DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI TUẦN QUA:
- Trong tuần qua, giá cao su RSS 3 giao tháng 12/2017 trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Tokyo (TOCOM) đã giảm xuống trong phiên đầu tuần (24/7) do số liệu tồn kho tại Nhật Bản và Trung Quốc tăng lên. Trong đó, tồn kho cao su tại Nhật Bản tính đến ngày 20/7 là 7.592 tấn, tăng 12,9% so với ngày 10/7; còn tồn kho tại sàn Giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) vào ngày 21/7 cũng tăng 1,5% so với cuối tuần trước đó (14/7). Sự phục hồi mạnh mẽ trên thị trường dầu mỏ tuần qua đã giúp giá cao su tăng nhẹ trong hai phiên giao dịch tiếp theo, nhưng sau đó giá cao su TOCOM vẫn quay đầu giảm trở lại trong hai phiên cuối tuần trước áp lực từ sự suy yếu của đồng USD so với Yên Nhật. Kết thúc tuần (28/7), giá cao su RSS 3 giao tháng 11/2017 (TOCOM) đạt 1.826 USD/tấn, giảm 58 USD/tấn (-3,1%) so với ngày đầu tuần (24/7) và giảm 93 USD/tấn (-4,9%) so với ngày cuối tuần trước (21/7).
- Ba nước thành viên Hội đồng Cao su quốc tế ba bên (ITRC) là Thái Lan, Indonesia, Malaysia sẽ tổ chức cuộc họp tiếp theo tại Bangkok vào ngày 15/9/2017 để thảo luận về kế hoạch cắt giảm sản lượng cao su, dự kiến trong khoảng 10 – 15% để hỗ trợ giá. Nguyên nhân chính dẫn đến giá giảm là nhu cầu tiêu thụ thấp, đặc biệt là tại Trung Quốc. Bên cạnh đó, ba nước cũng sẽ thảo luận một biện pháp bổ sung liên quan đến chính sách hạn ngạch xuất khẩu cao su.
- Đợt mưa kéo dài trong một tháng qua tại Tây Song Bản Nạp, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã ảnh hưởng đến hoạt động thu hoạch và sản lượng mủ cao su. Người dân cho biết đợt mưa này kéo dài hơn bình thường, nhiều vườn cây phải ngừng thu hoạch hơn 8 ngày trong tháng 7. Thiếu hụt nguồn cung đã làm giảm công suất hoạt động tại các nhà máy sơ chế, đồng thời đẩy giá mủ nước tăng lên vào cuối tháng 7.
- Đồng USD đã giảm giá vào ngày 28/7/2017 khi tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ trong quý II đạt 2,6%, thấp hơn mức dự báo 2,8%, trước đó tăng trưởng GDP quý I đạt 1,2%. Đà giảm giá đồng USD thời gian gần đây diễn ra trong bối cảnh Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) thể hiện thận trọng về lạm phát không đạt mục tiêu 2%. Đồng USD đã mất giá 0,6% trong phiên này so với đồng Yên Nhật, xuống còn 110,63 Yên đổi 1 USD. Tính từ đầu năm, đồng USD đã mất giá 5,4% so với đồng Yên.
Biểu đồ giá cao su kỳ hạn trên sàn Tocom trong tháng:
Bảng giá cao su kỳ hạn trên sàn Tocom trong 5 ngày gần nhất:
Ngày |
Giao hàng tháng 08/2017 |
Giao hàng tháng 09/2017 |
Giao hàng tháng 12/2017 |
Tỷ giá USD/ JPY |
||||
(Yen/kg) |
USD/kg |
(Yen/kg) |
USD/kg |
(Yen/kg) |
USD/kg |
|
||
24 |
201,90 |
1,817 |
205,30 |
1,848 |
209,30 |
1,884 |
111,09 |
|
25 |
205,00 |
1,847 |
208,00 |
1,874 |
211,50 |
1,905 |
111,00 |
|
26 |
206,60 |
1,847 |
208,40 |
1,863 |
212,80 |
1,903 |
111,84 |
|
27 |
207,30 |
1,865 |
208,50 |
1,876 |
212,60 |
1,912 |
111,17 |
|
28 |
203,00 |
1,826 |
204,10 |
1,835 |
203,10 |
1,826 |
111,20 |
|
Bình quân |
204,76 |
1,84 |
206,86 |
1,86 |
209,86 |
1,89 |
111,26 |
|
Biểu đồ & bảng giá cao su giao dịch trên sàn Malaysia:
NGÀY THÁNG |
LOẠI CAO SU ( usd/ 100kg) |
||
SMRL |
SMR10 |
Latex |
|
24/7 |
190,60 |
154,25 |
123,54 |
25 |
193,75 |
156,00 |
121,26 |
26 |
195,20 |
152,30 |
121,15 |
27 |
195,50 |
153,05 |
120,00 |
28 |
194,00 |
148,15 |
118,27 |
Trung bình |
193,81
|
152,75
|
120,84
|
THỊ TRƯỜNG NĂNG LƯỢNG:
- Giá dầu tiếp tục tăng mạnh vào ngày 28/7/2017, chạm ngưỡng cao nhất trong vòng 2 tháng, đánh dấu tuần tăng mạnh nhất kể từ đầu năm nay do các nhà đầu tư nhận thấy tín hiệu dư thừa trên thị trường đang giảm đi khi trữ lượng dầu thô và xăng của Hoa Kỳ giảm mạnh hơn nhiều so với kỳ vọng của thị trường, đồng thời Ả-rập Saudi đầu tuần này đã cam kết cắt giảm sản lượng khai thác trong tháng 8.
