HomeTIN TỨCTHỊ TRƯỜNGBẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU- THÁNG 12/2015 (Tuần 49 từ ngày 07-12/12/2015)

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU- THÁNG 12/2015 (Tuần 49 từ ngày 07-12/12/2015)

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI TUẦN QUA:
Trong tuần từ  ngày 07/12 đến 11/12/2015, giá cao su thiên nhiên tại các sàn giao dịch trên  thế  giới  như  TOCOM,  SICOM  và  MRE  vẫn tiếp tục xu hướng đi ngang so với các tuần trước; lượng giao dịch khá thấp và trầm lắng. Kết thúc tuần, ngày 11/12, giá cao su RSS 3 trên sàn TOCOM Nhật Bản giao tháng 5/2016 là 1.378 USD/tấn; giá cao su TSR 20 kỳ hạn tháng 01/2016 trên sàn SICOM Singapore là 1.168USD/tấn ; giá SMR 20 của Malaysia xuất khẩu do Tổng cục Cao su Malaysia (MRB) chào bán ở mức 1.165USD/tấn;

Sau đây là những yếu tố đã tác động tới giá cao su trong tuần qua:
USD phiên 11/12 giảm giá do bán tháo trong bối cảnh lo ngại bất ổn và giá hàng hóa lao dốc, bất chấp số liệu kinh tế tích cực của Mỹ.Tình trạng bán tháo cũng khiến USD giảm giá so với yên, xuống dưới 121 JPY/USD lần đầu tiên kể từ đầu tháng 11. Chốt phiên USD giảm 0,4% so với yên xuống 121,94 JPY/USD.

Sau một thời gian chờ đợi, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc (CNY) đã trở thành một trong 5 đồng tiền chủ chốt được IMF đưa vào giỏ tiền tệ quốc tế, trở thành một thành tố của Quyền rút vốn đặc biệt SDR (đơn vị tiền tệ qui ước của một số nước thành viên IMF) cùng với USD, EUR, JPY và GBP.

Giá nhà sản xuất tại Mỹ trong tháng 11 tăng 0,3%, mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 6. Chỉ số này đang được giới đầu tư theo dõi vì đây là cơ sở để Fed tính tỷ lệ lạm phát. Doanh số bán của các nhà bán lẻ tại Mỹ tháng 11 tăng 0,2%, đúng như dự đoán của các nhà kinh tế học.

Giá dầu tuần này xuống thấp nhất 7 năm và nhân dân tệ lại giảm thêm 0,5% so với USD sau khi chính phủ Trung Quốc thiết lập tỷ giá hối đoái ở mức thấp nhất trong hơn 4 năm qua.

Biểu đồ ( yen/kg) & bảng giá cao su kỳ hạn trên sàn Tocom trong 5 ngày gần nhất:



Ngày

Giao hàng tháng 01/2016

Giao hàng tháng 02/2016

Giao hàng tháng

05/2016

Tỷ giá

USD/ JPY

 

(Yen/kg)

USD/kg

(Yen/kg)

USD/kg

(Yen/kg)

USD/kg

7

167,70

1,360

169,50

1,375

173,60

1,408

123,27

8

164,40

1,336

166,30

1,352

170,80

1,388

123,03

9

166,20

1,354

167,20

1,362

172,60

1,406

122,74

10

162,10

1,332

163,30

1,342

168,50

1,385

121,70

11

161,30

1,323

162,40

1,332

168,00

1,378

121,94

Bình quân

164,34

1,341

165,74

1,353

170,70

1,393

122,54


Biểu đồ & bảng giá cao su giao dịch trên sàn Malaysia trong 5 ngày gần nhất

NGÀY THÁNG

LOẠI CAO SU ( usd/ 100kg)

SMRL

SMR10

Latex

07

144,40

119,35

86,35

08

142,50

118,20

85,31

09

142,05

119,45

85,26

10

142,60

118,85

84,94

11

141,85

117,00

84,21

Trung bình

142,68

118,57

85,21


THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Giá cao su mủ nước (Field Latex) tại thị trường tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh:

