HomeTIN TỨCTHỊ TRƯỜNGBản tin thị trường cao su đến ngày 01/7/2019

Bản tin thị trường cao su đến ngày 01/7/2019

 

 

 

 

– Tháng 6/2019, giá cao su tăng tại Sở giao dịch hàng hóa TOCOM và Thái Lan, giảm tại Thượng Hải.

– Giá mủ cao su tại thị trường trong nước giảm.

– Tháng 5/2019, xuất khẩu cao su SVR 10 tăng mạnh.

– Thị phần cao su Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc tăng.

1. Thị trường thế giới

Trong tháng 6/2019, giá cao su trên thị trường thế giới biến động không đồng nhất, cụ thể:

+ Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), tháng 6/2019 giá cao su giao kỳ hạn tháng 7/2019 có xu hướng tăng mạnh so với cuối tháng 5/2019. Chốt phiên giao dịch ngày 28/6/2019, giá cao su giao kỳ hạn tháng 7/2019 ở mức 234,5 Yên/kg (tương đương 2,18 USD/kg), tăng 8,6% so với cuối tháng 5/2019.

Bản tin thị trường cao su đến ngày 01/7/2019

+ Tại Thượng Hải, tháng 6/2019 giá cao su kỳ hạn giao tháng 7/2019 sau khi tăng lên 12.210 NDT/tấn vào ngày 11/6/2019 đã giảm trở lại. Chốt phiên giao dịch ngày 28/6/2019, giá cao su kỳ hạn giao tháng 7/2019 giao dịch ở mức 11.245 NDT/tấn (tương đương 1,64 USD/tấn), giảm 7% so với cuối tháng 5/2019.

Bản tin thị trường cao su đến ngày 01/7/2019

+ Tại Thái Lan, tháng 6/2019, giá cao su RSS3 có xu hướng tăng mạnh so với cuối tháng 5/2019. Ngày 28/6/2019 giá cao su RSS 3 chào bán ở mức 61,6 Baht/kg (tương đương 2,00 USD/kg), tăng 6,1% so với cuối tháng 5/2019.

Bản tin thị trường cao su đến ngày 01/7/2019

Tháng 6/2019, giá cao su trên thị trường TOCOM và Thái Lan tăng do: (i) sản lượng cao su toàn cầu giảm; (ii) 3 nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới cắt giảm xuất khẩu theo thỏa thuận; (iii) nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên tăng; (iv) đồng Yên có xu hướng giảm giá so với đồng USD.

– Theo Hiệp hội sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), trong 4 tháng đầu năm 2019, sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu đạt 3,95 triệu tấn, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm 2018; trong khi tiêu thụ cao su tự nhiên tăng 1%, lên 4,591 triệu tấn.

– Thái Lan: Theo Cơ quan Hải quan Thái Lan, tháng 5/2019, xuất khẩu cao su của Thái Lan đạt 379,64 nghìn tấn, trị giá 17,25 tỷ Baht (tương đương 562,14 triệu USD), giảm 15,8% về lượng và giảm 16% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a và Hoa Kỳ là 3 thị trường xuất khẩu cao su chính của Thái Lan. Trong tháng 5/2019, xuất khẩu cao su của Thái Lan sang Trung Quốc đạt 198,74 nghìn tấn, trị giá 8,89 tỷ Baht (tương đương 289,73 triệu USD), giảm 28,1% về lượng và giảm 30,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 52,4% tổng lượng cao su xuất khẩu của Thái Lan, giảm mạnh so với mức 61,4% của cùng kỳ năm 2018. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su của Thái Lan đạt 2,12 triệu tấn, trị giá 89,39 tỷ Baht (tương đương 2,91 tỷ USD), giảm 5,4% về lượng và giảm 12% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 1,11 triệu tấn, trị giá 46,29 tỷ Baht (tương đương với 1,51 tỷ USD), giảm 12,5% về lượng và giảm 20,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Trong 5 tháng đầu năm 2019, lượng cao su tự nhiên (mã HS: 4001) xuất khẩu của Thái Lan đạt 1,37 triệu tấn, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm 2018. Trung Quốc, Ma-lai-xi-a và Hoa Kỳ là 3 thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Thái Lan. Trong đó, xuất khẩu cao su của Thái Lan sang Trung Quốc 5 tháng đầu năm 2019 đạt 488,77 nghìn tấn, giảm 21,4% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 35,5% tổng lượng cao su tự nhiên xuất khẩu của Thái Lan.

