Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 17/3/2022, lúc 16h00 (giờ Việt Nam), kỳ hạn tháng 3/2022, tăng lên mức 244,2 JPY/kg, tăng 4,9 JPY/kg, tương đương 2,01%.
Trước đó, lúc 11h00, tại Sở này, giá cao su kỳ hạn tháng 7/2022, giảm nhẹ xuống mức 244,3 JPY/kg, giảm nhẹ 0,4 yên, tương đương 0,16%. Thời điểm 7h30, giá cao su kỳ hạn tháng 4/2022 chỉ ở mức 240 JPY/kg, giảm 1,15% (tương đương 2,8 JPY/kg).
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE): Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn Thượng Hải giảm nhẹ 15 CNY, xuống mức 13.290 CNY/tấn, tương đương 0,11%, khảo sát lúc 16h00.
Nguồn dữ liệu: Singapore Commodity Exchange Ltd (SICOM); Bloomberg; Rubber Association of Singapore Commodity Exchange (RASCE); International Rubber Study Group; Asian Wall Street Journal; World Bank.
Nguồn: Giacaphe.com
Nguồn: Giacaphe.com
Giá cao su tại Nhật Bản giảm theo xu hướng giá cao su ở Thượng Hải giữa bối cảnh giá dầu lao dốc làm giảm sức hấp dẫn của mặt hàng này và không khuyến khích các nhà sử dụng chuyển từ cao su tổng hợp, có nguồn gốc từ dầu mỏ, sang cao su tự nhiên.
Cao su kỳ hạn tháng 5 trên sàn Thượng Hải, có thời điểm giá giảm 3,3%, đánh dấu mức giảm tính theo tỷ lệ phần trăm lớn nhất kể từ ngày 22/10. Giá cao su giao tháng 4 trên Sàn giao dịch Singapore giảm 2,9% xuống 172,4 US cent/kg.
Số ca nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc tăng đột biến đã khiến một số công ty như nhà sản xuất lốp xe ngừng sản xuất, đồng nghĩa với việc nhu cầu đối với cao su giảm.
Thị trường Nhật Bản sẽ kết thúc chuỗi 3 phiên giảm nhờ đồng Yen (JPY) giảm và giá cao su hàng thực tăng mạnh, mặc dù giá cao su ở Thượng Hải giảm và thông tin về đàm phán hòa bình ở Ukraine hạn chế đà tăng.
Nguồn cung nguyên liệu đang eo hẹp giữ cho giá ổn định. Bên cạnh đó, đồng Yen yếu đi cũng hỗ trợ giá cao su Tokyo.
Giá cao su hôm nay biến động mạnh toàn thị trường.
Giá cao su biến động mạnh trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga với Ukraine ngày càng trầm trọng, giá nguyên liệu thô giảm kéo giá cao su đi xuống.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong 2 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu 1,19 triệu tấn cao su tự nhiên và tổng hợp (kể cả mủ cao su), trị giá 2,22 tỷ USD, tăng 10,5% về lượng và tăng 23,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Tại Thái Lan, theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Thái Lan, tháng 1/2022, Thái Lan xuất khẩu được 446,61 nghìn tấn cao su (mã HS: 4001; 4002; 4003; 4005), trị giá 24,79 tỷ Baht (tương đương 750,67 triệu USD), tăng 26% về lượng và tăng 41,1% về trị giá so với tháng 1/2021.
Trung Quốc, Malaysia, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ là 5 thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Thái Lan trong tháng 1/2022. Trong đó, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm 48,3% tổng lượng cao su xuất khẩu của Thái Lan trong tháng 1/2022 với 215,66 nghìn tấn, trị giá 11,87 tỷ Baht (tương đương với 359,35 triệu USD), tăng 38,9% về lượng và tăng 68,4% về trị giá so với tháng 1/2021 (tỷ giá 1 Baht = 0,03028 USD).
Về cơ cấu chủng loại xuất khẩu: Trong tháng 1/2022, Thái Lan xuất khẩu được 305,79 nghìn tấn cao su tự nhiên (mã HS: 4001), trị giá 16,54 tỷ Baht (tương đương 500,78 triệu USD), tăng 28% về lượng và tăng 40,7% về trị giá so với tháng 1/2021, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, Malaysia, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 31% tổng lượng cao su tự nhiên xuất khẩu của Thái Lan trong tháng 1/2022 với 94,84 nghìn tấn, trị giá 5,19 tỷ Baht (tương đương 157,29 triệu USD), tăng 48% về lượng và tăng 72,9% về trị giá so với tháng 1/2021.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên của Thái Lan trong tháng 1/2022 có sự thay đổi khi tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường lớn là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc tăng; trong khi tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Malaysia, Nhật Bản và Thổ Nhĩ Kỳ lại giảm mạnh.
Trong tháng 1/2022, xuất khẩu cao su tổng hợp (mã HS: 4002) của Thái Lan đạt 126,7 nghìn tấn, trị giá 7,28 tỷ Baht (tương đương 220,47 triệu USD), tăng 25,1% về lượng và tăng 46,8% về trị giá so với tháng 1/2021, chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Indonesia và Ấn Độ.
Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 90,2% tổng lượng cao su tổng hợp xuất khẩu của Thái Lan trong tháng 1/2022, với 114,36 nghìn tấn, trị giá 6,5 tỷ Baht (tương đương 196,8 triệu USD), tăng 35,8% về lượng và tăng 70,6% về trị giá so với tháng 1/2021.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su tổng hợp của Thái Lan trong tháng 1/2022 có sự thay đổi khi tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh, trong khi tỷ trọng xuất khẩu sang Nhật Bản, Malaysia, Ba Lan giảm.
Từ đầu tháng 3/2022 đến nay, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước ổn định. Tại Bình Phước giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty cao su Phú Riềng thu mua ở mức từ 330-340 đồng/độ mủ. Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa giữ ở mức 348-350 đồng/độ TSC. Giá mủ cao su tại Gia Lai được Công ty cao su Mang Yang thu mua với giá 310-320 đồng/độ TSC, ổn định so với cuối tháng 2/2022.