HomeTIN TỨCTHỊ TRƯỜNGBẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU- THÁNG 12/2015 (Tuần 51 từ ngày 21-25/12/2015)

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU- THÁNG 12/2015 (Tuần 51 từ ngày 21-25/12/2015)

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI TUẦN QUA:
Trong tuần từ  ngày 21/12 đến 25/12/2015, giá cao su thiên nhiên tại các sàn giao dịch trên  thế  giới  như  TOCOM,  SICOM  và  MRE có sự biến động tăng giảm nhẹ theo sự lên xuống của đồng USD, nhưng thị trường kém sôi động do thiếu vắng sự tham gia của nhà đầu tư.

Kết thúc tuần, ngày 25/12, giá cao su RSS 3 trên sàn TOCOM Nhật Bản giao tháng 1/2016 là 1511 usd/ tấn ( giảm 1.24%); giá cao su TSR 20 kỳ hạn tháng 01/2016 trên sàn SICOM Singapore là 1.192USD/tấn ( tăng 2.67 %) ; giá SMR 20 của Malaysia xuất khẩu do Tổng cục Cao su Malaysia (MRB) chào bán ở mức 1.177 USD/tấn ( tăng 2.44 %) nhưng giá SMRL giảm 3.43% còn 1350 usd/ tấn.

Sau đây là những yếu tố đã tác động tới giá cao su trong tuần qua:
Sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thông báo nâng lãi suất hôm 16/12 và nhấn mạnh rằng lãi suất sẽ tăng lên từ từ.

Thông điệp từ Fed, cùng với các biện pháp kích thích từ NHTW châu Âu (ECB) yếu hơn dự báo, đã khiến đồng USD không tăng giá mạnh. Theo số liệu từ Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC), trong 3 tuần qua các nhà đầu tư lớn (như các quỹ đầu cơ) đã giảm bớt những hợp đồng tương lai đặt cược vào đà tăng giá của đồng bạc xanh.

Chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index theo dõi diễn biến của USD so với 10 đồng tiền chủ chốt khác cũng đã giảm 0,9% kể từ đầu tháng đến nay. Tính đến hết tuần vừa qua, USD giảm 3,7%, xuống còn 1,0971 USD đổi 1 euro và cũng giảm 2,3%, xuống còn 120,32 yên đổi 1 USD.

Ngược lại, trong suốt 11 tháng đầu năm, chỉ số này đã tăng tới 9% trong bối cảnh nhà đầu tư dự báo rằng Fed sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ trong khi các NHTW châu Âu và Nhật Bản sẽ tung ra những gói kích thích lớn chưa từng có tiền lệ.

Biểu đồ ( yen/kg) & bảng giá cao su kỳ hạn trên sàn Tocom trong 5 ngày gần nhất:



Ngày

Giao hàng tháng 01/2016

Giao hàng tháng 02/2016

Giao hàng tháng

05/2016

Tỷ giá

USD/ JPY

 

(Yen/kg)

USD/kg

(Yen/kg)

USD/kg

(Yen/kg)

USD/kg

21

155,00

1,277

158,40

1,305

166,80

1,375

121,34

22

155,50

1,283

158,80

1,310

167,10

1,379

121,19

24

152,50

1,265

155,50

1,290

163,60

1,357

120,55

25

151,10

1,256

154,40

1,283

162,50

1,351

120,32

Bình quân

153,53

1,270

156,78

1,297

165,00

1,365

120,85


Biểu đồ & bảng giá cao su giao dịch trên sàn Malaysia trong 5 ngày gần nhất

NGÀY THÁNG

LOẠI CAO SU ( usd/ 100kg)

SMRL

SMR10

Latex

17

140,50

117,50

83,26

18

139,80

115,40

83,43

21

139,15

117,15

83,29

22

136,90

118,35

82,89

23

135,00

118,15

82,11

Trung bình

138.27

117.31

83


THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Giá cao su mủ nước (Field Latex) tại thị trường tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh:

Ngày/ tháng

Bình Dương

Bình Phước

Tây Ninh

(đ/TSC)

(đ/DRC)

(đ/TSC)

(đ/DRC)

(đ/TSC)

(đ/DRC)

21

190

207

180

196

190

207

22

190

207

180

196

190

207

23

190

207

180

196

190

207

24

190

207

180

196

190

207

25

190

207

180

196

190

207

 Trung bình

190

207

180

196

190

207

    * Giá trên được quy đổi từ TSC sang DRC theo công thức: Đơn giá DRC = đơn giá TSC (1 + 9%).
9% là chênh lệch khối lượng tính giữa DRC và TSC theo Bảng quy đổi TSC – DRC của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Trong 12 quốc gia thành viên của TPP, chỉ có Malaysia và Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên có thị phần quan trọng, đứng thứ ba và thứ tư trên thế giới.

* Cơ hội đối với ngành cao su Việt Nam
Lợi thế cạnh tranh về thuế nhập khẩu sản phẩm cao su Việt Nam vào các nước mà Việt Nam có ký kết thỏa thuận thương mại tự do sẽ có lợi thế hơn các nước khác.

Thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành cao su Ngành cao su Việt Nam sẽ được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hơn do các nước trong TPP sẽ có thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0%. Nếu sản xuất ở Việt Nam để xuất khẩu sang các nước thành viên là những thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc…sẽ được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0%. Một số doanh nghiệp nước ngoài đã đón đầu để tận dụng lợi thế cạnh tranh về nguồn nguyên liệu và thuế suất, đặc biệt một số doanh nghiệp sản xuất lốp xe quy mô lớn như Bridgestone (Nhật Bản), Kumho (Hàn Quốc), Sailun (Trung Quốc)… đã góp phần đẩy mạnh xuất khẩu lốp xe sản xuất tại Việt Nam trong 3 năm gần đây.

