5,7
Thái Lan 4.908 8,25 -49,1 -51,6 10,9 5,4
Hoa Kỳ 4.276 7,15 -21,5 -38,0 6,2 4,7
Bờ Biển Ngà 3.528 4,7 118,8 92,6 1,8 3,9
Nhật Bản 3.158 12,66 -8,9 7,5 3,9 3,5
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Bộ Thương mại Ấn Độ.
Datetime: 26 03 2019

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TRONG THÁNG: 

Thế Giới:

- Giá cao su những ngày đầu tháng 03 tăng mạnh sau đó giảm dần đến cuối tháng. Cụ thể trong tuần từ ngày 04/3 đến 08/3/2019, giá cao su thiên nhiên tại các sàn giao dịch TOCOM, SICOM và MRE đều giảm so với tuần cuối tháng trước. Kết thúc tuần, ngày 08/3, giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Tokyo – Nhật Bản (TOCOM) giao tháng 8/2019 là 1.773 USD/tấn, giảm 2,8% so với cuối tuần trước; giá cao su TSR 20 kỳ hạn tháng 4/2019 trên sàn SICOM (Singapore) là 1.463 USD/tấn (-2,1%); giá cao su xuất khẩu SMR 20 của Malaysia do Tổng cục Cao su Malaysia (MRB) công bố ở mức 1.457 USD/tấn (-2,5%); giá SVR 3L xuất khẩu chào bán của Việt Nam ở mức 1.550 USD/tấn, giảm 2,8% so với cuối tuần trước.

- Nhìn chung giá cao su thiên nhiên tại các sàn giao dịch chủ chốt ít thay đổi. Tại sàn TOCOM, giá cao su RSS3 hợp đồng tương lai sau khi tăng nhẹ trong hai phiên đầu tuần nhưng sau đó nhanh chóng giảm trở lại trong các phiên sau đó do ảnh hưởng từ một loạt số liệu kinh tế kém khả quan từ nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới là Trung Quốc; trong đó hoạt động xuất nhập khẩu, sản lượng công nghiệp, doanh số tiêu thụ ô tô của nước này trong tháng 02/2019 đều sụt giảm và là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới tiếp tục giảm tốc; Trong bối cảnh này, một tín hiệu lạc quan là Trung Quốc đang tìm cách củng cố nền kinh tế thông qua kế hoạch cắt giảm thuế và chi tiêu cho cơ sở hạ tầng trị giá hàng tỷ USD.

- Theo thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, tháng 2/2019, Trung Quốc nhập khẩu 371 nghìn tấn cao su tự nhiên và cao su tổng hợp, trị giá trên 551,3 triệu USD, giảm 40,1% về lượng và giảm 39,1% về trị giá so với tháng 1/2019; so với cùng kỳ năm 2018 giảm 65,5% về lượng và giảm 68,7% về trị giá.

- Kết thúc tuần từ ngày 18/3 đến 22/3/2019, giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Tokyo – Nhật Bản (TOCOM) giao tháng 8/2019 là 1.713 USD/tấn, giảm 1,0% so với cuối tuần trước; giá cao su TSR 20 kỳ hạn tháng 4/2019 trên sàn SICOM (Singapore) là 1.482 USD/tấn (+0,7%); giá cao su xuất khẩu SMR 20 của Malaysia do Tổng cục Cao su Malaysia (MRB) công bố ở mức 1.494 USD/tấn (+1,6%); giá SVR 3L xuất khẩu chào bán của Việt Nam ở mức 1.535 USD/tấn, giảm 1,0% so với cuối tuần trước.

- Dự báo trong ngắn hạn, thị trường cao su sẽ tiếp tục duy trì ở vùng giá hiện tại do thiếu sự hỗ trợ đáng kể từ tình hình cung – cầu lẫn các yếu tố khác và có thể xảy ra những biến động nhất thời dựa trên diễn biến vòng đàm phán tiếp theo của Hoa Kỳ – Trung Quốc nhằm nỗ lực thực hiện một thỏa thuận thương mại để chấm dứt xung đột vào cuối tháng 3 tới đây.

