HomeTIN TỨCTHỊ TRƯỜNGThị trường nông sản ngày 4/7: Giá cà phê tăng 200 đồng/kg ở Tây Nguyên, giá tiêu đi ngang

Thị trường nông sản ngày 4/7: Giá cà phê tăng 200 đồng/kg ở Tây Nguyên, giá tiêu đi ngang

 

 

 

Giá cà phê hôm nay tăng 200 đồng/kg ở khu vực Tây Nguyên dao động trong khoảng 33.200 – 34.500 đồng/kg. Trong đó, giá cà phê cao nhất ghi nhận tại tỉnh Đắk Lắk, thấp nhất tại Lâm Đồng.

Cập nhật giá cà phê

Giá cà phê hôm nay tăng 200 đồng/kg ở khu vực Tây Nguyên dao động trong khoảng 33.200 – 34.500 đồng/kg. Trong đó, giá cà phê cao nhất ghi nhận tại tỉnh Đắk Lắk, thấp nhất tại Lâm Đồng, theo giacaphe.com.

Giá cà phê quanh cảng TP HCM giảm 14 USD/tấn xuống 1.410 USD/tấn.

  Giá cà phê trong nước

TT nhân xô Giá trung bình Thay đổi
FOB (HCM) 1,410 Trừ lùi: -45
Đắk Lăk 34,500 +200
Lâm Đồng 33,200 +200
Gia Lai 34,300 +200
Đắk Nông 34,200 +200
Hồ tiêu 45,000 0
Tỷ giá USD/VND 23,185 +5
Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

Kết phiên giao dịch hôm 3/7, giá cà phê robusta giao trong tháng 7 tăng gần 1% lên 1.424 USD/tấn. Giá cà phê arabica giao trong tháng 7 tăng 3,4% lên 112,5 USCent/pound.

Theo Global Coffee Report, “Điều này mở ra cơ hội để thích ứng với biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu”, ông Kaue de Sousa, chuyên gia nghiên cứu viên và tác giả hàng đầu của cuộc nghiên cứu, cho biết.

“Sự quan tâm của nông dân đối với sản xuất cacao đang tăng lên do cà phê dễ bị ảnh hưởng trong điều kiện khí hậu thay đổi. Việc nên làm bây giờ là hình thành năng suất giữa các hộ sản xuất nhỏ để điều chỉnh thành công hệ thống cây trồng của họ”.

Nghiên cứu này được thực hiện với sự hợp tác của Đại học Inland Na Uy, Bioversity International, Trung tâm nông lâm thế giới và Đại học Wageningen, theo Global Coffee Report.

Các chuyên gia nghiên cứu cho biết sản lượng cà phê, đặc biệt là cà phê arabica, có thể sẽ giảm khi hiện tượng nóng lên toàn cầu gia tăng và thời tiết khắc nghiệt làm giảm điều kiện địa lí ở những khu vực cà phê phát triển tốt nhất.

Điều này cũng làm tăng dịch bệnh cho cây với bệnh rỉ sắt trên lá cà phê ảnh hưởng đến 70% trang trại cà phê ở Trung Mỹ trong năm 2017. Trong khi, tương lai của cây cacao có vẻ khả quan hơn.

Trong khi nghiên cứu xác định cây cacao ít bị ảnh hưởng hơn bởi sự nóng lên toàn cầu so với cà phê, các nhà nghiên cứu tin rằng nông dân có thể điều chỉnh sản xuất nông lâm kết hợp để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Cà phê và cacao thường được trồng dưới mô hình nông lâm kết hợp, phương thức mà các cây khác được đưa vào hệ thống canh tác.

“Theo truyền thống, cà phê và ca cao đều được trồng dưới bóng cây để giảm tác động của nhiệt và bảo vệ đất nhưng cây che bóng thường bị bỏ qua trong hầu hết các nghiên cứu về biến đổi khí hậu trong tương lai”, Roeland Kindt, nhà sinh thái học cao cấp tại Trung tâm nông lâm thế giới nhận định.

Cách tiếp cận mô hình nông lâm kết hợp cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái bổ sung làm cho hệ thống sản xuất trở nên ổn định hơn, ví dụ như giữ nguồn nước và cung cấp môi trường sống cho chim và côn trùng săn mồi ngăn chặn dịch hại tự nhiên.

“Hệ thống nông lâm kết hợp là ví dụ rõ ràng về cách tương tác tích cực giữa các cây có thể cải thiện điều kiện phát triển khắc nghiệt và tạo điều kiện tăng năng suất nông nghiệp.

Nghiên cứu của chúng tôi khám phá loài cây nào có thể áp dụng tốt nhất trong các đồn điền cà phê và cacao trong tương lai để tạo ra các vi khí hậu lành tính hơn”, theo Milena Holmgren, chuyên gia nghiên cứu về khả năng phục hồi của hệ sinh thái đối với biến đổi khí hậu tại Đại học Wageningen.

Cập nhật giá hồ tiêu

Giá tiêu hôm nay ở khu vực Tây Nguyên đi ngang ở mức 44.000 – 46.500 đồng/kg. Trong đó, cao nhất tại Bà Rịa – Vũng Tàu và thấp nhất nhất tại Đồng Nai.

Tỉnh

/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua

Đơn vị: VNĐ/kg

ĐẮK LẮK  
— Ea H’leo 45,500
GIA LAI  
— Chư Sê 44,500
ĐẮK NÔNG  
— Gia Nghĩa 45,500
BÀ RỊA – VŨNG TÀU  
— Tiêu 46,500
BÌNH PHƯỚC  
— Tiêu 46,000
ĐỒNG NAI  
— Tiêu 44,000

Theo Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản Khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 6/2019 ước đạt 36 nghìn tấn, với giá trị đạt 88 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 182 nghìn tấn và 464 triệu USD, tăng 39,5% về khối lượng và tăng 2,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Các thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Viêṭ Nam là Mỹ, Ấn Độ, Đức, Pakistan

và Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất với 38,5% thị phần. Giá tiêu xuất khẩu bình quân đạt 2.579 USD/tấn, giảm 25,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Cập nhật giá cao su

Trên sàn TOCOM (Nhật Bản), giá cao su giao tháng 9/2019 lúc 10h20 ngày 3/7 (giờ địa phương) giảm 0,6% xuống mức 215,2 yen/kg.

Khối lượng xuất khẩu cao su tháng 6/2019 đạt 113 nghìn tấn với giá trị đạt 159 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị xuất khẩu cao su 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 604 nghìn tấn và 826 triệu USD, tăng 7% về khối lượng và tăng 0,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Giá cao su xuất khẩu bình quân đạt 1.357 USD/tấn, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2018. Trung Quốc, Ấn Độ, và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2018, chiếm thị phần lần lượt là 64,2%, 8% và 3,7%.

Đức Quỳnh

Theo Kinh tế & Tiêu dùng