Trong 5 tháng đầu năm 2019, lượng cao su tổng hợp (mã HS: 4002) xuất khẩu của Thái Lan đạt 673,88 nghìn tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó lượng cao su tổng hợp xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 87%, đạt 589,37 nghìn tấn, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2018.

Xuất khẩu cao su tái sinh (mã HS:4003) của Thái Lan trong 5 tháng đầu năm 2019 đạt 23,09 nghìn tấn, tăng 86,8% so với cùng kỳ năm 2018. Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Úc là thị trường xuất khẩu cao su tái sinh chủ yếu của Thái Lan. Trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 22,15 nghìn tấn, tăng 84,3% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 95,9% lượng cao su tái sinh xuất khẩu của Thái Lan trong kỳ.

Bản tin thị trường cao su đến ngày 01/7/2019

2. Thị trường trong nước

Tháng 6/2019, giá mủ cao su nguyên liệu trong nước sau khi tăng trong 20 ngày đầu tháng đã giảm trở lại trong 10 ngày cuối tháng. Ngày 28/6/2019, tại Đắk Lắk giá thu mua mủ cao su nước tại vườn và nhà máy đạt lần lượt 270 đ/độ TSC và 275 đ/độ TSC, giảm 10 đ/độ TSC so với cuối tháng 5/2019.

Kể từ ngày 18/6/2019 đến cuối tháng, Công ty TNHH MTV cao su Lộc Ninh điều chỉnh giảm giá thu mua mủ cao su 4 lần, cụ thể:

Bản tin thị trường cao su đến ngày 01/7/2019

3. Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam

Theo ước tính, xuất khẩu cao su trong tháng 6/2019 đạt 110 nghìn tấn, trị giá 155 triệu USD, tăng 42% về lượng và tăng 38,7% về trị giá so với tháng 5/2019, giảm 9,9% về lượng và giảm 10,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; giá xuất khẩu bình quân giảm 0,67% so với cùng kỳ năm 2018, xuống còn 1.409 USD/tấn. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su ước đạt 602 nghìn tấn, trị giá 822 triệu USD, tăng 6,6% về lượng và tăng 0,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018; giá xuất khẩu bình quân giảm 6% so với cùng kỳ năm 2018, xuống còn 1.367 USD/tấn.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 5/2019, xuất khẩu cao su SVR 10 tăng mạnh, trở thành chủng loại cao su có trị giá xuất khẩu đạt cao nhất, tăng 306,7% về lượng và tăng 297,3% về trị giá so với tháng 4/2019, đạt 25,61 nghìn tấn, trị giá 36,6 triệu USD, tăng 56,7% về lượng và tăng 59,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Tháng 5/2019, xuất khẩu cao su tổng hợp giảm 59,2% về lượng và trị giá so với tháng 5/2018, đạt 23.731 tấn, trị giá 34,13 triệu USD. Tuy nhiên, tính chung 5 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su tổng hợp vẫn tăng 15,2% về lượng và tăng 7,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, đạt 255,89 nghìn tấn, trị giá 346,15 triệu USD.

