HomeTIN TỨCTHỊ TRƯỜNGBẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU- THÁNG 12/2015 (Tuần 48 từ ngày 30/11-04/12/2015)

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU- THÁNG 12/2015 (Tuần 48 từ ngày 30/11-04/12/2015)

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI TUẦN QUA:
Trong tuần từ  ngày 30/11 đến 04/12/2015, giá cao su thiên nhiên tại các sàn giao dịch trên  thế  giới  như  TOCOM,  SICOM  và  MRE  tăng giảm nhẹ không đáng kể và gần như đi ngang so với các tuần trước; lượng giao dịch khá thấp và trầm lắng. Kết thúc tuần, ngày 04/12, giá cao su RSS 3 trên sàn TOCOM Nhật Bản giao tháng 5/2016 là 1.381 USD/tấn,; giá cao su TSR 20 kỳ hạn tháng 01/2016 trên sàn SICOM Singapore là 1.167USD/tấn ; giá SMR 20 của Malaysia xuất khẩu do Tổng cục Cao su Malaysia (MRB) chào bán ở mức 1178 USD/tấn;

Sau đây là những yếu tố đã tác động tới giá cao su trong tuần qua:
Phiên 4/12, USD tăng so với euro và yên khi số liệu việc làm tháng 11 tích cực làm tăng đồn đoán Fed sẽ nâng lãi suất trong tháng này. Fed cho biết sẽ nâng lãi suất khi tin rằng lạm phát sẽ tăng lên mức mục tiêu 2% và khi nhận thấy thị trường việc làm tiếp tục được cải thiện.

Theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ, có thêm 211.000 việc làm phi nông nghiệp được tạo ra trong tháng 11, cao hơn so với mức tăng 200.000 việc làm dự đoán của các nhà kinh tế học. Tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức 5% trong tháng 11.

Ngày 4/12, Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi cho biết ECB sẽ tăng cường các biện pháp kích thích khi cần thiết để thúc đẩy lạm phát. Ông Draghi, phát biểu tại New York, đã cố gắng trấn an thị trường một ngày sau khi giới đầu tư bán tháo cổ phiếu, trái phiếu và tiền tệ trước các biện pháp nới lỏng mới nhất của ECB.

Giới đầu tư tiền tệ vẫn tỏ ra thận trọng sau khi thị trường hôm thứ Năm 3/12 biến động khi các biện pháp của ECB không mạnh mẽ như kỳ vọng. Phản ứng này khiến euro tăng 3,1% so với USD và Chỉ số Đôla Wall Street Journal, theo dõi USD với 16 đồng tiền trong giỏ tiền tệ, giảm 1,4%.

Biểu đồ ( yen/kg) & bảng giá cao su kỳ hạn trên sàn Tocom trong 5 ngày gần nhất:



Ngày

Giao hàng tháng 01/2016

Giao hàng tháng 02/2016

Giao hàng tháng

05/2016

Tỷ giá

USD/ JPY

 

(Yen/kg)

USD/kg

(Yen/kg)

USD/kg

(Yen/kg)

USD/kg

30

156,50

1,275

159,40

1,298

160,90

1,310

122,78

1/12

159,20

1,295

161,30

1,312

163,20

1,327

122,95

2

163,00

1,324

165,30

1,343

167,30

1,359

123,07

3

165,10

1,337

167,30

1,355

169,80

1,375

123,47

4

164,10

1,333

166,00

1,348

170,10

1,381

123,13

Bình quân

161,58

1,313

163,86

1,331

166,26

1,351

123,08


Biểu đồ & bảng giá cao su giao dịch trên sàn Malaysia trong 5 ngày gần nhất

NGÀY THÁNG

LOẠI CAO SU ( usd/ 100kg)

SMRL

SMR10

Latex

30

143,05

117,30

86,64

1/12

143,05

117,30

87,17

2

144,50

119,15

87,97

3

143,00

117,55

87,56

4

145,00

118,30

86,76

Trung bình

143.72

117.92

87.22


THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Giá cao su mủ nước (Field Latex) tại thị trường tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh:

Ngày/ tháng

Bình Dương

Bình Phước

Tây Ninh

(đ/TSC)

(đ/DRC)

(đ/TSC)

(đ/DRC)

(đ/TSC)

(đ/DRC)

30

190

207

180

196

185

202

1/12

190

207

180

196

185

202

2

190

207

180

196

185

202

3

190

207

180

196

185

202

4

190

207

180

196

185

202

 Trung bình

190

207

180

196

185

202

*  Giá trên được quy đổi từ TSC sang DRC theo công thức: Đơn giá DRC = đơn giá TSC (1 + 9%). 9% là chênh lệch khối lượng tính giữa DRC và TSC theo Bảng quy đổi TSC – DRC của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Giá cao su đang ở mức thấp nhất trong lịch sử và vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi trong thời gian tới.

Thông tin này được đưa ra tại Hội nghị Cao su toàn cầu 2015, do Hiệp hội Cao su Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Confexhub (Malaysia) tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 4/12.

Theo ông Trần Ngọc Thuận, Chủ tịch Hiệp hội cao su Việt Nam, ngành cao su Việt Nam và thế giới đang trong thời kỳ khó khăn. Tình hình kinh tế thế giới phục hồi yếu sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã làm nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên tăng chậm. Nguồn cung cao su thiên nhiên trong 3 năm gần đây đã làm lượng cao su tồn kho tăng cao, tạo áp lực đẩy giá sụt giảm liên tục.