Ngày/ tháng

Bình Dương

Bình Phước

Tây Ninh

(đ/TSC)

(đ/DRC)

(đ/TSC)

(đ/DRC)

(đ/TSC)

(đ/DRC)

07/112

190

207

180

196

185

202

08

190

207

180

196

185

202

09

190

207

180

196

185

202

10

190

207

180

196

185

202

11

190

207

180

196

190

207

 Trung bình

190

207

180

196

186

203

Giá trên được quy đổi từ TSC sang DRC theo công thức: Đơn giá DRC = đơn giá TSC (1 + 9%). 9% là chênh lệch khối lượng tính giữa DRC và TSC theo Bảng quy đổi TSC – DRC của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, khối lượng xuất khẩu cao su tháng 11 ước đạt 108 nghìn tấn với giá trị đạt 134 triệu USD, với ước tính này 11 tháng đầu năm xuất khẩu cao su đạt 983 nghìn tấn, giá trị đạt 1,35 tỷ USD, tăng 3,6% về khối lượng nhưng giảm 15,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Giá cao su xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm đạt 1.401 USD/tấn, giảm 18,7% so với cùng kỳ năm 2014.

Trung Quốc, Malaysia và Ân Độ vẫn duy trì là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm, chiếm 72,36% thị phần. Giá trị xuất khấu cao su trong 10 tháng đầu năm ở 10 thị trường chính của Việt Nam đều giảm so với cùng kỳ năm 2014.

THỊ TRƯỜNG NĂNG LƯỢNG:
Giá dầu phiên 11/12 nối dài chuỗi rơi tự do, xuống thấp nhất 11 năm, sau khi IEA cảnh báo tình trạng thừa cung có thể trầm trọng hơn vào năm tới.

Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 1/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 1,14 USD, tương đương 3%, xuống 35,62 USD/thùng, ghi nhận phiên giảm thứ 6 liên tiếp. Cả tuần giá giảm 10,9%, mức giảm lớn nhất kể từ tuần kết thúc vào 12/12/2014.

Giá dầu Brent giao tháng 1/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 1,8 USD, tương ứng 4,5%, xuống 37,93 USD/thùng, thấp nhất kể từ tháng 12/2008. Cả tuần giá giảm 11,8%.

Như vậy, giá dầu Brent lần đầu tiên kể từ tháng 12/2008 xuống dưới 38 USD/thùng.

Những tác nhân tác động tới giá cao su tuần tới:
Trong báo cáo ra hôm thứ Sáu 11/12, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) tỏ ra “bi quan hơn” về nguồn cung và cho rằng tình trạng thừa cung toàn cầu không thể giảm trước khi năm 2016 kết thúc. Nói cách khác, theo các nhà phân tích tại Commerzbank, giá dầu năm nay không thể có “cái kết có hậu”.

Sau gần một năm chờ đợi dai dẳng, chỉ còn vài ngày nữa phiên họp của Uỷ ban thị trường mở (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ diễn ra, cân nhắc quyết định liệu có tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ tháng 6/2009 hay không.

Mặc dù trong tuần tới sẽ có một số thông tin kinh tế quan trong của Mỹ được công bố nhưng giới đầu tư và các chuyên gia sẽ chỉ tập trung vào diễn biến phiên họp của FED. Hiện tại, có 80% tin rằng FED sẽ nâng lãi suất lên 25 điểm cơ bản trong phiên họp này.

Những thông tin trên sẽ tiếp tục tác động xấu lên giá cao su trong tuần tới.

Tổng hợp tin tức từ Reuter - Bangkok, Reuter - Tokyo, http://www.bloomberg.com, http://www.thainr.com , www.thitruongcaosu.net. http://www.vra.com.vn/ 

Phòng KDXNK