Các chủng loại cao su có lượng và trị giá xuất khẩu lớn tiếp theo trong tháng 5/2019 gồm: SVR 3L, SVR CV60, Latex…

Bản tin thị trường cao su đến ngày 01/7/2019

Về giá xuất khẩu: Tháng 5/2019, giá xuất khẩu nhiều chủng loại cao su tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, cao su tái sinh có giá xuất khẩu bình quân giảm mạnh nhất, giảm 53,2%; SVR CV60 giảm 3,6%; giá cao su SVR 20 giảm 6%; SVR 3L giảm 1,5%; SVR CV50 giảm 2%…

Bản tin thị trường cao su đến ngày 01/7/2019

4. Thị phần cao su của Việt Nam tại Trung Quốc

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), trong tháng 4/2019, Trung Quốc nhập khẩu 576 nghìn tấn cao su, trị giá 900,1 triệu USD, tăng 29,5% về lượng và tăng 18% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; Lũy kế 4 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc nhập khẩu 2,19 triệu tấn cao su, trị giá 3,31 tỷ USD, tăng 2,5% về lượng, nhưng giảm 8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Trong đó, Thái Lan, Việt Nam và Ma-lai-xi-a là 3 thị trường cung cấp cao su chính cho Trung Quốc. Tháng 4/2019, Trung Quốc tiếp tục tăng nhập khẩu cao su từ Việt Nam, đạt 63,2 nghìn tấn, trị giá 86,81 triệu USD, tăng 66,2% về lượng và tăng 48,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam 306 nghìn tấn cao su, trị giá 397,04 triệu USD, tăng 43,2% về lượng và tăng 24,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc 4 tháng đầu năm 2019 tăng lên lên 13,9% so với mức 10% trong 4 tháng đầu năm 2018.

Bản tin thị trường cao su đến ngày 01/7/2019

Về cơ cấu mặt hàng cao su nhập khẩu:

Trong 4 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu cao su tự nhiên (mã HS: 4001), của Trung Quốc đạt 655,07 nghìn tấn, trị giá 828,94 triệu USD, giảm 9,1% về lượng và giảm 19,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Trung Quốc nhập khẩu mặt hàng cao su tự nhiên chủ yếu từ các thị trường như: Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Bờ Biển Ngà và Việt Nam. Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp mặt hàng cao su tự nhiên lớn thứ 5 cho Trung Quốc, nhưng chỉ chiếm 5,3% thị phần trong tổng lượng cao su tự nhiên nhập khẩu của Trung Quốc, trong khi Thái Lan chiếm 63,9%, Ma-lai-xi-a chiếm 13,6%, In-đô-nê-xi-a chiếm 9,7%. Đáng chú ý, lượng cao su tự nhiên nhập khẩu từ Việt Nam của Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm 2019 tăng 33,9% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 42,43 nghìn tấn; trị giá 52,91 triệu USD, tăng 11,3%.

Nhập khẩu cao su tổng hợp (mã HS: 4002) của Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm 2019 đạt 1,47 triệu tấn, trị giá 2,35 tỷ USD, tăng 8,3% về lượng, nhưng giảm 3,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Thái Lan, Việt Nam và Ma-lai-xi-a là 3 thị trường chính cung cấp cao su tổng hợp cho Trung Quốc. Trong đó, trong 4 tháng đầu năm 2019, thị phần cao su tổng hợp của Việt Nam chiếm 14% trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc; thị phần Thái Lan chiếm 36%.

Nhập khẩu cao su tái sinh (mã HS: 4003) của Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm 2019 đạt 39,48 nghìn tấn, trị giá 27,56 triệu USD, tăng 49,8% về lượng và tăng 36% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Thái Lan, Ấn Độ, Ma-lai-xi-a và Việt Nam là các thị trường cung cấp cao su tái sinh chính cho Trung Quốc. Tuy nhiên, thị phần cao su tái sinh của Việt Nam chỉ chiếm 3,9% trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc 4 tháng đầu năm 2019; thị phần của Thái Lan chiếm 42,9%; Ấn Độ chiếm 30,7%.

Bản tin thị trường cao su đến ngày 01/7/2019

Nguồn: Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương