DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI TUẦN QUA:
-
Trong tuần từ ngày 23/04 đến 27/04/2018, giá cao su thiên nhiên tại các sàn giao dịch TOCOM, SICOM và MRE giảm so với cuối tuần trước. Kết thúc phiên ngày 27/04, giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Tokyo – Nhật Bản (TOCOM) giao tháng 9/2018 là 1700/tấn, giảm 2,1% so với cuối tuần trước; giá cao su TSR 20 kỳ hạn tháng 05/2018 trên sàn SICOM (Singapore) là 1.390 USD/tấn (+0,2%); giá cao su xuất khẩu SMR 20 của Malaysia do Tổng cục Cao su Malaysia (MRB) công bố ở mức 1.389 USD/tấn (-2,6%); giá SVR 3L xuất khẩu chào bán của Việt Nam ở mức 1.525 USD/tấn, không đổi so với cuối tuần trước.
-
Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/04/2018,giá dầu thô Mỹ WTI trên sàn Nymex giao tháng 5 67,90 USD/thùng - tăng 8 cent. Giá dầu Brent kỳ hạn giao tháng 5 đạt 74,55 USD/thùng - tăng 24 cent. Như vậy, giá xăng dầu thế giới chốt lại phiên giao dịch cuối tuần với ngưỡng giá khá ổn định. Giá dầu thô sàn Nymex duy trì sát ngưỡng 68 USD/thùng trong khi giá đầu Brent cũng áp sát mức 75 USD/thùng.
Bảng giá cao su kỳ hạn trên sàn Tocom trong vài ngày gần nhất:
Ngày |
Giao hàng tháng 05/2018 |
Giao hàng tháng 06/2018 |
Giao hàng tháng 09/2018 |
Tỷ giá USD/ JPY |
|||
(Yen/kg) |
USD/kg |
(Yen/kg) |
USD/kg |
(Yen/kg) |
USD/kg |
|
|
23 |
180,60 |
1,670 |
185,40 |
1,720 |
188,80 |
1,750 |
107,84 |
24 |
180,90 |
1,660 |
185,40 |
1,700 |
187,90 |
1,720 |
109,05 |
25 |
180,80 |
1,650 |
185,30 |
1,690 |
188,80 |
1,730 |
109,35 |
26 |
180,80 |
1,650 |
184,40 |
1,690 |
187,50 |
1,720 |
109,30 |
27 |
178,20 |
1,630 |
182,90 |
1,670 |
186,10 |
1,700 |
109,27 |
Bình quân |
180,10 |
1,650 |
184,68 |
1,690 |
187,82 |
1,720 |
108,96 |
Biểu đồ & bảng giá cao su giao dịch trên sàn Malaysia trong tuần
NGÀY THÁNG |
LOẠI CAO SU ( usd/ 100kg) |
||
SMRL |
SMR10 |
Latex |
|
23 |
165,20 |
140,95 |
114,96
|
24 |
164,10 |
139,90 |
114,18 |
25 |
162,95 |
139,80 |
113,77 |
26 |
161,20 |
140,20 |
113,96 |
27 |
160,90 |
139,40 |
116,39 |
Trung bình |
162,87
|
140,05
|
114,65 |
TIN TỨC LIÊN QUAN ĐẾN THỊ TRƯỜNG CAO SU TRONG TUẦN
-
Tuần qua, giá dầu Brent giao sau tại thị trường London có lúc đạt 75,27 USD/thùng vào ngày thứ Ba, mức cao nhất kể từ ngày 27/11/2014, đạt chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp kể từ tháng 12 năm ngoái. Hiện tại, giá dầu Brent đã tăng hơn 20% kể từ mức đáy của năm 2018 thiết lập hồi tháng 2.
-
Giá dầu đang được hỗ trợ bởi việc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và Nga hợp tác hạn chế sản lượng từ năm 2017. Khả năng Mỹ áp lệnh trừng phạt trở lại đối với Iran cũng đẩy giá dầu lên cao hơn. Ông Stephen Innes, trưởng bộ phận giao dịch khu vực châu Á-Thái Bình Dương của OANDA, nói rằng Mỹ tái áp trừng phạt Tehran, thì giá dầu có thể tăng thêm tới 5 USD/thùng.
-
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đặt thời hạn 12/5 để quyết định có rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran hay không. Nếu Mỹ phá bỏ thỏa thuận này, thì Iran - nước sản xuất dầu lớn thứ ba trong OPEC - sẽ chịu lệnh trừng phạt kinh tế trở lại của Washington, đồng nghĩa với sản lượng dầu toàn cầu bị siết chặt hơn.
-
Những nỗ lực hạn chế sản lượng dầu tại OPEC đang được dẫn đầu bởi Saudi Arabia. Nước này đang muốn giá dầu tăng cao hơn để chuẩn bị cho đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của tập đoàn dầu lửa quốc doanh Saudi Aramco vào cuối năm nay hoặc năm 2019.
-
Một trong số ít những nhân tố hạn chế đà tăng của giá dầu hiện nay là sản lượng dầu đá phiến của Mỹ tăng mạnh. Từ giữa năm 2016 đến nay, sản lượng dầu đá phiến của Mỹ đã tăng hơn 1/4, đạt 10,54 triệu thùng/ngày, vượt ngưỡng sản lượng 10 triệu thùng/ngày của Saudi Arabia.
-
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, khối lượng xuất khẩu cao su tháng 4/2018 ước đạt 63 nghìn tấn với giá trị đạt 91 triệu USD. Với ước tính này, khối lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam 4 tháng đầu năm 2018 ước đạt 324 nghìn tấn và 476 triệu USD, tăng 7,6% về khối lượng nhưng giảm 21,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.
-
Trung Quốc, Ấn Độ, và Malaysia là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2018, chiếm thị phần lần lượt là 56,2%, 7,9% và 5,2%. Các thị trường có giá trị xuất khẩu cao su trong 3 tháng đầu năm 2018 tăng mạnh là Ấn Độ (gấp 3,5 lần) và Indonesia (20,8%).
-
Ở chiều ngược lại, khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 4/2018 ước đạt 41 nghìn tấn với giá trị đạt 76 triệu USD. Tổng khối lượng và giá trị cao su nhập khẩu 4 tháng đầu năm đạt 190 nghìn tấn với giá trị 340 triệu USD, tăng 21,9% về khối lượng nhưng lại giảm 2,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.
-
Bốn thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu trong 3 tháng đầu năm 2018 là Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Campuchia chiếm 53,1% thị phần. Trong 3 tháng đầu năm 2018, giá trị cao su ở một số thị trường nhập khẩu chính giảm. Trong đó, thị trường có giá trị nhập khẩu giảm mạnh nhất là thị trường Hoa Kỳ với mức giảm là 30%, tiếp đến là thị trường Campuchia (-15,1%) và thị trường Hàn Quốc (-13,2%). Ngược lại, một số thị trường có giá trị nhập khẩu tăng. Trong đó, thị trường có giá trị nhập khẩu trưởng mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2017 là Malaixia (+72,2%), Trung Quốc (+0,4%) và Thái Lan (+7,9%).
-
Còn tại thị trường Ấn Độ, sản xuất cao su nội địa đã bắt đầu vào giai đoạn thấp điểm, kéo dài đến tháng 9/2018 và gây nhiều khó khăn cho ngành sản xuất lốp xe Ấn Độ. Vì vậy, việc Ấn Độ nhập cao su tự nhiên là cần thiết.
-
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ có cuộc họp kéo dài 2 ngày bắt đầu thứ Ba (1/5) và được kỳ vọng sẽ giữ nguyên lãi suất không đổi và lộ trình tăng lãi suất thêm 2 lần nữa trong năm nay. Đồng USD tiếp tục tăng giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt do được hỗ trợ bởi lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ tăng cao khi khẩu vị rủi ro của các nhà đầu tư được cải thiện, lo ngại về căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và tình hình chiến sự tại Syria lắng dịu. So với đồng Yên, ngày 27/04/2018 đồng USD tăng 1,5% lên 109.27 Yên so với cuối tuần trước.
-
Trên Sàn Giao dịch Tương lai Thượng Hải (Shanghai Futures Exchange – SHFE), tuần từ ngày 16 – 20/4/2018, tồn kho cao su thiên nhiên dựa theo chứng từ đạt 427.710 tấn, tăng 1.840 tấn so với tuần trước; số liệu tồn kho theo hợp đồng tương lai đạt 446.580 tấn, giảm 87 tấn.
NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CAO SU THIÊN NHIÊN:
-
Trên thị trường thế giới, giá cao su thiên nhiên từ đầu năm đến nay ở mức thấp do nguồn cung dư thừa, mặc dù 3 nước sản xuất chủ chốt gồm Thái Lan, Malaysia và Indonesia thỏa thuận cắt giảm lượng xuất khẩu. Thời điểm hạn chế xuất khẩu đã qua và có thể các nước sản xuất sẽ tăng xuất khẩu kể từ tháng 4/2018.
-
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, các yếu tố địa chính trị và lãi suất cũng là yếu tố tác động tới giá cao su tự nhiên. Sự hỗ trợ từ yếu tố cơ bản cung cầu kỳ vọng sẽ giúp giá cao su thiên nhiên duy trì ở vùng giá hiện tại trong ngắn hạn trong bối cảnh thị trường vẫn đang lo ngại về tình hình bất ổn chính trị, thương mại trên thế giới cũng như lượng dự trữ cao su lớn ở nhiều sàn giao dịch chủ chốt.
Báo cáo này có sử dụng tin tức từ các nguồn: http://www.vra.com.vn/, http://www.tocom.or.jp/, http://www3.lgm.gov.my/, http://www.sgx.com/; http://vneconomy.vn/, http://cafef.vn ...
Buôn Ma Thuột, ngày 02 tháng 05 năm 2018
PHÒNG KD.XNK