HomeTIN TỨCTHỊ TRƯỜNGDIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CAO SU 02/04-06/04/2018

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CAO SU 02/04-06/04/2018

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI TUẦN QUA:

  • Trong tuần từ ngày 02/04 đến 06/04/2018, giá cao su thiên nhiên tại các sàn giao dịch TOCOM, SICOM và MRE giảm nhẹ so với cuối tuần trước. Kết thúc phiên ngày 06/04, giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Tokyo – Nhật Bản (TOCOM) giao tháng 9/2018 là 1,680USD/tấn, giảm 3,8% so với cuối tuần trước; giá cao su TSR 20 kỳ hạn tháng 05/2018 trên sàn SICOM (Singapore) là 1.355 USD/tấn (+1,3%); giá cao su xuất khẩu SMR 20 của Malaysia do Tổng cục Cao su Malaysia (MRB) công bố ở mức 1.353 USD/tấn (-2,3%); giá SVR 3L xuất khẩu chào bán của Việt Nam ở mức 1.605 USD/tấn, không đổi so với cuối tuần trước.

  • Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/03/2018, Dầu thô Brent kỳ hạn tăng 31 US cent chốt phiên tại 68,33 USD/thùng, dầu thô Mỹ WTI tăng 17 US cent lên 63,54 USD/thùng.

Bảng giá cao su kỳ hạn trên sàn Tocom trong vài ngày gần nhất:





Ngày

Giao hàng tháng 05/2018

Giao hàng tháng 06/2018

Giao hàng tháng

09/2018

Tỷ giá

USD/ JPY

(Yen/kg)

USD/kg

(Yen/kg)

USD/kg

(Yen/kg)

USD/kg

 

 

02/4

176,60

1,660

180,30

1,700

181,60

1,710

106,29

 

03

173,90

1,630

178,50

1,680

180,10

1,690

106,46

 

04

172,70

1,630

178,10

1,680

179,60

1,690

106,17

 

05

171,80

1,600

175,70

1,630

176,30

1,640

107,47

 

06

174,90

1,630

178,50

1,670

179,30

1,680

107,04

Bình quân

173,98

1,630

178,22

1,670

179,38

1,680

106,69

 Biểu đồ & bảng giá cao su giao dịch trên sàn Malaysia trong tuần

NGÀY THÁNG

LOẠI CAO SU ( usd/ 100kg)

SMRL

SMR10

Latex

02/4

164,05

138,10

111,86

03

164,40

137,70

111,61

04

164,00

137,15

110,28

05

163,50

135,80

113,84

06

163,00

135,80

117,05

Trung bình

163,79

 

136,91

 

112,93

TIN TỨC LIÊN QUAN ĐẾN THỊ TRƯỜNG CAO SU TRONG TUẦN

  • Giá dầu nhận được hỗ trợ nhờ thị trường chứng khoán Phố Wall tăng điểm, tâm lý trên các thị trường sáng sủa hơn khi tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ dịu đi.

  • Giá dầu phục hồi sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) phát hành số liệu cho thấy dự trữ dầu thô giảm 4,6 triệu thùng trong tuần trước ngược với dự đoán tăng 246.000 thùng của giới phân tích. Cũng theo số liệu của EIA công suất lọc dầu tăng 0,7 điểm phần trăm, sản lượng lọc dầu tăng 141.000 thùng/ngày. Giá dầu cũng được hỗ trợ bởi thị trường chứng khoán Mỹ trong bối cảnh gần đây diễn biến dầu luôn theo sát cổ phiếu.

  • Ngoài ra sản lượng dầu thô của OPEC giảm xuống mức thấp nhất 11 tháng trong tháng 3 bởi sự sụt giảm từ Angola, Libya và Venezuela.

  • Tăng trưởng sản xuất cao su thiên nhiên năm 2018 chậm lại chủ yếu do sản xuất cao su thiên nhiên tại Thái Lan được dự báo giảm 1,2%,  xuống còn 4,375 triệu tấn. Trong khi đó, nhu cầu cao su thiên nhiên toàn cầu năm 2018 dự báo tăng 2,8%, từ 12,964 triệu tấn năm 2017 lên 13,327 triệu tấn năm 2018. Các nước thành viên ANRPC sẽ tiếp tục các nỗ lực để khuyến khích tăng sử dụng cao su thiên nhiên tại các thị trường nội  địa, nhằm cân đối tốt hơn cung – cầu cao su thiên nhiên và tính bền  vững về dài hạn của ngành cao su thiên nhiên.

  • Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2018 được IMF điều chỉnh  tăng,xuất phát từ động lực tăng trưởng toàn cầu mạnh hơn và tác động  của các thay đổi trong chính sách thuế mới phê duyệt gần đây của Mỹ. Hơn nữa, triển vọng các thị trường hàng hóa dự báo cũng cải thiện trong năm 2018. Tiến triển này diễn ra sau những nỗ lực cắt giảm sản xuất dầu mỏ của OPEC và căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông sẽ     hỗ trợ giá dầu. Tình hình này dẫn đến khả năng giá cao su thiên nhiên phục hồi trong năm 2018.

  • Dữ liệu của Hội đồng Cao su Ấn Độ cho thấy sản xuất cao su tự nhiên Ấn Độ tháng 2/2018 đạt 52.000 tấn, so với mức sản lượng 62.000 tấn trong cùng kỳ năm 2017. Tiêu dùng cao su tự nhiên tại Ấn Độ đã vượt 1 triệu tấn (1.003.060 tấn) trong 11 tháng đầu năm tài khóa 2017-18, lần đầu tiên trong lịch sử. Trong cùng kỳ, sản xuất cao su tự nhiên nội địa chỉ đạt 640.000 tấn, khiến thâm hụt cao su tự nhiên tại Ấn Độ lên tới 360.000 tấn.

  • Nguồn cung cao su tự nhiên nội địa Ấn Độ thâm hụt, bất chấp giá cao su tự nhiên trung bình trên thị trường nội địa cao hơn 11% so với giá cao su trên thị trường quốc tế. Xuất khẩu cao su tự nhiên của Ấn Độ giảm mạnh và toàn bộ sản xuất cao su tự nhiên của nước này được thị trường nội địa hấp thụ. Trong khi đó, thuế nhập khẩu cao su tự nhiên của Ấn Độ lên tới 30%. Ngành sản xuất lốp xe muốn nhập khẩu cao su tự nhiên được hưởng phi thuế, để giải quyết thâm hụt thị trường nội địa. “Ngành sản xuất lốp xe cũng muốn dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu cao su hiện đang chỉ giới hạn ở hai cảng Chennai và Jawaharlal Nehru”, Hiệp hội lên tiếng.

  • Trong số thị trường nhập khẩu cao su của Việt Nam, thì Trung Quốc là thị trường chủ lực, có lượng xuất cao nhất trên 100 nghìn tấn, chiếm 53,9% tổng lượng hàng xuất khẩu với 145,7 triệu USD, giảm 17,29% về lượng và giảm 41,8% về trị giá, giá xuất bình quân cũng giảm 29,64% so với cùng kỳ xuống mức 1456,44 USD/tấn.

  • Xuất sang các nước thuộc EU, Đông Nam Á và các nước khác (trừ EU-ASEAN) đứng thứ hai sau Trung Quốc. Trong đó, xuất khẩu sang các nước EU và các nước khác (trừ EU, ASEAN) đều sụt giảm cả lượng và trị giá, ngược lại xuất sang các nước Đông Nam Á lại tăng cả lượng và trị giá.

  • So với đồng Yên, đồng USD giao dịch ở mức 107.04 Yên ngày 06/04/2018, giảm 1% so với cuối tuần trước.

  • Trên Sàn Giao dịch Tương lai Thượng Hải (Shanghai Futures Exchange – SHFE), tuần
    từ ngày 02 – 06/4/2018, tồn kho cao su thiên nhiên dựa theo chứng từ đạt 418.810 tấn,
    tăng 2.250 tấn so với tuần trước; số liệu tồn kho theo hợp đồng tương lai đạt
    444.611 tấn, tăng 1.842 tấn.

NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CAO SU THIÊN NHIÊN:

  • Hiện tại, các vườn cao su tại nhiều nước trong khu vực vẫn đang trong thời kỳ tạm ngưng khai thác có thể làm nguồn cung hạn chế kéo dài đến tháng 5/2018 sẽ giúp ổn định giá cao su trong ngắn hạn. Tuy nhiên, sự phục hồi của giá cao su dự báo gặp trở ngại trong ngắn hạn do lượng dự trữ cao su tăng cao ở Nhật Bản và Trung Quốc, trong khi nhu cầu tiêu thụ thế giới tăng trưởng chậm và thỏa thuận cắt giảm xuất khẩu của 3 nước sản xuất cao su lớn trong khu vực sẽ kết thúc vào cuối tháng 3. Bên cạnh đó, triển vọng thị trường còn phụ thuộc vào diễn biến của nhiều yếu tố khác như diễn biến của đồng USD, giá dầu thô, tình hình chính trị thế giới...

Báo cáo này có sử dụng tin tức từ các nguồn: http://www.vra.com.vn/, http://www.tocom.or.jp/, http://www3.lgm.gov.my/, http://www.sgx.com/; http://vneconomy.vn/, http://cafef.vn ...

 Buôn Ma Thuột, ngày 09 tháng 04 năm 2018

PHÒNG KD.XNK