* Những thông tin nổi bật trong tháng:

- Theo tổ chức EIU (Economic Intelligent Unit), mức tăng trưởng tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn cầu năm 2019 và 2020 dự báo sẽ chậm lại, còn 2,5%/năm. Thấp hơn mức tăng trưởng ước tính 4% của năm 2018, nguyên nhân bởi kinh tế thế giới tăng chậm dần, chủ yếu do kinh tế Trung Quốc và Hoa Kỳ nhiều khả năng sẽ yếu đi trong năm 2019.

- Về nguồn cung, EIU dự báo sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu cũng sẽ tăng chậm lại, còn khoảng 1%/năm trong năm nay và năm tới, do tồn kho còn nhiều và giá thấp kéo dài trong thời gian qua. Cho đến nay, vẫn có nhiều dự báo cho rằng nhu cầu của nhà đầu tư cao su cũng như lượng tiêu thụ ô tô sẽ mạnh. Tuy nhiên, trong bối cảnh bất ổn về căng thằng thương mại, bất cứ động thái nào của Hoa Kỳ áp thuế lên ô tô và phụ tùng ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc đều có thể tác động tiêu cực tới nhu cầu cao su thiên nhiên, nhất là trong ngắn hạn.

- Theo Bloomberg, các nhà sản xuất hạn chế xuất khẩu để kéo giá cao su tăng trở lại, nhưng nguồn cung vẫn là một vấn đề lớn. Các nhà giao dịch cao su thế giới không bị cuốn đi theo đà tăng 15% của giá mặt hàng này trong năm nay. Giá cao su vẫn giảm hơn 70% so với đỉnh lập được năm 2017 và các thành phần chính dự báo mặt hàng này còn ít nhất một năm không thuận lợi nữa, với dự đoán giá giảm sâu nhất sẽ duy trì trong một thập kỉ. Nguyên nhân được cho là nguồn cung dư thừa, với các chỉ trích nhắm vào việc người trồng không thể kiếm soát cân bằng nguồn cung với nhu cầu.

Mặc dù giá hợp đồng cao su giao sau đã tăng trong năm nay nhờ các nhà sản xuất lớn mới của khu vực châu Á hạn chế xuất khẩu, đà tăng đã bắt đầu chững lại vì lo ngại về tính hiệu quả của biện pháp này.

- Sản lượng cao su toàn cầu có thể tiếp tục đáp ứng nhu cầu lốp cho tới khoảng 2027 – 2028 và các quốc gia sản xuất sẽ rơi vào thời kì giá ở mức rất thấp trong gần một thập kỉ, theo Giám đốc điều hành của Tire Industry Research, ông David Shaw. Ông Shaw đã theo dõi thị trường cao su trong 30 năm.

- Bất chấp những lo ngại về nhu cầu yếu hơn do suy thoái kinh tế, giá dầu đã tăng hơn 25% từ đầu năm tới nay, nhờ vào những nỗ lực kiềm chế nguồn cung của OPEC+ và tổn thất do lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran và Venezuela gây ra. Chốt phiên giao dịch đêm 26/03, giá dầu Brent đã tăng 76 xu lên mức 67,97 USD/thùng, gần bằng mức cao nhất từ đầu năm tới nay là 68,69 USD, đạt được vào ngày 21/3. Giá dầu thô Mỹ tăng mạnh hơn, tăng 1,12 USD, tương đương 1,9%, lên 59,94 USD/thùng.

* Kế hoạch hạn chế xuất khẩu để kích giá:

Theo nguồn tin các nước chủ chốt như Thái Lan, Indonesia và Malaysia, cung cấp khoảng 70% nguồn cung toàn cầu, sẽ giảm xuất khẩu tổng cộng 240.000 tấn trong vòng 4 tháng bắt đầu từ tháng 4.

Mặc dù Thái Lan, nhà sản xuất cao su lớn nhất, đồng ý giảm xuất khẩu, quốc gia này có thể gặp khó khăn trong việc giảm sản xuất. Với các cuộc bầu cử kết thúc vào ngày 24/3, các đảng chính trị đã tìm cách giành phiếu bầu của người nông dân bằng việc đảm bảo giá mùa màng, các khoản vay lãi suất thấp và bảo hiểm sức khỏe giá rẻ.

Đối với ông Coleman, nhu cầu cao su không quá yếu, và nguồn cung dư thừa là vấn đề chính. Giá thấp là một cách loại bỏ những nhà sản xuất chi phí cao của thị trường.

BMT, ngày 26 tháng 03 năm 2019

PHÒNG KD XNK