HomeTIN TỨCTHỊ TRƯỜNGBẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU- THÁNG 05/2018 TUẦN 22 (28/05 - 01/06/2018)

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU- THÁNG 05/2018 TUẦN 22 (28/05 - 01/06/2018)

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI TUẦN QUA:

  • Trong tuần từ ngày 28/05 đến 01/06/2018, giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Tokyo – Nhật Bản (TOCOM) giảm so với cuối tuần trước. Kết thúc phiên ngày 01/06, giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Tokyo – Nhật Bản (TOCOM) giao tháng 10/2018 là là 1720 USD/tấn, giảm 2.8% so với cuối tuần trước; giá cao su TSR 20 kỳ hạn tháng 06/2018 trên sàn SICOM (Singapore) là 1.430 USD/tấn; giá cao su xuất khẩu SMR 20 của Malaysia do Tổng cục Cao su Malaysia (MRB) công bố ở mức 1.425 USD/tấn; giá SVR 3L xuất khẩu chào bán của Việt Nam ở mức 1.565 USD/tấn, tăng 40 USD/tấn so với cuối tuần trước.

  • Kết thúc phiên giao dịch ngày 01/06/2018,Brent kỳ hạn tháng 8 chốt phiên giảm 14 US cent xuống 77,56 USD/thùng, trong khi dầu WTI kỳ hạn tháng 7 giảm 1,17 USD tương ứng 1,7% xuống 67,04 USD/thùng.

Bảng giá cao su kỳ hạn trên sàn Tocom trong vài ngày gần nhất:

 

 

Biểu đồ & bảng giá cao su giao dịch trên sàn Malaysia trong tuần

 

 

TIN TỨC LIÊN QUAN ĐẾN THỊ TRƯỜNG CAO SU TRONG TUẦN

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, dự trữ dầu thô của nước này giảm 3,6 triệu thùng trong tuần trước, vượt dự đoán giảm 525.000 thùng. Sự trữ xăng và dầu diesel tăng. Sự giảm giá của dầu thô Brent bị hạn chế hơn, do triển vọng OPEC duy trì thỏa thuận cắt giảm sản lượng đến hết năm có ảnh hưởng lớn hơn với dầu WTI bởi lo ngại kéo dài về tình trạng cơ sở hạ tầng hạn chế của Mỹ.

Ngày 30/5, OPEC và các nhà sản xuất ngoài OPEC khẳng định cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm 2018 nhưng sẵn sàng thực hiện điều chỉnh thỏa thuận dần dần để hạn chế tình trạng thiếu hụt, tin tức này đã giúp thúc đẩy giá dầu Brent.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất lốp ô tô Ấn Độ (ATMA), khoảng cách giữa sản xuất và tiêu thụ cao su dự kiến là 470.000 tấn trong năm tài khóa hiện tại (2018 – 2019), đánh dấu một mức cao chưa từng có.Sản xuất trong nước được dự đoán không thể đáp ứng 40% yêu cầu. Đây là một vấn đề đáng lo ngại khi ngành công nghiệp lốp xe đã tăng đầu tư để phù hợp với tăng trưởng của ngành công nghiệp ô tô.

Trong khi nhập khẩu cao su là bắt buộc để đáp ứng nhu cầu nội địa, môi trường chính sách lại rất hạn chế. Mức thuế hải quan của Ấn Độ cao hơn 25% so với thuế suất của bất kỳ quốc gia nhập khẩu nào khác.ATMA đã yêu cầu Bộ Thương mại và Công nghiệp Thương mại miễn thuế nhập khẩu lượng cao su tương đương với mức thâm hụt trong nước dự kiến, vì thuế nhập khẩu cao làm tổn hại đến khả năng cạnh tranh về giá của ngành. ATMA cũng đã yêu cầu loại bỏ các giới hạn về cảng và những biện pháp hạn chế khác, nhân tố khiến cho lĩnh vực này không công bằng đối với ngành công nghiệp trong nước khi so với các đối tác quốc tế.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, khối lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam tháng 5 năm 2018 ước đạt 93 nghìn tấn với giá trị đạt 133 triệu USD. Với giá trị này, khối lượng xuất khẩu cao su 5 tháng đầu năm 2018 ước đạt 424 nghìn tấn và 620 triệu USD, tăng 17,4% về khối lượng nhưng giảm 12,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

Trung Quốc, Ấn Độ, và Malaysia là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2018, chiếm thị phần lần lượt 58,1%, 7,5% và 4,6%. Các thị trường có giá trị xuất khẩu cao su trong 4 tháng đầu năm 2018 tăng mạnh là Ấn Độ (gấp 2,3 lần) và Indonesia (16%).

Ở chiều ngược lại, khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 5/2018 ước đạt 46 nghìn tấn với giá trị đạt 86 triệu USD. Tổng khối lượng và giá trị cao su nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2018 đạt 234 nghìn tấn với giá trị 423 triệu USD, tăng 17% về khối lượng nhưng giảm 5.5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

Bốn thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu trong 4 tháng đầu năm 2018 là Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Campuchia chiếm 46,2% thị phần.

Trong 4 tháng đầu năm 2018, giá trị cao su ở một số thị trường nhập khẩu chính giảm. Trong đó, thị trường có giá trị nhập khẩu giảm mạnh nhất là Nga (-26,6%), Hàn Quốc (-20,9%) và Hoa Kỳ (-16,9%). Ngược lại, một số thị trường có giá trị nhập khẩu tăng mạnh là Malaixia (+72%) và Indonesia (+11,1%).

Đồng USD mất đà tăng sau khi căng thẳng chính trị tại Italy dịu đi.So với đồng Yên, đồng USD giao dịch ở mức 109.19 Yên ngày 25/05/2018.

Trên Sàn Giao dịch Tương lai Thượng Hải (Shanghai Futures Exchange – SHFE), tuần từ ngày 28/5 – 01/6/2018, tồn kho cao su thiên nhiên dựa theo chứng từ đạt 445.830 tấn tăng 6.730 tấn so với tuần trước; số liệu tồn kho theo hợp đồng tương lai đạt 475.132 tấn, tăng 1307 tấn.

 NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CAO SU THIÊN NHIÊN:

Giá cao su thiên nhiên cũng chịu tác động từ giá dầu thô thế giới có chiều hướng giảm trong các phiên cuối tuần do lo ngại OPEC tăng sản lượng bù đắp cho thiếu
hụt nguồn cung từ Iran, Venezuela, trong khi Arab Saudi và Nga cân nhắc giảm hạn chế sản lượng. Đồng USD vào giữa tuần cũng nới rộng đà giảm so với Yên Nhật sau khi biên bản cuộc họp gần đây của Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) phát đi tín hiệu sẽ chỉ tăng
lãi suất từ từ. 
Với các yếu tố cơ bản cung cầu của thị trường cao su hiện tại, giá cao su có thể tiếp tục tăng lên nếu có sự hỗ trợ từ giá dầu thô và đồng USD lấy lại sức mạnh so với các đồng tiền khác như Yên Nhật.

Báo cáo này có sử dụng tin tức từ các nguồn: http://www.vra.com.vn/, http://www.tocom.or.jp/, http://www3.lgm.gov.my/, http://www.sgx.com/; http://vneconomy.vn/, http://cafef.vn ...

 Buôn Ma Thuột, ngày 04 tháng 06 năm 2018

PHÒNG KD.XNK