Tạo động lực cho sự đổi mới, đẩy mạnh liên kết theo chuỗi giá trị để tồn tại và phát triển môi trường tự do kinh doanh sẽ tăng áp lực cạnh tranh và thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam phải vươn lên hơn đối thủ cạnh tranh để tồn tại và phát triển, từ đó tạo động lực nâng cao chất lượng sản phẩm; xây dựng và củng cố thương hiệu; chuyển đổi cơ cấu sản phẩm phù hợp với thị trường xuất khẩu và cả thị trường trong nước; cải cách sản xuất, quản lý để nâng cao hiệu quả kinh tế; liên kết chặt chẽ theo chuỗi giá trị (từ nguyên liệu đến thành phẩm) để cùng tạo thế mạnh cho thương hiệu Cao su Việt Nam trên thị trường thế giới.

Tăng cường hoàn thiện thể chế kinh tế, thúc đẩy tái cơ cấu hỗ trợ ngành cao su phát triển Quá trình hội nhập đã và đang thúc đẩy, tạo động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế và cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư mới.

* Những thách thức đối với ngành cao su Việt Nam:
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt việc miễn giảm thuế nhập khẩu về 0% mang đến cho ngành cao su Việt Nam nhiều thách thức lớn.

Thách thức cạnh tranh về giá, chất lượng, thương hiệu hàng hóa: Chất lượng cao su nguyên liệu chưa đồng đều, thương hiệu cao su Việt Nam chưa định vị và một số thách thức liên quan đến nhân lực, lao động, chi phí sản xuất… là thách thức lớn đối với ngành cao su trong nước. Các sản phẩm cao su (như lốp xe, găng tay, nệm gối, cao su kỹ thuật…) của các nước có ký kết thỏa thuận thương mại với Việt Nam khi nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0% sẽ tạo áp lực cạnh tranh gay gắt với các mặt hàng cao su Việt Nam vì ưu thế về chất lượng, mẫu mã và giá cả, gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Cạnh tranh đối với nguồn cao su nguyên liệu ngay trên sân nhà: Khi thuế nhập khẩu CSTN từ các nước trong khu vực như Malaysia, Thái Lan và Indonesia vào Việt Nam giảm xuống còn 0%, các nhà chế biến lốp xe tại Việt Nam có thể chọn nguồn nguyên liệu nhập khẩu vì chất lượng đảm bảo và chủng loại phù hợp hơn.

Cạnh tranh với các sản phẩm cao su xuất khẩu sang các nước TPP: Sản phẩm cao su Việt Nam xuất sang các nước thành viên TPP (như Hoa Kỳ, Nhật, Úc…) nếu được hưởng thuế suất bằng 0% thì Malaysia, Singapore… cũng vậy. Do đó, nếu sản phẩm cao su Việt Nam có chất lượng và giá cả không tốt hơn sẽ gặp sự cạnh tranh gay gắt từ các nước cùng sản xuất những hàng hóa tương tự.

Đối với gỗ cao su: Để mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao giá trị cho gỗ và đồ gỗ cao su, cần chứng minh nguồn gốc hợp pháp của gỗ thông qua các quy định, chứng chỉ quản lý rừng trồng một cách chặt chẽ và xuyên suốt. - Các thách thức khác: liên quan đến nguồn vốn, nhân lực, lao động, chi phí bảo vệ môi trường, ảnh hưởng từ cơ chế, chính sách…

THỊ TRƯỜNG NĂNG LƯỢNG:
Giá dầu phiên 24/12 tiếp tục tăng khi giới thương nhân giảm tỷ lệ đặt cược giá xuống trong phiên giao dịch ngắn hơn thường lệ trước khi nghỉ Lễ Giáng sinh.

Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 2/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 60 cent, tương đương 1,6%, lên 38,10 USD/thùng. Cả tuần giá dầu tăng 5,7%.

Giá dầu Brent giao tháng 2/2016 trên sàn ICE Futures Europe tăng 53 cent, tương ứng 1,4%, lên 37,89 USD/thùng. Cả tuần giá tăng 2,7% nhưng vẫn giảm hơn 15% kể từ cuối tháng 11.

Giá dầu thô tuần này đã nhận được một số sự hỗ trợ nhất định, tăng tổng cộng 5,7% trong 4 phiên liên tiếp, chấm dứt đà giảm 3 tuần liên tục và ghi nhận mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ tuần kết thúc vào 9/10.

Những tác nhân tác động tới giá cao su tuần tới:
Hiện nay, các nhà đầu tư đang hướng sự quan tâm vào một số thông tin liên quan đến các dữ liệu kinh tế Mỹ sẽ được công bố, trong đó có báo cáo chính về chỉ số niềm tin tiêu dùng, tỷ lệ thất nghiệp...

Giới đầu tư tiếp tục quan tâm đến tốc độ nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) với mức độ chậm trong năm 2016.

Những thông tin này sẽ có tác động đến hướng đi chính của thị trường cao su. Tuy nhiên, tuần tới thị trường sẽ kém sôi động vì nhiều nhà đầu tư chủ yếu sẽ đứng ngoài quan sát trong dịp nghỉ lễ Giáng sinh.

Tổng hợp tin tức từ Reuter - Bangkok, Reuter - Tokyo, http://www.bloomberg.com, http://www.thainr.com , www.thitruongcaosu.net. http://www.vra.com.vn/ 

Phòng KDXNK