THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI:
- Giá cao su giao RSS 3 kỳ hạn tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo, Nhật Bản (TOCOM) giảm từ cuối tháng 3/2018 trước những lo ngại về tình trạng dự trữ cao su tăng cao ở Nhật Bản và Trung Quốc, trong khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng xuất khẩu của 3 nước sản xuất cao su lớn trong khu vực sẽ kết thúc vào cuối tháng 3.
- Trong tháng 03/2018, giá cao su bình quân trên các thị trường biến động nhẹ so với tháng 02/2018. Tính trung bình tháng 03/2018, giá SMR 20 chào bán do Tổng cục Cao su Malaysia công bố trung bình đạt 1463 USD/tấn, giảm 0,01% so với tháng 02/2018, giá SMR L đạt 1734 USD/tấn, giảm 8.9%; giá RSS3 trên thị trường TOCOM giao kỳ hạn tháng 8 đạt 1800 USD/tấn, tăng 2% so với tháng trước.
Những thông tin nổi bật trong tháng:
- Thái Lan đã dự định cắt giảm khoảng 1-3,3 triệu tấn sản lượng cao su dư thừa trước cuối năm nay. Trước đó, Chính phủ Thái Lan đã phải đền bù cho nông dân để họ chặt 64.000 ha cây cao su.
- Chính phủ Thái Lan đang lên kế hoạch phát hành trái phiếu nhằm huy động 30 tỷ baht (tương đương gần 1 tỷ USD) nhằm bồi thường cho người nông dân và khuyến khích họ giảm nguồn cung, đồng thời cung cấp nguồn vốn ban đầu cho Cơ quan Quản lý Cao su Thái Lan (RAT).
- Theo Bộ trưởng Nông nghiệp Thái Lan Grisada Boonrach, Bộ Nông nghiệp đang thảo luận với Bộ Tài chính về quy trình phát hành trái phiếu và sẽ sớm công bố quyết định trên.
- Mức thuân thủ theo một thỏa thuận cắt giảm nguồn cung dầu mỏ toàn cầu đạt mức cao mới trong tháng 2 và dư thừa tồn kho đang giảm nhanh, đưa các nhà sản xuất gần tới mục tiêu ban đầu của thỏa thuận.
- Mối lo về chiến tranh thương mại dịu lại khi Mỹ và Trung Quốc đang thúc đẩy các cuộc đàm phán liên quan đến thuế nhập khẩu. Nhiều chuyên gia nhận định giai đoạn căng thẳng nhất có lẽ đã qua, và hàng hóa lại hấp dẫn các nhà đầu tư. Yếu tố địa chính trị luôn tác động tới các thị trường tiền, chứng khoán và hàng hóa.
- Giá dầu Brent đã tăng hơn 5% trong tháng này, còn WTI tăng hơn 4%. Cả 2 loại đang tiến tới quý tăng giá thứ 3 liên tiếp – dài nhất kể từ cuối 2010.
- Tổ chức các nước xuất khẩu dầu (OPEC) và Nga tuân thủ cam kết cắt giảm nguồn cung đã đẩy giá dầu vượt 70 USD/thùng đợt thứ 2 kể từ cuối năm 2014. OPEC và Nga đang tính chuyện hợp tác lâu dài trong việc hạn chế nguồn cung, có thể trong 10-20 năm tới. Các yếu tố địa chính trị cũng đang hỗ trợ gía dầu, đáng chú ý là việc Mỹ dọa sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân mà Iran đã ký với Washington và các cường quốc khác năm 2015 (sẽ hết hạn vào tháng 5 tới) đồng thời gia tăng khả năng trừng phạt Tehran.
- Tuy nhiên, những vấn đề đó mới chỉ là nguy cơ, còn trên thực tế, nguồn cung từ các nước ngoài OPEC, nhất là Mỹ, đang không ngừng tăng, khiến thị trường khó có thể chuyển sang tình trạng thiếu hụt. Sản lượng của Mỹ đã tăng gần 25% trong 2 năm vừa qua, đạt trên 10 triệu thùng/ngày. Viện Dầu mỏ Mỹ (API) vừa cho biết dự trữ dầu thô của nước này đã tăng 5,3 triệu thùng trong tuần tới 23/3, trong khi trước đó dự đoán là 287.000 thùng.
- Giá USD đã không tăng mạnh mẽ như dự đoán của giới đầu tư khi Fed tăng lãi suất. Thông báo của Fed cho thấy, ngân hàng trung ương Mỹ có kế hoạch tăng lãi suất 2 lần nữa trong năm nay, thay vì 3 lần nữa như kỳ vọng. Giá USD theo dự báo sẽ tăng khi Fed tăng lãi suất, nhưng đã bị chựng lại trước thông tin này. Một số nhà đầu tư khác thì cho rằng trước khi cuộc họp của Fed về tăng lãi suất kết thúc, giá USD đã tăng nên không còn lực tăng tiếp.
* Trong nước:
- Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, khối lượng xuất khẩu cao su tháng 3/2018 ước đạt 86 nghìn tấn với giá trị đạt 130 triệu USD. Với ước tính này, khối lượng xuất khẩu cao su 3 tháng đầu năm 2018 của Việt Nam đạt 272 nghìn tấn và 403 triệu USD, tăng 8,9% về khối lượng nhưng giảm 20,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.
- Trung Quốc, Ấn Độ, và Malaysia là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2018, chiếm thị phần lần lượt 53,4%, 8,4% và 6,9%. Các thị trường có giá trị xuất khẩu cao su trong 2 tháng đầu năm 2018 tăng mạnh là Ấn Độ (gấp 3,8 lần), Malaysia (29%) và Indonesia (18,1%).
- Ở chiều ngược lại, khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 3/2018 đạt 62 nghìn tấn với giá trị đạt 113 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị cao su nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 157 nghìn tấn với giá trị 279 triệu USD, tăng 29,3% về khối lượng và tăng 5,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.
- Bốn thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu trong 2 tháng đầu năm 2018 là Hàn Quốc, Campuchia, Nhật Bản và Thái Lan chiếm 53,7% thị phần. Trong 2 tháng đầu năm 2018, giá trị cao su ở một số thị trường nhập khẩu chính giảm. Trong đó, thị trường có giá trị nhập khẩu giảm mạnh nhất là thị trường Nga với mức giảm là 38,4%, tiếp đến là thị trường Capuchia (-26,2%) và thị trường Nhật Bản (-20,8%). Ngược lại, một số thị trường có giá trị nhập khẩu tăng. Trong đó, thị trường có giá trị nhập khẩu trưởng mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2017 là Malaixia (gấp hơn 2 lần), Trung Quốc ( 52,3%) và Thái Lan ( 17%).
- Giá bình quân chào bán của SVR 3L trong tháng 03/2018 đạt 1.734 USD/tấn, giảm 167,8 USD/tấn (-8,9%) so với tháng 02/2018.
BMT, ngày 30 tháng 03 năm 2018
PHÒNG KD XNK