- Hai động thái trên là nguyên nhân đẩy giá dầu thô tăng mạnh trong tuần qua. Kết thúc phiên, giá dầu WTI kỳ hạn tăng 1,4% lên mức 49,71 USD/thùng; giá dầu Brent kỳ hạn tăng 2% lên mức 52,5 USD/thùng.
NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CAO SU THIÊN NHIÊN:
- Với mức giảm mạnh gần 5% trong phiên cuối tuần 28/7/2017, giá cao su kỳ hạn tại TOCOM đã đánh dấu tuần giảm đầu tiên trong vòng 3 tuần gần đây, theo sự lao dốc tại thị trường Thượng Hải với áp lực bán ra tăng mạnh, đồng thời thị trường còn gặp bất lợi từ tình hình tồn kho tăng lên tại Nhật Bản, Thượng Hải và đồng Yên mạnh lên so với USD.
- Tuy nhiên, giá cao su giảm tại Thượng Hải có thể chỉ là yếu tố kỹ thuật, diễn ra 3 trong nhất thời vì thị trường vẫn được hỗ trợ bởi sự phục hồi giá dầu trong tuần và nguồn cung cao su thiên nhiên tại một số nước sản xuất vẫn đang bị ảnh hưởng bởi thời tiết như tình trạng mưa kéo dài tại Vân Nam, Trung Quốc làm cản trở hoạt động thu hoạch mủ.
- Giá dầu thế giới đã có một tuần phục hồi tích cực nhất kể từ đầu năm 2017, giá dầu WTI đã tăng tổng cộng 8,6% lên 49,71 USD/thùng nhờ dự trữ dầu của Hoa Kỳ giảm mạnh hơn kỳ vọng và Ả-rập Saudi đã cam kết cắt giảm sản lượng; trong khi các nước Kuwait và Các Tiểu Vương quốc Arập thống nhất (UAE) cũng hứa hẹn sẽ giảm lượng dầu xuất khẩu. Nếu mức giá này được duy trì sẽ là động lực tiếp tục hỗ trợ thị trường cao su trong tuần tới. Tuy nhiên, giá dầu khó có thể tăng cao hơn nữa trong thời gian tới vì giá cao sẽ kích thích một số nước, đặc biệt là Hoa Kỳ tăng cường sản lượng khai thác, khi mà số lượng giàn khoan tại Hoa Kỳ đã có dấu hiệu tăng trở lại trong tuần qua.
- Diễn biến trên thị trường tiền tệ tuần qua cũng gây bất lợi cho giá cao su TOCOM khi đồng Yên mạnh lên so với USD sau khi Fed quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 1,0 – 1,25% và thể hiện sự thận trọng do lạm phát của Hoa Kỳ hiện vẫn đang ở dưới mức mục tiêu 2%, trong bối cảnh tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ trong quý II thấp hơn mức dự báo.
- Hiện Fed chưa đưa ra tín hiệu rõ ràng về đợt tăng lãi suất tiếp theo, trong khi giới chuyên gia dự báo nhiều khả năng Fed sẽ tiếp tục nâng lãi suất cơ bản 3 lần nữa trong năm 2018 và 2019. Như vậy, sự hỗ trợ cho giá cao su TOCOM từ sự mạnh lên của USD so với Yên Nhật sẽ gặp trở ngại trong ngắn hạn. Nếu thị trường thiếu các thông tin hỗ trợ mới và áp lực bán ra tại thị trường Thượng Hải tiếp diễn sẽ tạo sức ép lên giá cao su TOCOM trong tuần tới, nhưng kỳ vọng vẫn dao động quanh mốc 200 Yên (1,8 USD)/kg; sau đó dự báo sẽ tăng dần lên trong ngắn hạn, nhất là khi nỗ lực trợ giá của ba nước ITRC được thực hiện. Bên cạnh đó, cần theo dõi các yếu tố liên quan như chính sách của Fed hay các chính sách mở cửa và cải tổ kinh tế mới của Trung Quốc sắp tới…
Báo cáo này có sử dụng tin tức từ các nguồn: http://www.vra.com.vn/, http://www.tocom.or.jp/, http://www3.lgm.gov.my/, http://www.sgx.com/; http://vneconomy.vn/, http://cafef.vn ...