Tại Việt Nam, diện tích trồng mới cao su đã giảm đáng kể và một số hộ cao su tiểu điền phải ngưng thu hoạch mủ vì giá bán thấp hơn giá thành. Trên thực tế, đã có hiện tượng chặt bỏ cao su để chuyển đổi sang cây trồng khác ở một số vùng cao su năng suất thấp.

Trong năm 2015, xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam ước đạt 1,1 triệu tấn, tăng nhẹ về lượng (khoảng 3%), giá trị ước đạt 1,6 tỷ USD (giảm khoảng 10%). Cao su Việt Nam hiện đã có mặt trên 86 thị trường, trong đó thị trường chính vẫn là Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Hàn Quốc...

Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Công Tuấn cho rằng ngành cao su cần tập trung xem xét, tổ chức thực hiện chủ trương của Chính phủ và các bộ, ngành, xây dựng chiến lược phát triển dài hạn để tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Phân tích từ kết quả sản xuất năm 2014, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho biết Việt Nam xuất khẩu trên 85% cao su nguyên liệu, chỉ đạt 1,8 tỷ USD, song lại nhập khẩu sản phẩm cao su và cao su nhân tạo với giá trị lớn hơn.

Trong khi đó, tuy chỉ sử dụng khoảng 15% sản lượng để chế biến sản phẩm, Việt Nam lại xuất khẩu được hơn 1,5 tỷ USD sản phẩm cao su, có giá trị gần bằng với xuất khẩu 85% nguyên liệu.

Từ thực tế đó, ngành cao su Việt Nam cần điều chỉnh lại cơ cấu chủng loại sản phẩm theo hướng tăng cường cho công nghiệp chế biến và giảm xuất khẩu nguyên liệu thô.

Đồng thời, ngành cao su cần nghiên cứu để khai thác những lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết song song với việc nghiên cứu sâu về nhu cầu nguyên liệu và sản phẩm cao su của thị trường thế giới và trong nước.

Để vượt qua giai đoạn khó khăn này, đại diện Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết hiệp hội sẽ tiếp tục kiến nghị các cơ quan Nhà nước áp dụng các chính sách thuế và ưu đãi đầu tư để ngành cao su có điều kiện thông thoáng về sản xuất và xuất khẩu.

Hiệp hội cũng sẽ đưa ra các hướng dẫn để gỗ cao su được công nhận hợp pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ; đồng thời đưa ra các giải pháp về kỹ thuật để nâng cao chất lượng, uy tín sản phẩm cao su trên thị trường thế giới.

Tiến sỹ Abdul Aziz Kadir, Tổng Thư ký Hiệp hội nghiên cứu và phát triển cao su quốc tế cho rằng từ thực tế của một số nước trồng cao su, ngành cao su Việt Nam có thể đẩy mạnh hướng sản xuất, kinh doanh một số lĩnh vực mang lại thu nhập cho người trồng như khai thác, chế biến, xuất khẩu gỗ cao su; tổ chức các tour du lịch sinh thái khám phá rừng cao su...

THỊ TRƯỜNG NĂNG LƯỢNG:
Giá dầu phiên cuối tuần 4/12 giảm mạnh sau khi OPEC quyết định giữ nguyên mức sản lượng hiện tại bất chấp tình trạng thừa cung toàn cầu.

Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 1/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 1,11 USD, tương đương 2,7%, xuống 39,97 USD/thùng. Cả tuần giá giảm 4,2%.

Giá dầu Brent giao tháng 1/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 84 cent, hay 1,9%, xuống 43 USD/thùng. Cả tuần giá giảm 4,1%.

Những tác nhân tác động tới giá cao su tuần tới:
Tâm điểm chính của thị trường giờ đây vẫn là phiên họp chính sách Fed diễn ra ngày 15-16/12 khi hầu hết giới đầu tư và chuyên gia đều dự đoán Fed sẽ nâng lãi suất lần đầu tiên trong gần một thập kỷ.

Trong những tuần gần đây, giá dầu dao động quanh mốc 40 USD/thùng do lo ngại về tình trạng cung vượt cầu trên thị trường toàn cầu - nguyên nhân đã khiến giá dầu lao dốc trong năm 2014. Sản lượng dầu thô của OPEC liên tục tăng trong thời gian qua khi các thành viên nội Khối tranh giành thị phần, trong khi các nước ngoài OPEC, kể cả Nga và Mỹ, tiếp tục giữ nguyên sản lượng bất chấp giá giảm.

Bên cạnh đó, USD tăng so với các đồng tiền chủ chốt sau số liệu việc làm phi nông nghiệp tháng 11 của Mỹ tốt hơn dự đoán, gia tăng áp lực lên giá dầu.

Những thông tin trên sẽ tiếp tục tác động xấu lên giá cao su trong tuần tới.

Tổng hợp tin tức từ Reuter - Bangkok, Reuter - Tokyo, http://www.bloomberg.com, http://www.thainr.com , www.thitruongcaosu.net. http://www.vra.com.vn/ 

Phòng KDXNK